Thế giới quan Nhân sinh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 59 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.1 Thế giới quan Nhân sinh quan

Thế giới quan – Nhân sinh quan của người Thái được mô tả ở chương này thể hiện quan điểm của người dân về thế giới và quan điểm về tâm linh, đồng thời thể hiện cách sống, cách đối xử trong cuộc sống giữa con người với con người.

Trong quan niệm của người Thái ở bản Khoan, xã Mường Sại có các loại ma, như: ma rừng (phai pá), ma suối (phi ngựa, phi húng), ma tổ tiên (phi hoóng), ma bản (phi bản), v.v… Trong đó ma rừng, ma suối là các ma dữ, còn ma bản và ma tổ tiên là ma lành. Ma bản rất ít khi gặp cịn ma tổ tiên nhà mình được coi trọng vì tổ tiên ln phù hộ cho gia đình mình. Họ có cách nghĩ rằng: Nếu mình khơng phạm đến các ma thì các ma cũng khơng làm gì hại mình cả.

Ma rừng (phi pá): Ma rừng thường trú ngụ ở các khu rừng rậm, có thể ngay gần bản, cũng có khi ma rừng sống trong thân cây to. Nếu người dân làm nương hay phát rẫy gần chỗ nó trú ngụ sẽ bị ma rừng làm hại. Khi đó, người ốm mang chiếc áo của mình đến nhờ thầy bói cho biết ma nào làm hại mình và ma địi ăn gì. Sau đó, người ốm mang lễ vật ma địi ăn đến nhờ thầy cúng cúng cho ma rừng ăn.

Ma suối (phi ngựa, phi húng): Gần nơi cư dân làm nương rẫy hay canh tác có một nguồn nước chảy(có khi chỉ là một mạch nước nhỏ); hoặc khi vào rừng hái củi, săn bắn hoặc đào ao, mương về ốm. Trong quan niệm của người dân, đó là do ma suối làm hại. Phương cách cúng cũng giống như cúng cho ma rừng ăn vậy.

Những quan niệm và nghi thức cúng các ma là những tín ngưỡng phong tục tâm linh tự ngàn đời nay, cũng là một sự an tâm trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào. Khi mà con người cảm thấy quá nhỏ bé trước thiên nhiên và không thể lý giải được những hiện tượng tự nhiên đó.

56

Người Thái ở đây không thờ cúng riêng cho các loại ma ấy, ngoại trừ ma tổ tiên nhà mình. Các gia đình đều dành riêng một gian nhà để thờ cúng tổ tiên. Mọi người ln có sự tơn trọng đối với tổ tiên nhà mình. Và gian thờ cúng tổ tiên ấy rất quan trọng nên họ đặt ra những qui định nghiêm ngặt với những người trong gia đình, như con dâu khơng được đặt chân vào gian thờ hay khi vợ đẻ, người chồng cũng không được lại gần gian thờ.

Người Thái cho rằng vũ trụ gồm ba tầng, đó là: Thế giới tầng trời, thế giới tầng đất - nơi con người ở và thế giới hồn ma – cư trú ở các nghĩa địa. Trong các tầng ấy, tầng nào cũng có thần linh, ma quỉ và tổ tiên người sống. Đồng bào khơng có sự phân biệt giữa các tầng ấy. Điều ấy cho thấy sự đơn giản hoá các quan niệm tín ngưỡng của người Thái. Khái niệm về các vị thần linh, thần thánh đối với họ là một khái niệm chung, cùng để chỉ một lực lượng siêu nhiên có những sức mạnh siêu nhiên chi phối đến cuộc sống con người. Trong cuộc sống lao động sản xuất, khi họ không tác động đến các thần, ma thì thần thánh, ma quỉ khơng làm hại đến mình.

Người Thái có quan niệm, tín ngưỡng riêng của mình, trong một năm họ có những ngày lễ riêng, có thể kể đến các lễ cúng:

Lễ cúng tổ tiên được làm tại gian thờ của nhà, 10 ngày làm một lần. Lễ vật

trong lễ cúng là mâm cơm trong đó thường có một quả trứng, một bát cơm, thịt khô,cá nướng, một nắm đũa (thú), cũng có thể chỉ hai đơi đũa, hai chén rượu (lẩu). Nếu nhà nào có điều kiện có thể mổ gà, vịt. Những đồ cúng ấy đều được chuẩn bị trước đó. Khi chõ cơm xơi đặt quả trứng, cá nướng, thịt khô vào với ngụ ý chúng sẽ hấp thụ hơi cơm. Như vậy ơng bà mình mới được hưởng. Một ngày người nhà sẽ đặt hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Khi đặt mâm cơm vào gian thờ tổ tiên, người chủ gia đình sẽ khấn mời ơng bà mình về hưởng. Ngày trước khi chưa có hương thắp thì mọi người trong gia đình chờ một lúc có thể hạ mâm để ăn.

Tục thờ thổ công: Ngôi nhà thờ thổ công là nhà đất hoặc nhà sàn thấp đặt ở trước

hoặc sau nhà ở. Ngơi nhà này chỉ làm 1 mái, có diện tích nhỏ vừa đủ để mâm cơm cúng. Trong ngơi nhà đặt một hịn đá vẽ hình người, tượng trưng cho thổ công. Việc thờ cúng

57

thổ công thể hiện ý nghĩa tâm linh cầu mong sự phù hộ của thổ công, bảo vệ, ngăn chặn tà ma, những điều rủi ro, phù hộ độ trì cho đất đai và gia đình gia chủ. Lễ cúng gồm có: 2 bát cơm, 1 đĩa muối, 5 chén rượu, 5 đôi đũa, 1 đĩa trầu cau, 2 bát nước canh, 1 bát nước lã, gà hoặc cá. Khi cúng, gia chủ sẽ mời 2 bậc: chủ đất (thổ công), ma quỷ và chủ cai quản vật nuôi trong nhà. Lễ cúng được sắp vào những ngày lễ tết, động thổ, có vật ni mới hoặc gia đình có người ốm đau. Ngày nay tục thờ này cũng khơng cịn.

Lễ thay bàn thờ: họ thường tổ chức lễ thay bàn thờ tổ tiên vào ngày 27, 28

tết. Trước hôm thay bàn thờ, người chủ nhà phải tổ chức lễ cúng tổ tiên để thơng báo việc mình làm (những ngày thường trong năm người Thái không bao giờ sửa hay thay thế bàn thờ tổ tiên của mình). Trong lễ cúng thường mổ gà, vịt, lợn. Nếu khơng có lợn thì chủ nhà phải báo cáo và xin khất, khi nào có sẽ làm bù. Đó là điều bắt buộc. Khi thay bàn thờ hay sửa phải mang những đồ thay thế đem hóa (đốt) hoặc để nơi sạch sẽ trong nhà.

Ngoài ra người Thái cũng tổ chức lễ cúng rằm, mùng một tết, mồng hai, tết thanh minh hàng năm.

Lễ xên bản: Lễ cúng xên bản được quy định theo từng bản, từng bản làm

riêng. Tuỳ theo điều kiện của từng bản, nếu có điều kiện thì sẽ làm. Cịn nếu khơng có điều kiện làm cũng khơng sao, ở xã Mường Sại, nghi lễ này không bắt buộc phải làm. Lễ xên bản được tổ chức cạnh bờ suối Muội, thường là ngã ba sông nơi mà suối Muội đổ vào sông Đà. Lễ xên bản thường tổ chức vào tháng 10, tháng 11 khi mà việc mùa màng đồng áng đã xong về cơ bản. Trong bản sẽ tổ chức chọn ra một con trâu (trâu khơng được già q hoạc vẫn cịn nhỏ). Theo kinh nghiệm chọn trâu của mọi người, con trâu đó vừa nhú sừng bằng khoảng một nắm tay. Thầy cúng được bản chọn ra để chủ trì lễ cúng (gồm một mo trưởng và một mo phó). Trong lễ cúng, con trâu được mổ ra chế biến thành các món ăn chín. Sau khi cúng xong những người tham gia (mỗi gia đình một người khơng phân biệt phụ nữ hay đàn ông) được chia thịt trâu tổ chức ăn uống tại chỗ. Thịt thừa ở bữa ăn phải vứt bỏ hết, không được mang về. Theo quan niệm của họ, nếu mang thịt đó về, cả nhà sẽ gặp

58

không gặp may trong năm và làm ăn không được mùa. Trong lễ xên bản có múa

Sạp, gõ Tăng bu. Lễ cúng xên bản là một tập tục cổ truyền của người Thái. Chúng tôi nhận thấy những nghi lễ trong q trình cúng mang tính chất tơn giáo. Ngồi ra, nó cịn nhằm củng cố mối liên kết của mọi cá nhân trong bản, cùng sự khẳng định tính địa vị của giai cấp quí tộc Thái ngày trước ở đây. Hiện nay lễ cúng xên bản đã khơng cịn, do đây là một nghi lễ khá phức tạp và tốn kém, do sự tuyên truyền của chính quyền địa phương. Thêm vào đó là sự đổi mới trong suy nghĩ và nhận thức của người dân ở đây.

Đối với một số dân tộc, hồn và vía là hai thành tố quan trọng, cùng với thể xác để tạo nên một thể hoàn chỉnh. Người Thái cũng có quan niệm như vậy. Họ quan niệm con người có ba mươi hồn, bốn mươi vía (xám xíp míng, xí xíp khn). Bốn hồn chính là hồn tay, hồn chân, hồn đầu, hồn tóc. Từ bốn hồn chính đó sẽ chia thành nhiều hồn nhỏ hơn nằm khắp trong các bộ phận của cơ thể. Khi con người bị đau ốm họ cho rằng một hồn nào đó đã rời bỏ cơ thể đi chơi, quên mất đường về. Khi đó phải làm lễ sửa hồn, gọi hồn về và buộc hồn ở lại. Trong các hồn đó, hồn trên đỉnh đầu (phi khuôn) là hồn quan trọng nhất. Khi phi khn rời bỏ cơ thể, người đó sẽ bị ốm, nếu bị ốm nặng có thể chết. Khi chết họ cho rằng hồn phải trở về với tổ tiên, chỗ ma nhà mình. Đầu tiên gia đình có người chết phải làm lễ tiễn hồn lên trời (mường Trời, mường Then). Hôm sau mới đi gọi hồn trở về chỗ mình chơn. Lần này là đã đưa hồn người chết về nhà lần thứ hai. Trong ngày đó, anh em, con cháu phải mổ lợn mổ gà cho tổ tiên mình, phải mời thầy cúng về để gọi hồn. Hồn người sau khi chết cũng gọi là Phi, theo quan niệm của người Thái hồn chết lên trời ở nơi tổ tiên, ở đó cuộc sống kéo dài hơn mấy trăm năm và làm ăn cũng dễ dàng hơn nhưng cũng vẫn bị ràng buộc bởi quan hệ xã hội như ở dưới trần. Mối quan hệ trời đã định sẵn, nên khi thờ cúng tổ tiên người Thái không quy định thờ đến đời thứ mấy. Những người đi trước họ cũng có một định nghĩa là “tổ tiên” hay “ma nhà”. Điều này thể hiện một cái nhìn " thực tế hóa " đối với thế giới tâm linh. Thế giới ấy cũng như thế giới của đồng bào đang sống, cũng sinh hoạt

59

kinh tế, phải làm ăn. Cho nên mới có tục lệ đặt một số đồ đạc (nồi , cuốc, rìu …) trên mộ người chết làm của hồi môn cho người chết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)