Khái niệm về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt

2.1.4.1. Khái niệm về phát triển sản xuất hồng không hạt

Phát triển sản xuất hồng không hạt là quá trình gia tăng về diện tích, về năng suất, sản lượng hồng trong một thời kỳ nhất định, là sự nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt đáp ứng nhu cầu của thị trường, là sự hoàn thiện về cơ cấu cây trồng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trồng hồng không hạt, đảm bảo phát triển sản xuất hồng không hạt theo hướng bền vững.

Đó là sự nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người trồng hồng không hạt, làm cho cuộc sống của họ trở nên khá hơn.

2.1.4.2. Khái niệm về phát triển tiêu thụ hồng không hạt

Phát triển tiêu thụ hồng không hạt là một q trình, trong đó sản phẩm hồng không hạt được tiêu thụ ngày càng gia tăng cả về sản lượng, cơ cấu sản phẩm hồng không hạt tiêu thụ được hồn thiện dần theo hướng có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong phát triển tiêu thụ hồng không hạt phải chú ý đến yếu tố giá tại các thời điểm khác nhau, trên các kênh phân phối sản phẩm, chú ý hoàn thiện các kênh phân phối để người sản xuất hồng không hạt không bị thiệt trên kênh phân

phối ấy. Trên mỗi kênh phân phối hồng khơng hạt có sự tham gia của nhiều tác nhân khác nhau như người thu gom, người bán buôn, đại lý, người bán lẻ, cửa hàng, đại lý, siêu thị và mỗi tác nhân này có phương thức hoạt động khác nhau, có giá trị gia tăng trên chuỗi cung ứng hồng không hạt khác nhau.

2.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng khơng hạt bao gồm các nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, tổ chức sản xuất, canh tác, thể chế chính sách...cụ thể như sau:

* Điều kiện sản xuất

- Khí hậu: Có ảnh hưởng trực tiếp đến cây hồng không hạt. Việc phát triển cây hồng không hạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải dựa vào điều kiện khí hậu mới có thể tránh những điều kiện bất thuận trong sản xuất và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế.

- Địa hình đất đai: Địa hình cao hay thấp, chất đất tốt hay xấu, thành phần cơ giới, tính chất vật lí, hố học của đất khác nhau sẽ cho chúng ta lựa chọn mật độ trồng, mức độ đầu tư, thâm canh, xen canh khác nhau để trồng hồng. Cây trồng thường lấy đi chất dinh dưỡng của đất mà ít khi hồn lại nên đất dễ bị nghèo kiệt, thối hố nếu khơng được cải tạo, bón bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Do vậy, việc bố trí đầu tư thâm canh, xen canh như thế nào để vừa có năng suất cao lại vừa bảo vệ được đất là vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sản xuất gồm hệ thống đường giao thông, thủy lợi, đường điện, nhà bảo quản...

- Trình độ nguồn nhân lực như kinh nghiệm, tập quán và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của người sản xuất.

- Khả năng chi trả để có nguồn cung vật tư đầu vào, chất lượng của vật tư đầu vào phục vụ phát triển sản xuất hồng không hạt.

* Khoa học công nghệ

Sản xuất hồng khơng hạt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ nên việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất là hết sức cần thiết nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, từng bước kéo dài thời gian thu hái, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Giống:

Là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nơng nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả thu được. Nếu giống hồng không hạt tốt là cây được ghép bằng mắt từ những cây đầu dòng chất lượng tốt, trồng trên đất màu mỡ, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật và qui trình canh tác thích hợp thì sẽ cho kết quả thu hoạch tốt. Ngược lại, nếu giống cây không tốt sẽ khơng thể có kết quả thu hoạch, chất lượng quả khơng cao.

* Thời vụ gieo trồng: Thời vụ là yếu tố vừa có tính định lượng, vừa có cả định tính để trồng hồng. Yếu tố thời vụ ln gắn liền với thời tiết, khí hậu nhằm bố trí trồng hồng để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong những điều kiện tối ưu để có năng suất, hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

* Tổ chức sản xuất

- Hình thành vùng sản xuất hồng khơng hạt là hàng hóa có đủ điều kiện về đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

- Lựa chọn các mơ hình sản xuất phù hợp như tổ hợp tác, HTX phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương.

- Giám sát quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức liên kết để tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt. * Thị trường tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng nhưng lại là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của sản xuất. Tiêu thụ được sản phẩm sẽ kích thích sản xuất phát triển, kích thích việc mở rộng quy mơ và ngược lại, nếu khơng có tiêu thụ được sản phẩm thì sẽ khơng kích thích được sản xuất phát triển, ảnh hưởng đến sự tồn tại của q trình sản xuất hồng khơng hạt.

Yếu tố thị trường được chú ý ở các điểm sau:

- Lợi ích và chi phí và người sản xuất và kinh doanh hồng không hạt. Nếu giá bán hồng khơng hạt khơng đủ bù đắp chi phí thì sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý người sản xuất. Đối với những nhà kinh doanh hồng không hạt, nếu số lượng và chất lượng chưa được cung ứng một cách đầy đủ, đều đặn, kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ, làm cho chuỗi cung ứng hồng không hạt bị giãn đoạn, tác động trực tiếp đến thị trường.

- Mối liên kết giữa người sản xuất và các nhà thu gom, phân phối, bán buôn, bán lẻ, siêu thị, đại lý, cửa hàng là yếu tố quyết định để sản phẩm hồng không hạt đến tay người tiêu dùng rộng rãi.

* Thể chế, chính sách

- Có hệ thống chính trị ổn định, bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của người sản xuất, kinh doanh hồng không hạt vào việc ra quyết định trong quản lý và sử dụng tài nguyên nông nghiệp.

- Mức độ ổn định trong quy hoạch, sử dụng đất tác động trực tiếp đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối hồng không hạt.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt là cơ sở pháp lý đảm bảo cho hồng không hạt phát triển theo hướng bền vững. Song song với đó là việc triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất, thu mua sản phẩm như hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng như hệ thống tưới tiêu, nhà bảo quản, hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, hệ thống chợ, cửa hàng bán lẻ,..

- Sự kiên quyết trong chỉ đạo phát triển triển sản phẩm hồng khơng hạt của chính quyền các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)