2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên Thế giới
2.2.1.1.Tại Nhật Bản:
Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất. Mục tiêu của chính sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông dân. Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.
Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà không chịu cước phí quá đắt.
Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.
Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30% - 50%; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm Hồng sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan. Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên.
Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Singapo là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.
Như vậy, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới.
2.2.1.2. Tại Trung Quốc:
Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ khi mở cửa nền kinh tế. Trọng tâm của chính sách này được thể hiện:
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm,... mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm
thuế khác nhau). Chính sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư hy vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối với vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thực hiện nguyên tắc tự do hoá đầu tư. Với chính sách này Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh.
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hoá dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp trong nước.
2.2.2. Tình hình phát triển cây hồng không hạt tại tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua
2.2.2.1. Về diện tích sản xuất
Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Năm 2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3483/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó quy hoạch diện tích trồng hồng không hạt là 1.200 ha; Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Bảng 2.3. Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ năm 2007 - 2016 TT Năm Diện tích Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích hiện có Diện tích cho sản phẩm 1 2007 - - - - 2 2008 - - - - 3 2009 208 98 20 196 4 2010 258,3 100 21 210 5 2011 320 120 21 210 6 2012 482 250 20 500 7 2013 626 310 23 713 8 2014 732 395 23,5 928 9 2015 803 535 14 749 10 2016 827 550 35 1.925 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Kạn
Qua điều tra tại các hộ sản xuất hồng cho thấy: Diện tích trồng cây hồng không hạt tăng theo từng năm, nhất là giai đoạn từ 2009 đến 2016.
Diện tích hồng cho thu hoạch cũng tăng từ 98 ha năm 2009 lên khoảng 550 ha vào năm 2016.
Năng suất hồng thấp và không tăng đáng kể từ 20 – 30 tạ/ha, nguyên nhân là do thời tiết của từng năm.
Sản lượng hồng không hạt năm 2016 đạt khoảng 1.925 tấn tăng 1.729 tấn so với năm 2009.
2.2.2.2. Về kỹ thuật canh tác
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào sản xuất cây hồng, trong đó đặc biệt chú trọng là công tác giống đã được theo dõi, đánh giá, chọn lọc, bình tuyển các cây ưu tú để xây dựng vườn ươm giống lấy mắt ghép, cành ghép phục vụ sản xuất giống tốt tại chỗ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
- Công tác quản lý chất lượng cây giống ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng, nhất là công tác tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và thẩm định cây giống trước khi xuất vườn.
- Chủ động trong công tác dự tính, dự báo thời tiết, dịch bệnh hại trên cây căn quả nói chung và cây hồng không hạt nói riêng nhằm phát hiện sớm phòng trừ có hiệu quả hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất.
- Về kỹ thuật trồng, chăm sóc:
+ Nhân giống: Từ năm 2005 đổ về trước hồng chủ yếu dâm rễ và một phần diện tích được sử dụng từ trồng hạt. Từ năm 2005 trở đi phương pháp ghép để nhân giống đã được sử dụng rộng rãi và là một giải pháp kỹ thuật để phát triển hồng không hạt tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, do kỹ thuật sản xuất yêu cầu cao, tỷ lệ thành công thấp do vậy nguồn giống sản xuất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh, huyện.
+ Phân bón: Hầu hết các hộ dân trồng hồng trên địa bàn huyên không có phân chuồng, nhiều hộ còn trồng chay, phân bón chủ yếu là phân hoá học được bón 01 lần/năm (đợt 1 vào cuối tháng 9 đầu tháng 10); lượng phân bón ít vào khoảng 2 - 2,5 tấn/ha.
+ Thời vụ gieo trồng: Đã được nông dân tuân thủ và thực hiện theo sự chỉ đạo trồng tập trung chủ yếu trong vụ xuân (tháng 2-3 dương lịch). Tuy nhiên, người dân còn thiếu kiến thức và chưa thực sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn tỉa cành tạo tán cho cây.
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Hồng không hạt Chợ Đồn” để từng bước quảng bá sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Diện tích trồng hồng không hạt trên địa bàn tỉnh qua các năm diện tích trồng tăng rõ rệt, chủ yếu tập trung tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn.
- Diện tích hồng không hạt chủ yếu tập trung trên đất vườn đồi và chủ yếu do các hộ đầu tư sản xuất chiếm trên 70%.
- Các hộ tham gia sản xuất hồng chủ yếu là dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế trung bình và trên 95% chưa qua đào tạo tập huấn.
- Chỉ có khoảng 50% số hộ có bón lót phân trước khi trồng cây và chỉ khoảng 20 – 30% có bón thúc qua các năm chăm sóc.
- Nguồn giống trồng chủ yếu là nhân giống từ rễ tại các cây hồng tại địa phương, còn lại là cây ghép được lấy từ cây đầu dòng đã được bình tuyển cho quả chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, tuy nhiên do thiếu giống sản xuất một số người dân mua trôi nổi trên thị trường chưa được kiểm soát.
- Về giá bán bình quân hằng năm 15.000-20.000đ/kg chính vụ, đặc biệt đầu vụ và cuối vụ giá có thể lên tới 30.000 – 40.000đ/kg nhưng lượng sản phẩm này ít.
- Việc bón phân thúc và phòng trừ sâu bệnh cho chưa được chú trọng và chưa có công thức bón phân phù hợp vì vậy tuổi thọ của cây bị rút ngắn, vườn cây già cỗi nhanh, giảm năng suất và chất lượng quả.
- Việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán chưa đạt như kỳ vọng do công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu chưa thực hiện, mẫu mã quả còn chưa đẹp, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn VietGap, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận chưa phát triển thị trường lớn đặc biệt thị trường Hà Nội…
Trong những năm qua nhiều đề tài đã tiến hành điều tra, tuyển chọn, nhân giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây căn quả nói chung và cây hồng nói riêng nhưng chưa được phát triển mở rộng. 2.2.2.2. Về chế biến, tiêu thụ sản phẩm
- Chế biến: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến hoa quả mới chỉ dừng lại việc ban hành các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào việc chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm hồng trong tỉnh vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn tươi của người tiêu dùng.
- Bảo quản: Bảo quản sản phẩm quả hiện nay chủ yếu theo công nghệ truyền thống, quy mô nhỏ. Với công nghệ tiên tiến hơn như kết hợp sử dụng nhiệt nóng 49-500c hoặc mát dưới 180c hoặc lạnh dưới 100c hoặc đông lạnh dưới -100c nhằm hạn chế hô hấp chín chưa được áp dụng trong tỉnh. Hoạt động sau thu hoạch phổ biến nhất là khâu phân loại, đóng thùng và xuất bán cho các tư thương.
- Tình hình tiêu thụ: Việc tiêu thụ sản phẩm quả chủ yếu ở dạng tươi và cho thị trường trong nước là chính, chưa có sản phẩm quả chế biến công nghiệp tại địa phương, do vậy giá trị sản phẩm hồng của Bắc Kạn còn thấp so với sản phẩm cùng loại trong khu vực các tỉnh lân cận.
Theo thống kê của FAO tiêu thụ quả bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 40kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới. Trong khi đó kế hoạch của Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 bình quân tiêu thụ 80kg quả/người/năm, như vậy tiềm năng phát triển cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng là còn nhiều tiềm năng.
+ Thị trường xuất khẩu quả: Trong bối cảnh nước ta là thành viên tổ chức thương mại thế giới, ngành sản xuất và chế biến hoa quả của ta đang đứng trước những thách thức rất lớn về xuất khẩu và cả tiêu thụ nội địa, điều đó có thể thấy ở một số điểm chính như sau:
* Thị trường Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu 50-80% sản lượng quả tươi từ nước ta chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Trong thời gian tới rau quả nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc phải chịu mức thuế cao hơn Thái Lan, Ấn Độ, các đòi hỏi về chất lượng nghiêm ngặt hơn trước.
* Các thị trường tiêu thụ tiềm năng khó tính như Hoa Kỳ, EU ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, an toàn, sạch bệnh, mẫu mã bao bì đẹp, thuận lợi cho tiêu dùng. Sản xuất CAQ ở nước ta quy mô phân tán, việc cung ứng các giống tốt vào sản xuất đại trà cũng như việc điều tiết để có được sự hài hoà giữa sản xuất, tiêu thụ và chế biến vẫn còn là một khó khăn lớn, tính thương phẩm của quả tươi còn thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, Bắc Kạn có sản phẩm hồng đặc trưng, do vậy sản phẩm quả của tỉnh vẫn có nhiều lợi thế so sánh đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+Tổ chức tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, sản xuất của tỉnh ta đang thiếu nhân tố có vai trò chủ đạo trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lưu thông, phân phối mang tầm cỡ quy mô sản xuất lớn, bền vững. Thông qua đó liên kết được từ khâu sản xuất, giới thiệu sản phẩm, ký kết tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất hồng trong những năm qua và cho đến nay vẫn chưa thực sự bền vững và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro từ khâu sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Kênh tiêu thụ chính hiện nay là do tư nhân, thương lái tiêu thụ là chủ yếu đảm nhận thu gom, vận chuyển và bán hàng ra tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng…
Về giá bán bình quân tư thương mua của chủ vườn từ 15.000 - 20.000 đồng/1kg, giá bán tiêu dùng trên thị trường trong tỉnh từ 25.000 - 30.000đ/kg cho thấy giá bán sản phẩm tương đối ổn định trong 04 năm trở lại đây.
2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒNG KHÔNG HẠT TẠI VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒNG KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
Từ lý luận về phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt nói riêng gắn với cơ sở thực tiễn của nghề trồng hồng cho thấy:
- Việc sản xuất hồng không hạt ngoài những yếu tố chủ quan thuận lợi như điều kiện về đất đai, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm ... phù hợp còn phải phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác như: vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật chế biến