5. Kết cấu của luận văn
3.3 Nghi lễ vòng đời
3.3.1 Những nghi lễ trong sinh đẻ
Sinh sống ở vùng núi Tây Bắc từ bao đời, người Thái đã có những quy định tập tục riêng với người phụ nữ mang thai hay sinh con. Khi người phụ nữ mang thai (Dá da) thì tuỳ theo sức khỏe họ vẫn đi làm bình thường. Họ có những kiêng kị riêng như cấm giết rắn vì sợ sau này sinh ra, con cũng sẽ lè lưỡi như con rắn. Đồng bào kiêng nhất là người phụ nữ mang thai không được bước qua đòn gánh, đặc biệt là bước qua đầu đòn gánh và mang đòn gánh trên vai vì sợ khi vượt cạn sẽ khó khăn. Họ cũng kiêng ăn thịt những con vật đang có chửa vì sợ ảnh hưởng đến con mình. Khi mang thai họ khơng bao giờ đến rừng ma của bản, những đứa trẻ trong bản bị chết, người phụ nữ mang thai ấy cũng khơng được đến vì sau này sợ con họ bắt chước. Khi sinh con họ kiêng không cho người lạ, người khơng phải bản mình và những người say rượu đến nhà. Họ quan niệm những vía lạ sẽ tác động xấu tới đứa trẻ. Như người say rượu đến, con mình sau này cũng sẽ nghiện rượu. Nếu vía xấu đến, đứa trẻ sinh ra hồn và vía cịn yếu dễ bị bắt đi. Khi người phụ nữ sinh con
67
nếu khó khăn, người nhà phải mang chiếc áo của người phụ nữ đó tới nhà thầy bói, nhờ thầy bói xem con ma nào làm hại. Tuỳ thầy bói cho biết, đó là ma rừng hay ma suối làm hại thì người chồng phải làm lễ cúng tế ở một gốc cây to hay nguồn nước, dòng suối của bản. Người chồng sẽ bắt một con vịt đem cúng tại đó và xin ma đừng làm hại tới vợ và con mình, xin cho sinh đẻ may mắn.
Trước đây do người phụ nữ trong lúc mang thai vẫn phải đi làm bình thường cho nên việc sinh đẻ ngay tại nương rẫy hay trên đường đi làm về vẫn xảy ra thường xun. Sau khi sinh xong nếu “mẹ trịn con vng”, người phụ nữ được đưa ngay về nhà. Họ cũng không phải làm lễ cúng tại nơi sinh đó. Nếu trong lúc sinh người phụ nữ chẳng may bị chết thì các nghi thức tang ma vẫn tổ chức bình thường và đứa trẻ vẫn được nuôi khôn lớn. Thông thường khi sinh người đỡ đẻ là mẹ vợ, chỉ khi nào trường hợp đỡ khó mới nhờ đến bà đỡ. Bà đỡ là một người có kinh nghiệm đỡ đẻ ở bản, cũng có khi là đàn ơng.
Sau khi sinh con, người sản phụ và đứa trẻ được làm buồng riêng ngay cạnh bếp. Sau một thời gian nhất định người phụ nữ được trở về buồng của mình. Ngay sau khi sinh, người chồng sẽ làm một "ban ta liêu" cắm trước cửa nhà mình với ngụ ý báo cho mợi người biết nhà mình có người vừa sinh. Ban ta liêu thường được đan mắt cáo bằng tre nứa hoặc ba nhánh cúc tần (co nát) cùng ba nhánh cà gai (mak quạnh) để không cho ma xấu, đặc biệt là ma cà rồng đến. Khi nào cành cây xanh đó héo đi (thường khoảng 3 ngày) thì người lạ mới được phép lên nhà. Khi đẻ rồi, người con dâu và con rể không được bước và gian thờ cúng tổ tiên vì khi đó họ đã dính bẩn, bước vào sẽ bị ma nhà trách mắng.
Nhau thai là thứ kiêng kị nhất đối với đứa trẻ. Sau khi nhau thai ra hết người chồng trực tiếp gói vào lá và đem vào rừng chôn mà không cho ai biết. Nhau thai thường được chơn xa nhà, những chỗ khơng có người qua lại và chôn rất sâu, tránh cho việc thú rừng đào bới ăn mất. Vì họ quan niệm nếu nhau thai bị ăn mất thì đứa trẻ sẽ bị chết. Sau khi nhau thai được chơn, vỏ lá gói nhau thai sẽ được treo lên cành cây nơi đoạn đường có nhiều người qua lại.
68
Cuống rốn (do bà ngoại cắt) cuống rốn của đứa trẻ được giữ lại. Sau khi phơi khơ cuống rốn đứa bé đầu lịng được cất vào đáy tủ của nhà. Sau khi sinh đứa bé thứ hai cuốn rốn ấy tiếp tục được phơi khô và được buộc với cuống rốn của đứa bé đầu. Cứ tiếp tục buộc các cuống rốn ấy lại với ngụ ý khi lớn lên những đứa trẻ ấy sẽ đoàn kết với nhau, anh em sống hoà thuận.
Lễ đặt tên (Dụ chư): Sau khi sinh khoảng một tháng, gia đình sẽ đặt tên cho
đứa bé. Gia đình sẽ chọn một ngày tốt nhất (thường là một ngày đẹp trời, tránh những ngày mất của những người thân trong gia đình trước đó). Một bữa cơm được làm mời anh em trong họ đến dự. Trong bữa cơm thân mật ấy mọi người cùng đặt cho đứa trẻ. Mỗi người đưa ra một tên mà mình thích. Đến cuối bữa cơm, tên nào được nhiều ý kiến nhất, được bố đứa bé thích nhất sẽ được đặt cho đứa bé. Khi đặt tên không cần phải làm lễ thông báo đến tổ tiên cũng như không được bế đứa bé ra trước gian thờ của nhà. Sau khi đứa trẻ sinh được 10 ngày, người mẹ sẽ hái các thứ lá rừng tắm cho đứa bé. Khi sinh ra, đứa bé khơng phải kiêng kị gì. Nếu đứa trẻ bị đau ốm, người bố (mẹ) đứa bé sẽ mang quả trứng, cái áo của đứa bé đến thầy bói. Thầy bói sẽ cầm que chỉ vào cái áo và hỏi xem ma muốn ăn gì? Sau đó thầy bói sẽ mời ma đến ăn thứ ma muốn ăn. Khi đi cúng gia đình sẽ kiêng cúng vào ngày đứa trẻ sinh ra và ngày mất của những người thân trong gia đình. Nếu đi cúng vào những ngày đó, hồn ma sẽ cịn ở nhà mà khơng đến ăn đồ. Những nghi thức đó bây giờ đã khơng cịn hoặc cịn rất ít, có khi chỉ mang tính chất hình thức hoặc lưu ảnh còn lại. Với sự phát triển của hệ thống y tế bản, trạm xá thì đồng bào đã có sự hiểu biết và ý thức trong việc sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Người Thái khơng có sự phân biệt sinh con trai hay con gái. Điều đó thể hiện một sự bình đẳng giới trong cộng đồng. Đứa bé sinh ra được chăm sóc hết sức cẩn thận. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Khi gia đình có thêm đứa trẻ người bố sẽ treo một chiếc giỏ và đục thêm một lỗ vào thanh gỗ treo trong gian thờ tổ tiên. Lễ này được tổ chức vào dịp tết khi gia đình tiến hành sửa sang gian thờ. Khi đứa trẻ lớn lên, khi bắt đầu đến tuổi làm được việc đồng áng thì sẽ được cơng nhận là người
69
trưởng thành. Người Thái khơng có tục lệ làm lễ thành đinh cho người bước vào độ tuổi trưởng thành như một số tộc người khác. Khi đến tuổi trưởng thành, thanh niên được tự do đi lại tìm hiểu.
Con gái khi lên 13, con trai 15 tuổi thường làm lễ nhuộm răng đen. Cách thức tiến hành nhuộm răng như sau: Người ta lấy cây “mạy cù” hoặc cây “dòng dành” mọc ở trên đá, đốt lên lấy khói hơ vào một miếng mai làm bằng sắt thành giọt nước bồ hóng. Sau đó người ta lấy ngón tay miết giọt nước bồ hóng trên mai tra vào răng. Tuy vậy nhuộm theo cách này khơng được lâu và chóng phai. Khoảng 2 đến 3 ngày phải nhuộm lại một lần. Khi đó nhuộm lại vẫn theo cách đó nhưng khơng cần phải thực hiện nghi thức như cũ. Đến nay, tục nhuộm răng khơng cịn nữa do nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng nhất là sự du nhập những yếu tố văn hóa mới làm xóa mờ yếu tố văn hóa truyền thống.
Đồng bào Thái cũng có tục ăn trầu. Như nhiều nơi trên đất nước ta, miếng trầu, quả cau, một chút vôi là thứ không thể thiếu. Trầu cau cũng được sử dụng trong đám cưới hỏi như một vật quan trọng.