VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒNG KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
Từ lý luận về phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt nói riêng gắn với cơ sở thực tiễn của nghề trồng hồng cho thấy:
- Việc sản xuất hồng không hạt ngoài những yếu tố chủ quan thuận lợi như điều kiện về đất đai, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm ... phù hợp còn phải phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác như: vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật chế biến phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng và từng hộ dân.
- Việc đánh giá được hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất hồng không hạt mang lại là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề trồng hồng không hạt phải tập trung vào hiệu quả do trồng hồng không hạt mang lại. Do mức đầu tư vốn khác nhau, do kinh nghiệm sản xuất ở các nhóm hộ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng không hạt khác nhau.
- Đánh giá đúng để đưa ra quyết định đối với việc lựa chọn và quyết định của một quá trình sản xuất. Nếu không có sự đánh giá đúng thì quá trình đó không được xem là phù hợp hay chưa phù hợp và điều kiện này rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và những lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu tất yếu của con người. Trong sản xuất nông nghiệp có những nguồn lực không thể thay thế hoặc có thể bị cạn kiệt đó là các điều kiện tự nhiên như: Đất đai, nguồn nước ... do đó việc lựa chon mục tiêu sản xuất, mục đích sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là rất cần thiết. Muốn phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tốt cần lựa chọn cơ cấu hợp lý đặc biệt chú ý đến sản phẩm hồng không hạt có lợi thế so sánh.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ Địa giới hành chính huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha, chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.
3.1.1.3. Điều kiện đất đai, địa hình * Đất đai:
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là 91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.394,93 ha, chiếm 5,92% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 66.110,45 ha, chiếm 72,56% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.047,91 ha, chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 688,63 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 13.430,14 ha, chiếm 14,74% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.103m2/người, đất lâm nghiệp là 1,35 ha/người. Diện tích đất chưa sử dụng còn
khá lớn, khoảng 14,74% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 11.517,96 ha. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất như sau:
+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân. Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.
+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương..
Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều (0,475%/năm)
Diện tích cây hàng năm nhìn chung ít có sự biến động. Diện tích cây lâu năm có xu hướng tăng lên, tăng bình quân mỗi năm là 5,91%. Diện tích cây lâu năm, diện tích mặt nước tăng lên là do người dân đã sử dụng một phần đất chưa sử dụng và đất rừng đã khai thác không có khả năng phục hồi vào làm tăng diện tích đất, mặt nước.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2014-2016
Đơn vị tính: ha
TT LOẠI ĐẤT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng diện tích tự nhiên 91.115 91.115 91.115
1 Đất nông nghiệp 71.232,82 71.742,19 71.911,37 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.088,72 5.298,25 5.394,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.773,38 4.922,85 5.009,16 1.1.1.1 Đất trồng lúa 3.038,51 3.096,30 3.080,81 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4,78 7,18 7,56 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.730,09 1.819,37 1.920,79 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 315,34 375,40 385,77 1.2 Đất lâm nghiệp 65.883,73 66.091,88 66.110,45 1.2.1 Đất rừng sản xuất 48.578,41 48.786,79 49.232,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 15.517,32 15.517,09 15.089,54 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.788 1.788 1.788 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 260,37 351 405,99 1.4 Đất nông nghiệp khác 1,06
2 Đất phi nông nghiệp 5.879,51 5.893,92 5.773,49 3 Đất chưa sử dụng 14.002,67 13.478,89 13.430,14 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 849,07 802,41 1.285,20 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 12.562,41 12.085,29 11.517,96 3.3 Núi đá không có rừng cây 591,19 591,19 626,98 Nguồn: Phòng thống kê, Tài nguyên và MT huyện Chợ Đồn
Qua bảng 3.1 chúng ta thấy đất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn tăng dẫn qua các năm từ 2014 – 2016, năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 71.232,82 ha, năm 2015 là 71.742,19 và năm 2016 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 71.911,37 tăng thêm 169,18 ha so với năm 2015. Đất lâm nghiệp của huyện giảm không nhiều, diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 65.883,73 ha, năm 2015 là 66.091,88 ha, năm 2016 là 66.110,45 ha, diện tích đất rừng sản xuất có xu hướng tăng dần qua các năm. Đất lâm nghiệp giảm là một phần do người dân chặt phá rừng để lấy gỗ...
tăng dân số cùng với sự phát triển của huyện về việc đầu tư để xây dựng các công trình như; Trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, bệnh viện,…
Đất chưa sử dụng đang giảm dần trong những năm gần đây là do người dân đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật để trồng cây lâu năm. Bình quân qua 3 năm giảm 2,05%.
* Địa hình:
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phja Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.
Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.
Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong huyện, những năm qua, huyện Chợ Đồn đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp:
Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phòng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hoá. Hàng năm có 300ha diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất trong các khâu chọn giống, nuôi trồng và chăm sóc; các giống lúa bao
thai, lúa lai, lúa năng suất cao, chất lượng tốt; giống ngô lai và ngô hàng hoá đạt 100% diện tích. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung hộ gia đình, trang trại, đạt hiệu quả kinh tế, trên địa bàn có 4 trang trại. Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển những nơi có điều kiện. Công tác trồng rừng đã trở thành phong trào trong nhân dân, trên cơ sở thực hiện hiện có hiệu quả các dự án đầu tư phát triển rừng từ những năm 2000 trở lại đây. Giai đoạn 2010-2015 tổng diện tích trồng rừng trên địa bàn được 8.000 ha (trong đó trồng quế là 470,64 ha) bình quân mỗi năm trồng được 1.600 ha, tổng khối lượng gỗ khai thác từ rừng sản xuất được 27.000 m3, đạt giá trị 34 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khai thác hơn 5.000m3, thu nhập bình quân gần 7 tỷ đồng/năm.
Nhìn chung, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Sản xuất CN - TTCN - Xây dựng:
Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Toàn huyện có 232 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trong đó: 14 cơ sở khai thác với giá trị sản xuất 80,56 tỷ đồng, 218 cơ sở chế biến với giá trị sản xuất 26,93 tỷ đồng (chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và chế biến khác)... Trong những năm qua, huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nâng cấp quy mô sản xuất từng bước chế biến sâu các loại khoáng sản, đồng thời phối hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư từng bước xây dựng hình thành các cụm công nghiệp tập trung như cụm công nghiệp phía Nam Chợ Đồn. Việc phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách cho huyện. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cũng làm nảy sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường, việc vận chuyển khoáng sản của các phương tiện vận tải vượt quá tải trọng làm cho hệ thống giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng không đều qua các năm. Năm 2015 đạt 149 tỷ đồng tăng 25%/năm.
Đ255 và một số tuyến đường liên xã. Hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư về số lượng và chất lượng trên cơ sở tự đầu tư mua sắm của nhân dân, có hỗ trợ và định hướng phát triển của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, phát triển, tăng trưởng khá và ổn định, với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Toàn huyện có 1.510 hộ tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ, cơ sở doanh nghiệp thương mại, nhà hàng, vận tải,… Hệ thống hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, trên địa bàn hiện có 16 chợ, hàng hóa đa dạng, phong phú, giá cả thị trường tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng, như dịch vụ viễn thông, vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến trung tâm cụm xã. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng năm tăng, năm 2015 đạt 276,75 tỷ đồng (tăng 24,38% so với năm 2010), đạt 97,52% so với NQ đề ra. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại thường xuyên được quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Công tác tài chính - tín dụng:
Công tác quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Các nguồn thu được tập trung quản lý khai thác tốt, đảm bảo việc thu, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước; tổng thu ngân sách hàng năm đều vượt kế hoạch và tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 thu được 64,280/61,670 tỷ đồng, đạt 104,23% KH.
Chi ngân sách được chú trọng cân đối, đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của bộ máy chính trị, đồng thời cân đối nguồn vốn bố trí cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, các sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; bên cạnh các nguồn vốn bổ sung từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện từ năm 2011-2015 đã bổ sung trên 12 tỷ đồng từ nguồn vượt thu hàng năm để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng