Hợp đồng giấy Thoả thuận miệng - Thực hiện khi bán trước khi trái chín hoặc
các dịp thị trường có nhu cầu cao - Chiếm khoảng 25%
- Hợp đồng đơn giản: do người mua tự soạn, viết tay, không theo mẫu chính thức, gồm cam kết về số lượng, giá cả, số tiền ứng trước và thời hạn thanh toán.
- Thực hiện khi bán sô, bán thu tiền ngay, bán theo lứa khi vườn hồng đã được thu hoạch.
- Chiếm khoảng 75%
- Dựa trên uy tín và quan hệ thân thiết.
Nguồn: Tham khảo hộ trồng hồng khơng hạt (2016)
Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân trồng hồng không hạt và thương lái tại các điểm nghiên cứu tương đối tốt. Bởi hồng không hạt là một loại trái cây mang tính đặc sản, rất được ưa chuộng vào dịp Tết trung thu nên vào gần dịp thu hoạch hồng không hạt thì càng có nhiều thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua. Đây là loại sản phẩm nông nghiệp mà thương lái phải mua bán trong một mơi trường có tính cạnh tranh cao.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, thương lái thu mua hồng không hạt thường giữ uy tín với người trồng hồng, rất ít khi phá vỡ hợp đồng, với phương thức giao dịch nhanh chóng, thường trả tiền ngay, tự thu hoạch và tự vận chuyển. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra trường hợp thương lái ép thời gian thu hoạch sớm hoặc neo trái lâu, khiến chất lượng hồng không hạt không đáp ứng yêu cầu, giá trả cho nông dân rẻ đi. Khi giá hồng không hạt, nông dân phải neo trái để chờ giá hồng lên mới bán, vì vậy nên nơng dân phải tốn kém thêm phần cơng chăm sóc.
* Hao hụt
Hồng khong hạt là loại trái cây có sự hao hụt cao do bản thân trái có vỏ mỏng, hay bị dập nát khi vận chuyển. Khi tự tiêu thụ nông dân chịu hao hụt rất lớn, khoảng 5%, chủ yếu do quá trình vận chuyển, hoặc sau ngâm.
Khi cung ứng cho thương lái hay người bán lẻ, người nông dân phải lo hao hụt bởi người dân phải đảm nhiệm các khâu sau thu hoạch như ngâm quả hồng.
* Khó khăn và hướng khắc phục đối với hộ trồng hồng không hạt
Mặc dù hồng khơng hạt có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất như chính sách khuyến khích của các địa phương, cũng như có sự quan tâm và giúp đỡ từ các tổ chức như Khuyến nông, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương,
…..Nhưng nơng dân trồng hồng vẫn cịn gặp một số khó khăn chủ yếu như các yếu tố đầu vào, kỹ thuật phịng trừ dịch bệnh, diện tích đất canh tác, thị trường đầu ra, diện tích chun canh ít, cịn manh mún, nhỏ lẻ; Việc ứng dụng KHCN còn hạn chế. Ý thức người nơng dân cịn kém nên khơng tn thủ đúng yêu cầu về cách chăm sóc. Người dân thiếu ý thức chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ, hầu hết sản phẩm được tiêu thụ qua thương lái. Ý thức về hợp đồng còn yếu kém, vẫn theo thói quen, ảnh hưởng đến việc ràng buộc ký kết, tự thiệt thịi cho mình; Người nơng dân ít chú trọng nhiều đến thông tin thị trường; Khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ cịn hạn chế….
Hướng khắc phục: Cở sở cung cấp giống, nhất là Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương nên tìm biện pháp nhân rộng giống tốt & hạ giá thành. Các xã và huyện cần có cơ chế trợ giúp giá cho một số vùng trồng tập trung, khuyến khích mơ hình HTX; Tăng cường cơng tác điều tra, quản lí, khảo sát đánh giá, sưu tập giống tiến bộ; Nhà nước có những biện pháp trợ giá sản phẩm đầu vào, quản lý chất lượng đầu vào; Sở Nông nghiệp & PTNT các địa phương cần phối hợp với các trường đại học, viện nghiên nghiên cứu rau quả… khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Mở rộng phát triển vùng hồng theo hướng hàng hóa thay cho qui mơ hộ gia đình; Chính quyền địa phương nên cân nhắc thận trọng cũng như hạn chế hoạch khu công nghiệp tại những vùng trồng hồng tập trung; Tăng cường ứng dụng KHCN. Tổ chức các CLB nông dân cùng sở thích: trao đổi kinh nghiệm trồng hồng; Khuyến khích & hỗ trợ bà con thực hiện chủ trương hiện đại hoá các khâu tưới tiêu, chăm sóc; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất; Giúp họ nâng cao ý thức chủ động tìm kiếm thơng tin thị trường.
Khó khăn và hướng khắc phục trong tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ hồng không hạt cịn hạn chế, nơng dân chủ yếu bán đổ sô cho người bán buôn làm giảm lợi nhuận. Nhiều hộ vẫn cịn lúng túng trong việc tìm đầu ra; Các hộ trồng hồng vẫn bị tư thương ép giá.
Do đó, chính quyền và các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ giúp hộ trồng hồng tìm thị trường tiêu thụ; có các biện pháp giúp người dân ổn định giá cả. Cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm để hộ nông dân chủ động giao dịch.
4.1.4.3. Các tác nhân chủ yếu tham gia tiêu thụ hồng không hạt
a. Hộ thu gom
* Đặc điểm của hộ thu gom:
Là những người tham gia vào chuỗi cung với vai trò là người thu mua sản phẩm từ người sản xuất để đưa đến các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng.
Đặc điểm chung:
Phần lớn người thu gom hồng không hạt đều là những người có thu nhập khá và họ có kinh nghiệm thu mua quả hồng có thâm niên từ 5 - 7 năm. Họ bán hồng không hạt cho người bán bn, thậm chí là những người bán lẻ, người tiêu dùng khi được giá. Họ đều là khách quen của các hộ trồng hồng không hạt tại xã Quảng Bạch và Đồng Lạc. Do đó, họ nắm bắt khá nhiều thơng tin từ các tác nhân khác nhau trong chuỗi cung ứng hồng không hạt. Sản xuất và tiêu thụ hồng khơng hạt vẫn cịn nhỏ lẻ, ở quy mơ hộ gia đình nên người thu gom vẫn giữ một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Để tiến hành hoạt động thu gom thì người thu gom cần am hiểu về thị trường và tiêu chí để nhận biết chất lượng quả. Hộ thu gom phải đầu tư một số vốn dành cho việc thu mua và vận chuyển quả hồng đã qua ngâm xử lý hoặc chưa ngâm, trung bình một hộ là 150 triệu đồng/năm. Với những hộ thu gom mua quy mơ nhỏ thì khơng cần vốn lớn nên họ tự xoay vịng vốn mà khơng cần đi vay thêm, với những hộ thu gom lớn thì phải đi vay thêm vốn để lấy hàng.