Phƣơng tiện vận chuyển, nông ngƣ cụ và đồ dùng sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 54 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Văn hoá vật chất truyền thống trong xã hội hiện đại

2.2.4 Phƣơng tiện vận chuyển, nông ngƣ cụ và đồ dùng sinh hoạt

Phương thức canh tác ruộng nước đã quy định địa bàn sinh sống của người Thái là những thung lũng ven sông, suối. Sự đa dạng về mặt địa hình cũng đồng thời tạo ra các hình thức vận chuyển khác nhau, tương ứng với mỗi dạng địa hình nhất định.

Thuyền của người Thái gồm có thuyền đi én và thuyền độc mộc. Thuyền đi én có hai mũi thuyền vươn cao, nhọn và cong như hình đi én. Lịng thuyền rộng và sâu, thường chở người và hàng hố qua sơng. Thuyền độc mộc đơn giản hơn, chỉ gồm một nửa thân gỗ kht rỗng, lịng thuyền hẹp và nơng, hai đầu mũi thuyền thấp. Thuyền được dùng chủ yếu cho việc đánh bắt cá trên sông. Cả hai loại thuyền trên đều có kích thước rất dài, có khi tới 10 m. Di chuyển trên cạn, người Thái và dùng thêm sọt, quang gánh hay ép đeo để đi nương. Sọt và ép là sản phẩm đan lát của người đàn ơng Thái. Sọt có hai loại: loại dùng đòn gánh trực tiếp xiên qua sợi là sọt đan mắt cáo thưa, sọt có quai để xiên quanh gánh, lại đan mắt dầy, khít, kiểu đan lóng đơi hay lóng mốt. Quang gánh là một thanh gỗ, tre bất kỳ, vát nhẵn, dài trên 1m. Người Thái có thói quen gánh lệch vai, tức là chỉ dùng địn gánh và một sọt khơng quai, khoảng cách từ sọt đến vị trí vai tiếp xúc với địn gánh cách nhau khá xa. Khi gánh cả hai sọt, họ sử dụng loại sọt có quai ngắn, sát với mấu địn gánh. Vì vậy, đồng bào chỉ sử dụng sọt và địn gánh khi vận chuyển những vật nhẹ như thóc, gạo, cỏ khô, bông v.v... Khi phải vận chuyển những vật nặng như gỗ, củi người ta vác trên vai hoặc luồn quanh gánh trực tiếp vào bó củi rồi gánh hoặc dùng dây buộc rồi kéo lê khúc gỗ trên mặt đất.

Ép đeo đi nương là một loại giỏ đan khít, miệng hẹp, hình bầu dục, thóp lại ở

giữa thân, phình to dưới đáy, được luồn dây qua miệng ép và buộc ngang thắt lưng

52

Chiếc túi (thung) là vật dụng quan trọng với phụ nữ Thái. Túi dệt bằng vải bơng, hình chữ nhật, quai túi khâu hai bên, kéo dài ở đáy túi, tạo thành chùm tua rua nhiều màu. Túi được thêu hoa văn cách điệu hình quả trám to nhỏ lồng vào nhau, với ba màu chủ đạo: xanh, đen, đỏ. Phụ nữ Thái thường đeo túi mỗi khi đi chơi, đi hội, về thăm ông bà ngoại hay đi chợ. Chiếc túi không chỉ dùng để đựng tư trang cá nhân mà cịn là vật trang trí hết sức duyên dáng của người phụ nữ. Trẻ em cũng dùng túi này để đựng sách vở đến trường.

Hiện nay, phương tiện đi lại và vận chuyển chủ yếu cua người dân trong bản là xe đạp và xe máy, có thêm xe kéo sử dụng sức động vật như trâu, bò vv…

Công cụ canh tác ruộng nước của người Thái tương tự như người Kinh với chiếc cuốc (cuốc vông và cuốc bướm), cày kim loại và bừa tay bằng gỗ, liềm và dao quắm. Cuốc, xẻng rất có tác dụng với việc đào mương, làm phai dẫn nước vào ruộng, còn cuốc bướm và dao quắm sử dụng cho hoạt động đi rừng và canh tác những thửa ruộng chân núi.

Do sinh sống gần những con sông, ngọn suối nên đánh bắt cá trở thành hoạt động tất yếu, thậm chí có ý nghĩa rất linh thiêng với người Thái,công cụ đánh bắt rất đơn giản, bao gồm những công cụ tự làm và công cụ trao đổi với các tộc người khác. Đó đơm cá (say) là sản phẩm đan lát của người đàn ơng. Đó hình trụ trịn, miệng loe, thắt lại ở giữa, đan lóng mốt, mắt nhỏ, khít. Người ta thường đắp đất, be bờ giữa một đoạn suối nhỏ ngăn dịng chảy rồi đặt đó ở đó để chặn cá. Phụ nữ thường sử dụng phương thức này, đàn ông chủ yếu dùng chài, lưới (he) và thuyền để đánh cá trên sông Đà. Người đàn ông Thái rất khéo léo khi tạo ra những chiếc giỏ đựng cá (muông pa) nhiều kích thước, kiểu dáng khác nhau. Mng pa to có hình quả bầu, mng pa nhỏ có hình quả nhót, cong và nhỏ dần ở phần đáy, khác với muông pa to thắt lại ở giữa và phình to dưới đáy.

Do kinh tế ổn định, đời sống vật chất khá đầy đủ nên đồ dùng sinh hoạt trong gia đình người Thái trắng rất phong phú. Họ là cư dân được biết đến như là chủ nhân của những chiếc đệm, gối làm từ bơng lau, chăn bơng hay chiếu cót. Đệm (xứa) dài từ 1,6 -

53

1,8 m, rộng 60 - 80 cm, dày từ 10 - 15 cm. Vỏ đệm làm từ vải thô kẻ ka rô, vỏ chăn chiên, ruột được nhồi cỏ bơng lau khơ. Chăn (phà) có kích thước rộng hơn đệm, được nhồi thật nhiều bông bên trong (từ 5-7 kg), vỏ chăn bằng vải lanh trắng hoặc vỏ chăn chiên đồng bào mùa ở chợ. Với chiếc gối ( mon), người Thái trắng lại có một thái độ ứng xử đặc biệt. Gối của người Thái trắng bao giờ cũng có hai mặt gối, mỗi mặt dày khoảng 3-5 cm, gập vào nhau để tạo thành một chiếc gối hoàn chỉnh. Hai bên thành gối là những hoa văn thêu hình bơng hoa (lng pó), nếu khơng thêu hoa, người phụ nữ có thể đắp vào đó một miếng vải kẻ ka rơ. Ngày thường, người Thái rất kiêng chỉ dùng một nửa gối, bởi họ quan niệm, chỉ khi chết, chiếc gối mới được tách làm đôi, một nửa bỏ vào quan tài, nửa kia để trên nhà mồ làm của hồi môn cho người chết.

Nguồn nguyên liệu chính để làm gối, chăn, đệm của người Thái chính là bơng. Đồng bào có truyền thống trồng bơng, xe bơng, làm chăn và dệt vải. Vì thế, ở bất cứ ngơi nhà nào trong bản cũng không thể thiếu bộ khung dệt với các công cụ chế tác và xử lý bông.

Cán bông (ỉn phái): ỉn phái được làm hồn tồn từ gỗ , có tác dụng tách hạt bơng ra khỏi quả, gồm một giá đỡ đóng vào chân gỗ hình chữ T, hai múi gỗ ép bông nối với tay quay và một tấm vải hứng bông. Khi điều khiển tay quay, hai mũi gỗ xoay ngược chiều với nhau ép cho hạt bông rơi ra, bông trắng theo tấm vải hứng bơng rơi ra ngồi.

Bật bơng (coong phái): Bật bơng gồm có một cần làm từ dây mây, thon ở hai đầu, phình to ở giữa, dây nối hai đầu cần làm từ dây gai. Bật bơng có cơng dụng làm cho bơng tơi và bung

Quấn bông (lọ phải): Lọ phải là một que nhỏ tiết diện trịn được cắm trên một miếng gỗ hình chữ nhật. Người ta trải bơng lên trên mặt gỗ rồi dùng que lăn cho bông quấn vào thân que, khi rút que ra, họ được một con bông.

Xe sợi (xng nay): Xng nay gồm có guồng quay và suốt cuốn sợi được đặt trên hai đầu của một giá đỡ, các bộ phận này được nối với nhau bởi một sợi dây.

54

Khoảng cách giữa guồng quay và suốt cuốn sợi phù hợp với kích thước bàn tay của người sử dụng. Sợi bông to hay nhỏ phụ thuộc vào suốt cuốn sợi.

Ngồi các cơng cụ nói trên, người Thái cịn sử dụng một số cộng cụ phụ trợ khác cho việc chế biến bông thành từng con và sợi riêng biệt để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Để dệt vải, người Thái sử dụng chiếc khung cửi (me hục) thơ sơ làm từ gỗ. Khung cửi hình chữ nhật, dài từ 1,8 - 2 m, rộng hơn 1 m, cao chừng 1,5 m, có 4 chân đỡ và các bộ phận tách rời như ghế ngồi (pèn ti), thanh cuốn sợi (xà pặn), go giật (kháu phừm), bàn đạp (tin nhăm), thanh luồn sợi (máy khuẩy xi) vv...Hiện nay trong bản, hầu như khơng cịn nhà nào có khung dệt, thay vào đó là máy khâu các loại. Máy khâu là vật dụng người Thái trao đổi bằng thóc, gạo, trâu...hay bằng tiền với các tộc người khác, họ sử dụng nó để may áo, váy, túi, vỏ chăn, gối...và các vật dụng cần thiết khác. Ngày nay, nghề trồng bơng dệt vải chỉ cịn duy trì trong vài gia đình, người phụ nữ mua vải, tự may lấy quần áo cho gia đình.

Đồ dùng phục vụ cho việc nấu nướng và ăn uống khá đa dạng, phần lớn là các sản phẩm đan lát của người đàn ông như rá vo gạo, ép đựng cơm, mâm đựng cơm nếp. Ngày nay, phần lớn đồng bào đều sử dụng những vật dụng chế biến lương thực, thực phẩm và nấu nướng như của người Kinh: giá nhựa, bát sứ, muôi và nồi bằng kim loại, nồi cơm điện, thậm chí có thêm tủ lạnh, tủ đá, bình lọc nước, bình nóng lạnh, v.v… Ngồi ra, vật dụng quen thuộc trong những gia đình của các cặp vợ chồng trẻ cịn có chiếc nơi, địu trẻ em và những phương tiện giải trí hiện đại như ti vi, đài, đẫu đĩa v.v...

Nhạc cụ người Thái có các loại sáo ngắn, sáo dài, đàn tính tẩu, đàn nhị, đàn bầu, v.v … nhưng hầu như đã thất lạc. Người dân trong bản từ lâu khơng cịn sử dụng đến nhạc cụ truyền thống nữa.

Tiểu kết chương 2

Trong mối quan hệ qua lại, giao lưu thường xuyên giữa người Thái và các tộc người khác – trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là văn hóa của người Kinh, đặc biệt

55

trong vài ba thập kỷ trở lại đây khiến cho sự “Kinh hoá” thể hiện qua các dạng thức của văn hoá vật chất mà trang phục là một ví dụ điển hình, đang làm cho người Thái nói riêng ngày càng có xu hướng mặc giống người Kinh, nhất là những người ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Bên cạnh đó, cơng cuộc đổi mới đang làm cho tốc độ tiếp biến văn hoá nhanh hơn. Nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc khép kín giờ đang chuyển dần thành nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố với vị trí của kinh tế hộ gia đình đang được khẳng định. Những ngơi nhà của đồng bào trước đây lợp gianh, lợp lá đang dần dần được thay thế bằng nhà mái ngói, mái bê tơng, tấm lợp bằng tơn... Cây lúa tẻ đang thay thế cây lúa nếp, “lệ bản, lệ mường” cũng đang từng bước “hợp nhất” với luật pháp của nhà nước.v.v... Người Thái ở đây không khước từ văn hố tiến bộ từ bên ngồi, đồng thời không ngần ngại loại bỏ những văn hố khơng phù hợp với thời đại, song họ ý thức rất cao trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

55

CHƢƠNG 3:

NHỮNG NÉT VĂN HÓA TINH THẦN HIỆN DIỆN QUA CON MẮT CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)