Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đồn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong huyện, những năm qua, huyện Chợ Đồn đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp:
Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh cơng tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phịng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hố. Hàng năm có 300ha diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất trong các khâu chọn giống, ni trồng và chăm sóc; các giống lúa bao
thai, lúa lai, lúa năng suất cao, chất lượng tốt; giống ngơ lai và ngơ hàng hố đạt 100% diện tích. Chăn ni phát triển theo hướng chăn ni tập trung hộ gia đình, trang trại, đạt hiệu quả kinh tế, trên địa bàn có 4 trang trại. Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển những nơi có điều kiện. Công tác trồng rừng đã trở thành phong trào trong nhân dân, trên cơ sở thực hiện hiện có hiệu quả các dự án đầu tư phát triển rừng từ những năm 2000 trở lại đây. Giai đoạn 2010-2015 tổng diện tích trồng rừng trên địa bàn được 8.000 ha (trong đó trồng quế là 470,64 ha) bình qn mỗi năm trồng được 1.600 ha, tổng khối lượng gỗ khai thác từ rừng sản xuất được 27.000 m3, đạt giá trị 34 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khai thác hơn 5.000m3, thu nhập bình quân gần 7 tỷ đồng/năm.
Nhìn chung, sản xuất nơng, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hố, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Sản xuất CN - TTCN - Xây dựng:
Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Tồn huyện có 232 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp Trong đó: 14 cơ sở khai thác với giá trị sản xuất 80,56 tỷ đồng, 218 cơ sở chế biến với giá trị sản xuất 26,93 tỷ đồng (chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và chế biến khác)... Trong những năm qua, huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nâng cấp quy mô sản xuất từng bước chế biến sâu các loại khoáng sản, đồng thời phối hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư từng bước xây dựng hình thành các cụm cơng nghiệp tập trung như cụm cơng nghiệp phía Nam Chợ Đồn. Việc phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách cho huyện. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cũng làm nảy sinh những vấn đề về ô nhiễm mơi trường, việc vận chuyển khống sản của các phương tiện vận tải vượt quá tải trọng làm cho hệ thống giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng không đều qua các năm. Năm 2015 đạt 149 tỷ đồng tăng 25%/năm.
Đ255 và một số tuyến đường liên xã. Hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư về số lượng và chất lượng trên cơ sở tự đầu tư mua sắm của nhân dân, có hỗ trợ và định hướng phát triển của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, phát triển, tăng trưởng khá và ổn định, với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tồn huyện có 1.510 hộ tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ, cơ sở doanh nghiệp thương mại, nhà hàng, vận tải,… Hệ thống hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, trên địa bàn hiện có 16 chợ, hàng hóa đa dạng, phong phú, giá cả thị trường tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng, như dịch vụ viễn thông, vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến trung tâm cụm xã. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng năm tăng, năm 2015 đạt 276,75 tỷ đồng (tăng 24,38% so với năm 2010), đạt 97,52% so với NQ đề ra. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại thường xuyên được quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Cơng tác tài chính - tín dụng:
Cơng tác quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Các nguồn thu được tập trung quản lý khai thác tốt, đảm bảo việc thu, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước; tổng thu ngân sách hàng năm đều vượt kế hoạch và tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 thu được 64,280/61,670 tỷ đồng, đạt 104,23% KH.
Chi ngân sách được chú trọng cân đối, đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của bộ máy chính trị, đồng thời cân đối nguồn vốn bố trí cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, các sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; bên cạnh các nguồn vốn bổ sung từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện từ năm 2011-2015 đã bổ sung trên 12 tỷ đồng từ nguồn vượt thu hàng năm để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
trên địa bàn, xây dựng hoàn thiện 16 trụ sở làm việc của các xã, thị trấn… Hoạt động của Kho bạc Nhà nước được duy trì, đảm bảo cơng tác kiểm sốt thu, chi ngân sách theo quy định. Các ngân hàng đã tích cực huy động vốn để đầu tư, bám sát các chương trình kinh tế của tỉnh, huyện; tập trung vốn, cho vay đạt hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá bình quân đạt trên 15% năm, đến năm 2015 có số dư là 1.526 tỷ đồng và đạt 339 % so với Nghị quyết, bảo đảm tự cân đối đủ nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng các hoạt động phát triển thương mại và dịch vụ của nhân dân, các doanh nghiệp. Doanh số cho vay từ năm 2010-2015 là 853 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay là 1.292 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên 12% năm. Hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ của ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội đã được phát huy tích cực trong phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Công tác Tài nguyên - Môi trường.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển; giảm các thủ tục không cần thiết, thực hiện thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến hết năm 2015 đạt 98%. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành về quản lý tài nguyên, khoáng sản; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Dân số và lao động:
Theo số liệu thống kê dân số huyện năm 2015 là 49.454,0 người với 25.297 nam và 24.157 nữ, mật độ dân số 54,276 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2014 là 0,99%. Dân tộc Tày chiếm đa số, Kinh, Dao, Mông...Mật độ dân số Khu vực đô thị: diện tích 24,91 km2, dân số 6.115 người (chiếm 12,37% dân số), mật độ dân số 245,48 người/km2. Khu vực nơng thơn: diện tích 886,24 km2, dân số 43.339 người (chiếm 87,63% dân số), bao gồm 21 xã, mật độ dân số 48,90
người/km2. Dân cư của huyện phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính tập trung mật độ cao chủ yếu ở khu vực dọc hai bên các đường tỉnh lộ. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Bằng Lũng 245,48 người/km2, thấp nhất là xã Yên Thượng với 28,83 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2014 là 29.530,0 người, chiếm 59,71% dân số.
Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 28.320,0 người, chiếm 95,90% số lao động trong độ tuổi. Trong đó: Lao động ngành nơng, lâm, thủy sản: 22.179,0 người, chiếm 78,32% tổng số lao động đang làm việc. Lao động ngành công nghiệp và xây dựng: 2.315,0 người, chỉ chiếm 8,17% số lao động làm việc; Lao động khu vực thương mại dịch vụ: 3.826,0 người, chiếm 13,51% số lao động làm việc. Số lao động chưa có việc làm hiện cịn khá lớn. Trình độ lao động nói chung cịn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Cùng với sự gia tăng dân số thì số lao động cũng có sự tăng lên, nhưng nhìn chung lao động nơng nghiệp có sự tăng chậm hơn lao động phi nơng nghiệp. Đã có một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển dần sang hoạt động phi nông nghiệp như: Công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh - buôn bán,… là do hoạt động nông nghiệp đã biết đầu tư thiết bị, máy móc vào sản xuất để giải phóng một phầm sức lao động nông nghiệp.
Hiện nay, huyện Chợ Đồn có một lực lượng lao động dồi dào, bình quân LĐNN/hộ NN và bình quân nhân khẩu NN/hộ NN tăng cũng là do sự gia tăng dân số của những năm trước làm cho số người đến tuổi lao động tăng dần qua 3 năm trở lại đây. Đây cũng là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả huyện.
Trong những năm gần đây, huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Cơng tác xố đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 12,9% trong năm 2012
đã giảm xuống còn 10,14% trong năm 2014 nhưng khơng bền vững có nguy cơ tái nghèo cao.
Cơng tác chăm sóc người có cơng được chú trọng và ngày càng được tăng cường theo hướng xã hội hóa; phát động và thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, công tác cứu trợ đã được quan tâm. Cơng tác phịng chống thiên tai, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào xây dựng xã, thị trấn lành mạnh khơng có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách cụ thể, kịp thời, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, đời sống người dân đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt của nơng thơn đã có nhiều thay đổi. Cơng tác xố đói, giảm nghèo được triển khai thường xun đã góp phần khơng nhỏ trong việc giảm số lượng các hộ đói nghèo. Nhìn chung, thu nhập của nhân dân trong huyện cịn thấp so với bình qn chung của tỉnh. Do đó, trong những năm tới cần đầu tư phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế - xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách về đời sống và tránh tụt hậu xa hơn so với các vùng trong tồn tỉnh.
- Cơng tác giáo dục và đào tạo:
Giáo dục và đào tạo tiếp tục có bước phát triển mạnh về quy mơ trường lớp, cơ sở vật chất được tăng cường; đã mở được thêm 03 trường Mầm non (MN Tân Lập, MN Phong Huân, MN Yên Mỹ), đảm bảo 22/22 xã, thị trấn đều có trường Mầm non và mở thêm 01 trung tâm (Trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện), nâng tổng số trường học trên địa bàn lên 62 trường với 560 lớp và 10.870 học sinh. Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng, các tổ chức Hội khuyến học tiếp tục được duy trì và phát triển, huy động được sự đóng góp của các cá nhân, cơ quan, đơn vị cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của địa phương. Đến nay tồn huyện có 09 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 100% chỉ tiêu NQ. Chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực, kết quả học sinh khá, giỏi bậc tiểu học chiếm 63%, bậc THCS chiếm 33%. Tỷ lệ lên lớp thẳng bậc tiểu học chiếm 99,8%, bậc THCS chiếm 90,4%. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc THCS chiếm 99%, bậc THPT chiếm 97,9%. (đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 giao). Hồn thành cơng tác Phổ cập, số xã được công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đạt 14/22 xã, đạt phổ cập tiểu học
đúng độ tuổi 21/22 xã, thị trấn, Phổ cập giáo dục trung học cơ sở 20/22 xã, thị trấn và 21/22 xã, thị trấn được công nhận đạt phổ cập xóa mù chữ. Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, Tiểu học đạt 100%, THCS 96% (tăng 1% so với đầu nhiệm kỳ).
- Cơng tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em:
Cơng tác chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở ln được củng cố, kiện tồn; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các cơ sở y, dược tư nhân. Chú trọng cơng tác y tế dự phịng, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; Đến hết năm 2015 các Trạm Y tế xã, thị trấn đều có Bác sỹ. Duy trì trên 95% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại Vắc xin đạt trên 95%. Tồn huyện có 10/22 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế, tăng 05 xã so với năm 2010 (Bình Trung, Nam Cường, Đơng Viên, Nghĩa Tá và Thị trấn Bằng Lũng); dự kiến đến hết năm 2015 đạt trên 50% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Cơng tác dân số, kế hoạch hố gia đình thường xun được triển khai thực hiện, tuy nhiên số xã có người sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng tăng (năm 2010 là 07 xã, năm 2014 là 11 xã, trung bình mỗi năm tăng 0,8 đơn vị). Chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em được quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt.
- Thực hiện các chính sách xã hội:
Cơng tác xố đói giảm nghèo, an sinh xã hội được các cấp, các ngành tích cực triển khai; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đến năm 2014 cịn 10,14%. Triển khai kịp thời các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho người nghèo; thực hiện tốt các chính sách và huy động mọi nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ người nghèo. Quan tâm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đối với người có cơng, gia đình chính sách...
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện