Các kiến thức bản địa về nơng nghiệp và tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 63 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Các kiến thức bản địa về nơng nghiệp và tín ngƣỡng

Nương rẫy là một loại hình sản xuất nơng nghiệp phổ biến ở đồng bào Thái. Trải qua nhiều đời làm kinh tế nương rẫy họ đã tích luỹ, đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp. Đồng bào có lịch nơng nghiêp và lịch sinh hoạt trong năm riêng, được tính theo âm lịch: Giờ trước gà gáy: chẻ cháu (giờ tí); Giờ gà gáy: chẻ pẩu (giờ sửu); Giờ tảng sáng: chơ nhỉ (giờ dần); Giờ buổi sáng: chơ mẩu (giờ mão); Giờ ăn trưa: chơ xi (giờ thìn); Giờ đi rừng: chơ xảu (giờ tỵ); Giờ buổi

trưa: cho xo ngạ (giờ ngọ); Giờ buổi chiều: chơ một (giờ mùi); Giờ chiều tối: chơ

xàn (giờ thân); Giờ tối: chơ hậu (giờ tuất); Giờ đêm khuya: chơ cạn (giờ hợi).

Lịch Thái chia một năm ra làm 12 tháng, nhưng tháng của người Thái so với âm lịch thì chênh nhau 6 tháng. Do điều kiện sản xuất nương rẫy, tháng giêng của người Thái là tháng ăn lúa nương sớm, riêng về tháng thì khơng có can tương ứng để gọi và ví theo ngày, năm. Tên gọi của các tháng như sau: Bươn chiêng - tháng giêng (tháng 7 âm lịch); Bươn nhi - tháng 2 (tháng 8 âm lịch); Bươn xang - tháng 3

(tháng 9 âm lịch); Bươn xi - tháng 4 (tháng 10 âm lịch); Bươn hả - tháng 5 (tháng

11 âm lịch); Bươn hốc - tháng 6 (tháng 12 âm lịch); Bươn chết - tháng 7 (tháng

giêng âm lịch); Bươn pét - tháng 8 (tháng 2 âm lịch); Bươn cảu - tháng 9 (tháng 3

âm lịch); Bươn xíp - tháng 10 (tháng 4 âm lịch); Bươn xíp ết - tháng 11 (tháng 5 âm lịch); Bươn xíp xang - tháng 12 (tháng 6 âm lịch).

Trong lịch Thái năm cũng tính theo năm của âm lịch và dương lịch. Về can tương ứng với năm theo can như sau: Chảu - tô nu - con chuột; Dẩu - tô quải - con trâu;

Nhỉ - tô xưa - con hổ; Mẩu - tơ tó - con mèo (ong); Xi - tơ lường - con rồng Xảu - tô ngù- con rắn; Xo - ngạ - tô mạ - con ngựa; Một - tơ bẻ - con dê; Xằn tơ lính - con khỉ; Hậu - tô cáy - con gà; Mệt - tơ ma - con chó; Cảu - tô mu - con lợn

60

Có thể nói những quan niệm tín ngưỡng tơn giáo khơng q phức tạp trong các nghi lễ nông nghiệp. Như trên đã nói, người Thái có quan niệm rằng nếu họ khơng có sự tác động đến các vị thần thì thần linh khơng làm hại họ. Người Thái trước kia trồng lúa nếp. Họ trồng tại nương (ná) và trên rẫy (hay). Ngoài lúa nếp trồng trên nương họ cịn trồng xen canh ngơ, sắn, đậu tương, bầu, bí .... Đậu đỗ, lạc, bầu , bí … được trồng riêng cịn vừng trắng thì gieo xung quanh nương. Khi đi gieo hạt họ dùng gậy chọc lỗ trên nương, mỗi lỗ tra từ 7 đến 9 hạt, khoảng cách các lỗ là 25 đến 30 cm, người chọc lỗ thường là nam giới còn người gieo hạt là nữ giới, hạt tra từ đầu nương xuống cuối nương, họ tra hạt cả ngày. Buổi sáng, cả nhà nấu cơm cùng nhau ăn uống và gói mang đi. Buổi trưa, sau khi xong một phần công việc, cả nhà cùng nghỉ tay và ăn uống tại nương rồi tiếp tục làm đến chiều tối mới quay trở về nhà. Sau khi tra hạt, người Thái thường không lấp đất ngay mà để hạt tự nảy mầm. Người Thái thường chọn ngày tốt trước khi đi tra nương, họ kiêng kị ngày mất của bố, mẹ và tránh ngày đó khi tra hạt. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải tra hạt vào ngày mai nhưng lại là ngày xấu thì hơm nay họ sẽ tra một khoảnh nhỏ tượng trưng cho công việc tra hạt đã bắt đầu từ ngày hôm nay. Đồng bào cũng có kinh nghiệm trong việc đốn định thời tiết, tra hạt vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5, khi thấy trời nắng liền từ 5 đến 10 ngày thì chắc chắn sẽ có mưa. Người Thái có kinh nghiệm đốn định thời tiết khá độc đáo và thú vị, ví dụ dựa trên hoạt động của con giun và con mối mà truyền nhau kinh nghiệm: khi nào thấy giun bò ra là trời sắp nắng to và ngược lại, khi nào thấy con mối bay ra là trời sắp mưa.

Người Thái cịn có kinh nghiệm hay trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của mình như chọn một mảnh nương tốt hay kinh nghiệm đốt một mảnh nương mà không để cho cháy rừng.

Kinh nghiệm chọn đất làm nương: mảnh đất đó khơng dốc q và khơng có nhiều lá cây, khơng bị rợp bóng hay khơng có nhiều cây to, chỗ nào thành hẻm thì là mảnh nương đẹp. Muốn biết đất có màu mỡ hay khơng họ dùng gậy chọc xuống nếu

61

đất bám gậy và đất có màu xám đen thì đất đó tốt và ẩm ướt. Khi chọn nương, người ta chọn chỗ gần nguồn nước hay sông suối.

Kinh nghiệm đốt nương mà không làm cháy rừng: Đồng bào chọn những ngày lặng gió để đốt hoặc chiều gió thuận với chiều đốt rừng. Khi đốt họ đốt từ đầu nương xuống một đoạn sau đó quét dọn sạch sẽ chỗ vừa đốt tạo thành một đường biên. Tiếp theo họ sẽ đốt từ cuối nương lên vừa có tác dụng lửa cháy nhanh hơn nhưng vẫn an tồn do có đường biên đó. Khi đồng bào đốn định hướng gió, họ chỉ cần nhìn xem ngọn cây đang bị gió lay về chiều nào là biết được gió đang thổi theo hướng nào.

Ngày trước người Thái ở đây trồng chủ yếu là lúa nếp (khẩu ón), lúa tẻ (khẩu xẻ) trồng rất ít thậm chí là khơng có. Những mảnh nương, rẫy thường trồng trong một vụ (1 năm), sau đó lại chuyển sang một rẫy mới. Cứ tiếp tục như thế trong khoảng thời gian dài khoảng 4 đến 5 năm sau đó họ lại trở về mảnh nương đầu tiên. Hình thức này gọi là quá trình quay vịng khép kín nương (chính là hình thức du canh du cư thường gặp ở đồng bào dân tộc thiểu số trước kia). Lúa được trồng chủ yếu trên nương rẫy cịn diện tích lúa nước thì ít hơn. Các giống lúa nếp thường là:

khẩu lón (thóc nếp), khẩu vằn, khẩu đưa cấy (thóc nếp trắng),…

Ngày nay hình thức du canh du cư khơng cịn. Những mảnh nương được cư dân Thái làm lâu dài, khi đất bạc màu họ có cách khắc phục bằng cách bón phân, cải tạo đất. Trong khi đó các giống lúa được trồng cũng phong phú hơn nhiều, một số loại cho năng suất cao như lúa nếp 87, Nhị ưu 63, CN 203. Trước kia người Thái chỉ trồng một vụ/ năm, ngày nay họ đã trồng hai vụ: Vụ mùa: tháng 7 cấy và khoảng tháng 11 thì thu hoạch. Vụ chiêm: tháng 2 cấy thì tháng 5, 6 thu hoạch. Một số diện tích lúa trồng một vụ, một số diện tích trồng 2 vụ/ một năm. Năng suất lúa tăng gấp 2 đến 3 lần ngày trước.

Ngày trước khi chuẩn bị đất làm nương rẫy người Thái đã biết dùng phân chuồng để bón cho đất, phân chuồng thường cho vào sọt hay bao tải sau đó gánh lên nương. Họ dùng cuốc đánh cho phân trộn đều vào đất, sau đó, tiếp tục bừa cho thật nhuyễn. Khi đất được vỡ nhỏ, tươi xốp, người ta tiến hành cày cấy và gieo mạ. Những

62

nông cụ họ dùng trong nông nghiệp thường là: Cày (nạ thay), bừa (phảng ban), cuốc (mạ chấp), liềm (mạ piếu), dao (mạ mịt), xẻng (mạ pen), rìu (mạ khoan),...

Kinh nghiệm chọn thóc giống: Người Thái chọn gặt riêng những khoảnh nương lúa tốt, đẹp, cho hạt đều và chắc, chọn một hôm trời nắng đẹp mới gặt, đặc biệt không để cho bao thóc giống đó bị ướt hay ẩm. Lúa định chọn làm giống đem về cũng được phơi riêng và để riêng. Đến khi đem thóc đi tra nương, họ sẩy thóc thật kỹ sau đó đem ngâm 2 đến 3 ngày rồi mới mang đi tra hạt. Còn lúa sau khi gặt được cho vào bung và mang về. Bung là dụng cụ làm bằng tre, chẻ ra đan giống như cái giỏ có quai sách. Mỗi bung đựng được khoảng 15 kg thóc. Ngày trước người

Thái dùng bung để đốn định lượng thóc năm nay thu hoạch được. Lúa sau khi được đập thành hạt gặt, đổ vào bung gánh về phơi khơ, sau đó được đổ vào những chiếc

bồ to (pội). Mỗi chiếc bồ có thể đựng được 1 đến 2 tấn và để được trong 2 năm. Kinh nghiệm của đồng bào trong việc dẫn nước về nương ruộng qua hệ thống

mương, phai, lái, lín.

Nguồn nước ở đây chủ yếu lấy từ đoạn suối Muội, suối Nậm chảy qua địa phận xã. Họ chắn nước từ trên cao sau đó dùng những ống tre để dẫn nước chảy vào các con mương được làm sẵn. Nước sẽ chảy từ ruộng cao xuống ruộng thấp. Độ rộng hẹp của mương tuỳ thuộc vào lượng nước vốn có, vào thời tiết và phụ thuộc vào số nương rẫy cần nước. Nếu nhiều nhà chung nhau một con mương thì cần phải lấy nhiều nước và đào mương rộng, sâu. Còn việc lấy nước vào ruộng, người Thái ở đây dùng các phai chắn nước suối, để nước suối dâng cao, sau đó dùng hệ thống máng dẫn nước từ suối vào các ruộng. Ngoài ra, ven bờ suối cũng có những cọn nước dùng để đưa nước vào ruộng.

Người Thái có sự phân cơng lao động rõ ràng. Khi cịn nhỏ tuổi, trẻ em có thể làm việc nhỏ như thả trâu. Khi đủ sức khoẻ thì tham gia các công việc đồng áng, nương rẫy. Đàn ông thường làm những việc nặng: cày, bừa, đào, lấp, nhổ mạ, chuyển mạ đến ruộng… Còn đàn bà làm những việc nhẹ hơn: đan lát, nấu nướng, cấy, tra hạt, gặt… Người già được coi trọng, tuỳ vào sức khoẻ và tình hình kinh tế

63

gia đình mà có thể phụ giúp con cháu trong một số cơng việc đồng áng hoặc cơng việc gia đình.

Người Thái khơng có nhiều hình thức tín ngưỡng trong nơng nghiệp. Những lễ cúng trước khi tra hạt, cúng hồn lúa, cúng kho thóc,… đều khơng làm như một số dân tộc anh em khác. Có một số nghi thức tín ngưỡng quan trọng:

Lễ cúng cơm mới: Khi những bông lúa đầu tiên được gặt về, người Thái thổi

riêng một bát cơm để cúng cho ông bà tổ tiên với ngụ ý những thứ tốt nhất, đẹp nhất và đầu tiên là dành cho ơng bà tổ tiên, thể hiện tấm lịng biết ơn của con cháu. Với cây ăn quả cũng vậy, những trái chín đầu tiên cũng được đưa lên thắp hương cho ơng bà tổ tiên nhà mình, mong tổ tiên phù hộ cho làm ăn thuận lợi để mùa vụ tới lại có những thức ăn, đồ uống ...dâng tỏ tiên

Lễ cúng vía trâu: Trong loại hình canh tác nơng nghiệp, rõ ràng vai trị của

con trâu rất quan trọng. Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á là mưa nhiều, khơng q nóng và cũng khơng quá lạnh chính là mơi trường sinh sống tốt cho các đàn trâu. Với người Thái, con trâu cũng là một gia tài lớn. Những lễ hội, nghi lễ lớn của làng bản thường dùng trâu làm vật tế. Cịn để đánh giá gia tài của một gia đình nào đó, người ta ước lượng số trâu trong nhà để đốn biết gia đình đó giàu hay nghèo. Cho nên khi người nơng dân xong việc mùa vụ, đó là lúc tất cả mọi người cùng các con vật được nghỉ ngơi an nhàn, lúc đó đồng bào Thái tổ chức lễ cúng vía trâu hay lễ sửa hồn trâu (panh khn qi). Đây là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc nơi này. Trong lễ sửa hồn trâu, người chủ lễ thường chính là chủ nhà và khơng gian làm lễ là ngồi sàn nhà (trong sân của nhà). Trong lễ cúng trâu các gia đình chuẩn bị một mâm lễ vật gồm có: một con gà nhỏ luộc chín, một bát cơm, một bát gạo, một đĩa muối, nến, hương và có bao nhiêu con trâu thì rót bấy nhiêu chén rượu. Sau đó mâm cơm được đặt trước con trâu, trên mâm thường để đũa và rượu. Chủ gia đình sẽ rót 2 chén rượu lên đầu con trâu, lấy một nắm cơm, một quả trứng và một ít muối gói trong lá dong, lá chuối hoặc thứ cỏ trâu hay ăn với ngụ ý: cơm, trứng, muối là để trâu nhớ vị cơm nhà, vị mặn của nhà để nhận ra chủ, chén

64

rượu là để trâu biết đường đi và đường về, gói lá trâu hay ăn để nhắc nhở trâu tránh ăn nhầm phải những lá, cỏ độc trong rừng. Sau đó người chủ nhà sẽ nói: “Con trâu,

mày có cơng lao, có cơng sức kéo cày bừa giúp tao. Bây giờ ruộng nương đã hoàn chỉnh, tao đưa mày đi thả cho mày béo khỏe, sang năm tiếp tục cày tiếp. Mày đi vào rừng, mày khơng cho con chó sói nhìn thấy, khơng cho con hổ nhìn thấy. Chỗ nào có khó khăn, dốc q thì đừng có qua, dốc nguy thì đừng có đến…”. (Ngần Văn

Phướng – cán bộ văn phòng UBND xã Mường Sại). Cuối cùng người ta mời trâu thưởng thức những thành quả lao động mà nhờ có trâu, con người mới làm ra được: Khấn xong, tùy từng gia đình, có gia đình cho trâu ăn trước khi cúng. Có gia đình sau khi cúng, chủ nhà đổ rượu, xoa muối vào mồm trâu rồi bón cơm, thịt gà, cỏ non cho trâu cái trước rồi mới bón cho các con trâu khác. Sau đó người chủ sẽ thả con trâu đi. Nếu nhà có nhiều trâu thì sẽ chia lễ vật cúng thành nhiều phần. Khi đến vụ mới, khoảng 3 tháng sau thì tìm trâu về. Lễ cúng vía trâu mang đậm dấu ấn văn hóa của nền văn minh lúa nước, đậm đà bản sắc dân tộc. Phong tục này không chỉ thể hiện sự coi trọng công sức của trâu đã vất vả, nhọc nhằn giúp người làm ra được thực phẩm q hơn cả vàng ngọc, mà cịn có ý nghĩa tơn vinh cơng sức nói chung, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Tuy vậy, lễ sửa hồn trâu ngày nay đã khơng cịn. Và sau khi tìm trâu về, có gia đình khơng tìm thấy trâu do hổ, chó sói ăn, có gia đình trâu đi mất hoặc do lạ chủ khơng chịu cho bắt về. Chính vì điều đó nên đồng bào dần dần bỏ tập tục này.

Lễ nhờ cấy, gặt giúp: giúp nhau trong lúc cấy lúa hay gặt lúa là sự thể hiện

hình thức cộng đồng sinh hoạt chung, đoàn kết đã có từ lâu đời trong đồng bào người Thái. Nếu hôm nào nhờ người đi làm nương giúp thì phải làm bữa cơm mời mọi người ngay hôm đấy, tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình, khơng địi hỏi bắt buộc, có gì ăn nấy.

Về vật nuôi truyền thống, người Thái nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, lợn, dê, chó, mèo, gà, ngan,vịt…Họ khơng có kiêng kị gì trong chăn ni. Vật ni được quây ở dưới gầm sàn (Cỏng lang). Việc chọn giống tốt cũng rất đơn giản: lựa chọn những

65

con vật giống to, khỏe, bố mẹ chúng là được chăm sóc tốt, ít ốm đau bệnh tật,… Đó là những kinh nghiệm đơn giản để đoán định một vật nuôi giống tốt.

Trước kia, săn bắt, hái lượm là một hình thức sinh hoạt quen thuộc với đồng bào người Thái. Do đặc điểm, địa hình nơi cư trú trên địa bàn vùng núi cao có nhiều thú rừng, suối có nhiều cá, có nhiều cây rừng nên những hoạt động như săn bắt, đánh cá, hái lượm rau quả rừng vẫn diễn ra.

Hoạt động săn bắt: Dụng cụ săn bắt thú rừng của người Thái là súng Thái hoặc súng qua trao đổi với người H‟mơng. Cùng súng Thái (ống táng) cịn có nỏ, ngồi ra cịn có chó săn. Khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch là mùa săn của người Thái. Trước khi săn thú có người thấy có lợn rừng hoặc nai hoẵng sẽ về báo cho cả bản biết, bản sẽ tổ chức những người có súng, nỏ đi săn.

Ngồi hình thức săn bắn cá nhân cịn có hình thức săn bắn tấp thể. Nhưng thường là những con thú lớn và nguy hiểm hơn. Khi săn bắn tấp thể người Thái thường tổ chức một nhóm đi xua cho thú chạy ra nơi lõng đón để bắn. Những người đi săn bắn phải là những người đàn ơng khỏe mạnh, có kinh nghiệm. Thú săn rừng thường là lợn rừng, gấu, hươu, hoẵng, nai, bị tót,… Trước khi đi săn, họ kiêng kị nhất là gặp đàn bà con gái, đặc biệt là đàn bà chửa. Nếu gặp, cả đồn sẽ quay về vì quan niệm rằng ngày hơm đó sẽ không săn được hoặc gặp những rủi ro. Về việc phân chia sản phẩm: trừ đầu thú săn được để riêng, còn phần thịt chia đều thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)