Mƣờng – Tổ chức xã hội truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.1 Mƣờng – Tổ chức xã hội truyền thống

Trong q trình khảo sát, chúng tơi có hỏi người dân địa phương về nguồn gốc cư trú của đồng bào Thái ở đây, ông Quàng Văn Hỏi năm nay đã 74 tuổi ở bản Muôn A cho biết “Người Thái chúng tôi đến đây từ bao giờ, tôi cũng khơng rõ lắm.

Chỉ biết những người đi trước có nói rằng nguồn gốc chúng tơi ở vùng Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ngày nay”. Cũng với câu hỏi đó, ơng Lị Văn Tịng, 60 tuổi ở bản Canh

nói một cách chắc chắn hơn “Tôi biết tổ tiên chúng tôi vốn ở dưới vùng Văn Chấn

lên đây. Tôi không biết được mấy đời rồi nhưng tôi vẫn được bố tôi trước đây kể cho nghe như vậy”. Do những căn cứ đó, chúng tơi tạm thời xác định nguồn gốc cư

trú của người Thái ở xã Mường Sại bắt nguồn từ cuộc chinh phục vùng Tây Bắc của tù trưởng Lạng Chượng.

Nằm trong dòng lịch sử chung của Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám, quan hệ xã hội các dân tộc ít người ở miền Bắc nói chung và ở Mường Sại nói riêng bị chi phối bởi quan hệ thực dân phong kiến. Đối với xã hội Thái nói riêng nó bị quy định bởi đặc trưng của chế độ phìa tạo. Ở bản Khoan cũng như các bản khác ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, dòng họ Lò, Cầm và Bạc là hai dịng họ q tộc nhiều đời làm phìa tạo. Còn các dòng họ khác như họ Là, họ Lường, họ Lù, họ Quàng, họ Ngần, họ Mè, họ Tòng là những dịng họ bình dân dưới sự quản lý của hai dòng họ trên.

Tổ chức xã hội Mường, hay Mường Sại nói riêng cịn là tổ chức xã hội đa tộc người. Do đặc trưng cư trú xen kẽ lâu đời, do vị trí địa lý nằm ở trục di dân nên từ thời cổ đại thành phần cư dân của Việt Nam đã khơng thuần nhất. Tình hình đó tạo nên bộ mặt phân bố dân cư cài răng lược giữa người Thái, Hmông, La Ha, Kinh, v.v... khiến cho quyền chiếm hữu tuyệt đối một vùng đất nào đó để hình thành nên một lãnh thổ tộc người riêng là rất khơng rõ ràng. Vì vậy tổ chức xã hội của người

84

Thái nhìn chung được vận hành chung trong tổ chức xã hội bản - mường, đây là đơn vị quần cư bền vững có ranh giới.

Nằm trong bộ máy thống trị của chế độ phìa tạo ở mỗi bản người Thái thường có một người đứng đầu gọi là Khun cai. Giúp việc Khun cai có Khun tang

và Khun téng. Khun tang là người thay mặt Khun cai chịu trách nhiệm trực tiếp đôn đốc việc làm cuông và pụa cho phìa tạo, Khun téng chịu trách nhiệm việc trị an ở

trong bản. Ba chức này có nơi do chính quyền phìa tạo chỉ định cũng có nơi do dân cử, nhưng phải được chính quyền phìa tạo chấp thuận. Theo luật tục Thái, Khun cai, Khun tang, Khun téng được chia ruộng công gọi là ná bớt (ruộng dành cho chức

dịch).

Theo Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn "Sơ lược giới thiệu các

nhóm ngơn ngữ Tày, Nùng Thái ở Việt Nam" có viết: Trong mỗi lãnh địa thường có

nhiều mường bao gồm một mường trung tâm và nhiều mường phụ thuộc. Lãnh chúa cai quản toàn bộ lãnh địa, đồng thời trực tiếp cai quản mường trung tâm, phân phong cho con cháu họ hàng hay chân tay của mình trơng nom các mường phụ thuộc. Mường trung tâm có thể coi là nơi trung tâm, văn hố, chính trị trong lãnh địa. Bộ máy thống trị lãnh địa thường đóng ở đó. Các hội hè, tế lễ, chợ búa, các cuộc vui chơi cũng tổ chức ở đấy. Mỗi lãnh địa có một nền kinh tế tự cấp, tự túc, có luật lệ riêng, quan thuế riêng bên cạnh luật lệ, quan thuế của triều đình trung ương.

Trong một lãnh địa, xã hội phân chia thành hai giai cấp rõ rệt trong đó, mỗi giai cấp lại chia thành nhiều đẳng cấp: 1/Giai cấp phong kiến quí tộc bao gồm chúa đất, dòng họ chúa, các chức dịch thượng đẳng cha truyền con nối, ăn bám vào sức lao động của nhân dân. Đó là giai cấp thống trị; 2/Giai cấp nông dân bao gồm những nông dân tự do, một số chức dịch hạ đẳng, những nông dân làm cuông nhốc và những gia nơ: cơn hươn. Đó là giai cấp bị trị.

Như vậy, chúng ta có thể hình dung ra kết cấu xã hội của người Thái truyền thống nói chung. Về khu vực địa lý hành chính thì lớn nhất là lãnh địa do một lãnh

85

chúa cai quản. Lãnh địa chia làm nhiều mường nhỏ hơn. Trong một mường lại chia thành nhiều bản. Bản là đơn vị hành chính nhỏ nhất của xã hội người Thái.

Bản là đơn vị xã hội đảm nhiệm chức năng văn hoá, là chỗ dựa kinh tế- xã hội thực sự cho mỗi gia đình hạt nhân. Các gia đình trong bản khi có việc mừng như sinh con, cưới xin, làm nhà mới, thờ cúng tổ tiên v.v... đều được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng bản.

Người đứng đầu các mường (chẩu mường) thường là những người có nguồn gốc quý tộc với các họ: Lị, Bạc Cầm, Điêu, Hồng là những người có cơng lập bản, lập mường, xây dựng và bảo vệ mảnh đất của cả mường. Sự chuyển giao quyền lực theo hướng cha truyền con nối.

Mường là tổ chức xã hội tập hợp nhiều bản trên cùng một lãnh thổ nhất định và có thành phần cư dân thuần nhất hoặc khơng thuần nhất. Mường cịn là một cơ cấu có chức năng chính quyền. Mường có vùng đất riêng với ranh giới rõ ràng và vùng đất có tên là “đất mường”. Mường là một cơ cấu tổ chức kinh tế - xã hội. Các đơn vị hành chính các cấp trong phạm vi mường đều có chức năng và trách nhiệm quản lý ruộng và đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)