5. Kết cấu của luận văn
4.3 Gia đình – Hạt nhân của xã hội Thái
Trước đây ở người Thái tồn tại hai loại hình gia đình phổ biến: tiểu gia đình phụ hệ và đại gia đình phụ hệ. Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống và quan hệ hơn nhân. Hiện nay loại hình gia đình của người Thái là tiểu gia đình phụ quyền, trong gia đình, người đàn ơng đóng vai trị làm chủ.
87
Thiết chế tiểu gia đình phụ quyền đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong xã hội người Thái. Và thiết chế gia đình phụ quyền quy định tất cả các mối quan hệ dịng họ, gia đình và hơn nhân.
Đây là gia đình hạt nhân cố kết thành đơn vị kinh tế, đồng thời là tế bào xã hội, là hiện tượng phổ biến hiện nay.Theo truyền thống, gia đình Thái như thế được gắn với đồng ruộng và nương rẫy, trong đó việc sản xuất lúa đã trở thành trục chính để mọi hoạt động kinh tế khác: chăn nuôi, làm nghề phụ và săn bắn, hái lượm xoay quanh.
Tiểu gia đình phụ hệ Thái đến nay vẫn giữ những tập quán của mối quan hệ thân thuộc trong họ hàng. Khi hai cá thể nam - nữ đã thiết lập thành một tổ hợp gia đình (hươn) thì lập tức mỗi cá thể ấy sẽ hình thành cho mình một tập quán quan hệ ba chiều. Theo người Thái, mỗi chiều ấy là một họ mà thực chất là một nhóm thân thuộc tất nhiên họ có chung một tổ tiên (đẳm).
Tất cả các chị em gái khi đã đi lấy chồng thì coi các anh em trai ruột của mình đều nằm trong nhóm "Lúng ta" (họ của các ơng cậu - họ ngoại).
Khi người con trai đã lấy vợ đã đi làm rể thì những anh em cọc chèo, hợp thành nhóm thân thuộc gọi là "Nhinh xao" - họ của những người làm rể.
Trong quan hệ với các nhóm thân thuộc, thì quan hệ với nhóm lúng ta với gia đình người Thái rất được coi trọng. Bác, cậu là anh em của mẹ có vai trị quan trọng đối với các cơng việc của gia đình. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về "lúng ta" của người Thái. Trong quan hệ dòng họ người Thái, những người con trai bên họ vợ, bên họ mẹ gọi là "lúng ta". Đại diện cho “lúng ta” thường là ơng cậu. Vai trị của "lúng ta" rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân. Nhiều việc trong xã hội và trong gia đình là do ơng cậu dàn xếp và quyết định. Ví dụ như giải quyết những xích mích trong gia đình; đặt tên cho con; dựng vợ gả chồng; thừa kế, v.v… Khi gia đình có việc lớn cần có sự quyết định thì ý kiến của trưởng họ (Pú đẳm) thường là quyết định: việc cưới hỏi của các cháu, việc giả quyết mâu thuẫn vợ chồng…
88
Từ khảo sát thực tế tại các bản xã Mường Sại cho thấy, các gia đình trong bản chủ yếu là tiểu gia đình phụ hệ, phát triển theo hướng các cặp vợ chồng vốn trước đây là thành viên của gia đình lớn tách ra làm ăn kinh tế độc lập và có thể ở riêng biệt. Mỗi gia đình nhỏ này có từ 2-3 thế hệ, mỗi hộ gia đình dao động từ 3- 6 người, gồm các loại hình:
Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình.
Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng có con cái chưa xây dựng gia đình và có thêm bố mẹ chồng.
Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình sống cùng bố mẹ chồng và các em trai chồng.
Tiểu gia đình khơng trọn vẹn gồm chồng (hoặc vợ) cùng con cái chưa xây dựng gia đình.
Trong xã hội Thái, gia đình là một tế bào xã hội quan trọng với tính chất phụ quyền rõ rệt. Người chủ nhà ln nằm cạnh cột chính, bên cạnh bàn thờ tổ tiên và ma nhà. Sự phân biệt nam nữ trong gia đình cũng như trong cộng đồng được thể hiện rất rõ ràng: chỉ chủ nhà mới được cúng miếu, trước đây người phụ nữ không được tham dự lễ "xên bản", thầy mo nữ không được cúng "xên bản". Trong bữa cơm của người Thái, khi thịt gà họ để riêng một đĩa gồm có đầu gà, 2 cái chân, bộ gan của con gà và 2 chén rượu ở mâm cơm dành riêng cho chủ nhà biểu thị sự tơn kính vị trí đứng đầu của chủ nhà. Tuy vậy, người Thái rất tôn trọng phụ nữ và quý con cái. Trong gia đình các thành viên cùng nhau giúp đỡ chia sẻ trong cơng việc, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình vợ chồng hồ thuận, chung thuỷ cùng nhau ni dạy con cái. Ơng bà cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc và ni dưỡng , giáo dục con cháu, ngược lại con cháu phải kính trọng, vâng lời ơng bà cha mẹ. Trong gia đình người Thái chữ "hiếu" được đề cao. Nó thể hiện ở chỗ: Con cháu phải nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ và phải phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc về già. Về việc tổ chức sản xuất và phân cơng lao động trong gia đình theo ngun tắc giới và tuổi tác rõ rệt.
89
Người đàn ông khỏe mạnh thường đảm nhiệm công việc nặng nhọc liên quan tới quá trình làm ruộng, nương, làm nhà, chế tác công cụ sản xuất. Nữ giới cùng chia sẻ công việc với nam giới ở một số công việc trong canh tác ruộng nương: phát cây cỏ, chọn giống gieo hạt, làm cỏ, cấy lúa, v.v... Ngồi ra, người phụ nữ cịn đảm nhận việc nội trợ như: lấy nước, kiếm củi, giặt rũ, chăm sóc con cái. Trong thời điểm nơng nhàn họ cịn phải se sợi dệt vải để may quần áo và vào rừng hái lượm.
Trong gia đình, người già được q trọng và có vai trị khi quyết định những cơng việc quan trọng trong gia đình. Trong bản thì vai trị của người già được đề cao, họ là những người có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trong giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp trong bản.
Bản không những là đơn vị cư trú của gia đình có quan hệ thân tộc chằng chịt. Bản còn là đơn vị cơ sở của tổ chức Mường. Vùng đất đai xưa nay vẫn mang danh nghĩa của Mường trong đó đã phân ranh giới cho từng bản sở hữu. Trong bản kinh tế gia đình đã phát triển và quy mơ kinh tế lại được mở rộng trong phạm vi bản. Bản lúc này khơng thể đóng vai trị tổ chức có tính chất huyết thống mặc dù ở trong đó cộng đồng thân tộc có tính chất huyết thống vẫn còn được bảo lưu trên các mặt phong tục tập quán. Bản đã trở thành tổ chức tập hợp của cộng đồng các gia đình có chung một vùng đất đai, thiên nhiên để sử dụng vào việc phục vụ cuộc sống.
Phần đất của mỗi hộ gia đình bao gồm phần đất dành cho xây dựng nhà ở, các cơng trình phụ và mảnh vườn trồng rau hay hoa quả bên cạnh nhà ở, phần đất dành cho canh tác lúa nước, canh tác nương rẫy. Trên những diện tích đất ấy, mỗi hộ gia đình sẽ canh tác sản xuất để ni sống gia đình mình và đóng một phần hoa lợi thu được vào quỹ chung của bản cho chủ bản, chẩu mường hiện nay, thay vào đó người Thái đóng thuế cho nhà nước.
Đó là thiết chế xã hội từ thời phong kiến và Pháp thuộc. Ngày nay, dưới chế độ mới, cơ cấu xã hội và bộ máy chính quyền đã thay đổi hoàn toàn. Nếu như ngày xưa bộ máy cai trị chủ yếu bóc lột sức lao động của người dân thì nay bộ máy ấy
90
dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền các cấp phục vụ nhân dân và đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cơ cấu xã hội hiện tại, bản Khoan nằm trong đơn vị quản lý hành chính của xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Hiện nay, sự quản lý của nhà nước ở cấp chính quyền như Ủy ban nhân dân xã, mặt trận tổ quốc đã vươn dài đến cấp cơ sở thơng qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội văn hóa nói chung và có sự hỗ trợ các hội/đồn như chi hội phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên. Trong đó các hoạt động văn hóa ln được chú trọng, tại các bản làng các hoạt động lễ hội truyền thống vẫn luôn được xem là dịp, cơ hội, là nơi giao lưu, chia sẻ tình cảm của cộng đồng.
Tiểu kết chương 4
Hiện nay, đơn vị bản nằm trong quản lý đơn vị hành chính của xã, thiết chế Mưởng bản truyền thống khơng cịn tồn tại những hình thức quản lý khắc nghiệt của giai cấp thống trị phong kiến. Các bản vẫn cịn duy trì các đặc trưng văn hố chuẩn mực xã hội được thể hiện trong ứng xử giữa các hành viên trong gia đình, dịng họ, bản mường còn bảo lưu được nhiều giá trị tốt đẹp, mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Đó là mối quan hệ kính trên nhường dưới, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Nó được coi trọng như chuẩn mực đạo đức xã hội. Những giá trị truyền thống ấy luôn luôn được thừa nhận trong mọi thời kỳ xã hội và có sức mạnh ràng buộc mối quan hệ tộc người để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
91
KẾT LUẬN
Bản sắc văn hóa tự nó là một đối tượng khách quan. Người ta không thể cố ý tạo nên nó, cũng như khơng thể cố ý làm mất nó. Nếu như chúng ta để cho bản sắc được hình thành một cách tự nhiên qua các giai đoạn lịch sử thì chúng ta sẽ có một bản sắc rất tự nhiên. Chúng ta hoà hợp với mọi người và chúng ta hồ hợp với mình. Văn hố làm cho con người khác nhau chứ không làm cho con người đối lập với nhau. Bởi vì bản thân văn hố được hình thành nên bởi một cộng đồng chứ không phải một cá nhân. Văn hố chính là thơng điệp chung sống, vì vậy nó có giá trị chung sống và bản thân những chủ nhân của các nên văn hóa cũng biết điều đó.
1. Cho nên việc ứng dụng phương pháp PRA với các công cụ - chủ yếu thực hiện trong các chương trình dự án/nghiên cứu phát triển – nghiên cứu văn hóa trong phạm vi luận văn này đã chứng minh tính khả thi và tiềm năng của các phương pháp là rất cao. Thông qua việc triển khai ứng dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia với sự điều hành các hoạt động nghiên cứu trực tiếp của người dân địa phương là chủ nhân Văn hóa Thái. Các nghiên cứu - trong trường hợp này - với sự tham gia của người dân đã mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng. Người dân đến tham dự buổi làm việc đưa ra nhiều thơng tin tốt để góp phần thực hành thành cơng nghiên cứu. Từ những e ngại ban đầu họ đã vượt qua và không ngần ngại tiếp thu những cái lạ và cùng nhau đưa nhận thức và nhu cầu của họ trong cuộc sống, điều này đã giúp cho cộng đồng với một cơ sở cho hành động cho tương lai. Bây giờ, trong tâm trí của họ văn hóa khơng đơn giản chỉ có nghĩa là trình độ giáo dục lớp bậc mà còn là những lời cầu nguyện, những trang phục, những vật dụng truyền thống hàng ngày, những kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời và các bài hát dân gian nữa; Sau các buổi chia sẻ cộng đồng, thảo luận nhóm, nói chuyện với người già, người Thái dân bây giờ hiểu biết thêm các mảng màu trong bức tranh văn hóa của họ và trách nhiệm của họ trong việc bảo tồn văn hóa;
92
2. Việc sử dụng phương pháp PRA để xem xét các giá trị văn hóa vật chất truyền thống phần nào cho ta biết được những nét văn hóa được thể hiện trong ăn - ở - mặc – đi lại. Người Thái vẫn giữ được những tập quán sinh hoạt phù hợp với con người, lối sống và địa bàn cư trú. Nó thể hiệ tính ứng biến với thiên nhiên đồng thời đã có sự giao thoa với dịng văn hóa hiện đại với những vật dụng có tính ứng dụng cao phục vụ cho cuộc sống như ti vi, tủ lạnh, quạt điện, đầu máy v.v... Điều này cho thấy họ đã tiếp nhận nét văn hóa mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giải phóng bớt sức lao động.
3. Việc sử dụng phương pháp PRA để xem xét các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống phần nào giúp cho ta hiểu được những tâm tư, tình cảm, cách nghĩ của người Thái. Họ có một đời sống tinh thần rất phong phú trong quá khứ và bây giờ có phần mai một bởi ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. Những phong tục trong ma chay, cưới hỏi vẫn giữ nét truyền thống với những cách thức truyền thống, nhưng người dân cũng thực tế hơn khi mừng tiền cho đôi trai gái để giúp trang trải phần nào cuộc sống mới. Hay lớp thanh niên thích nghe những dịng nhạc thị trường bằng những thiết bị hiện đại như đĩa nhạc, chương trình ti vi mặc dù họ vẫn khẳng định vẫn thích những bài hát của người Thái. Điều này chứng tỏ văn hóa Thái ở bản Khoan đang đứng trước thách thức của thời đại, bản sắc của dân tộc sẽ được lưu giữ như thế nào bởi các thế hệ tương lai.
4. Xã hội truyền thống trong bối cảnh hiện tại dưới cách tiếp cận của việc sử dụng phương pháp PRA cho thấy các đặc trưng văn hoá vật chất – tinh thần - xã hội mang đậm bản sắc Văn hoá Thái đều là những tinh hoa đáng trân trọng. Quan trọng hơn nữa những người đại diện cho cộng đồng Thái ở bản Khoan đã đồng ý về một kế hoạch hành động trong tương lai để bảo vệ văn hóa truyền thống, trong đó cho thấy những yếu tố nào của nền văn hóa cần được bảo vệ/phát triển; Họ biết rằng mình có thể làm gì để thực hiện những sứ mệnh đó; Họ cũng biết những gì họ có thể phát triển hơn nữa những giá trị văn hóa của cộng đồng thông qua sự tiếp nối của các thế hệ, tuy nhiên đây cũng là một hoạch định tương lai cần có nhiều sự hỗ trợ từ
93
chính quyền địa phương, từ chính người dân cộng đồng, từ chính sách chung của Chính phủ.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi Văn An (1992), Một số tư liệu về tổ chức xã hội và kết cấu giai cấp của người Thái vùng đường 7 tỉnh Nghệ An (trước cách mạng tháng 8 - 1945), Tạp chí Dân
tộc học, số 3, tr. 89 – 103.
2. Vi Văn An (1996), Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Thái ở miền núi Nghệ An, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2, tr. 61 – 68.
3. Vi Văn An (1998), Tết Nguyên Đán của đồng bào Thái ở Nghệ An, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 2, tr. 9
4. Vi Văn An (1998), Tục chơi hang của người Thái ở miền Tây Nghệ An Tạp chí Văn
nghệ Dân tộc và Miền núi, số 7, tr. 16 – 17.
5. Vi Văn An (1999), Thiết chế Bản - Mường truyền thống của người Thái ở miền Tây
Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sử học, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 133 tr.
6. Vi Văn An (2001), Góp phần tìm hiểu về hai nhóm Thái và Thái Trắng ở miền Tây Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 32 – 36.
7. Vi Văn An (2002), Góp phần tìm hiểu về tên gọi Thái Đỏ ở Việt Nam, Văn hóa và
lịch sử các dân tộc trong nhóm ngơn ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa thơng tin,
Hà Nội, tr. 88 – 99.
8. Vi Văn An (2004), Về mối quan hệ nguồn gốc và những nét tương đồng văn hoá giữa ba nhóm Thay Đăm, Thay Khao và Thay Đeng ở Lào với người Thái ở Việt Nam, Tạp chí Đơng Nam Á, số 1, tr. 51 – 62.
9. Vương Anh (2001), Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh, Sở Văn hóa thơng tin
Thanh Hoá, 287 tr.