(Bình quân 1 hộ trồng hồng)
Diễn giải ĐVT BQ Chung Quảng Bạch Đồng Lạc 1. Giá bán tr.đ/tấn 20 20 20 2. Sản lượng sản xuất ra tấn/ha 10,6 11,2 10 2. Giá trị sản xuất (GO) tr.đ 212,00 224,00 200,00 3. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 27,05 27,05 27,05 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) tr.đ 184,95 196,95 172,95 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.10 cho thấy, GTSX bình quân 1,0 ha trồng hồng không hạt trong giai đoạn SXKD đạt trên 212 triệu đồng. Doanh thu từ trồng hồng không hạt của các hộ có xu hướng tăng dần do đang đi vào giai đoạn cho năng suất và chất lượng cao, hơn nữa, tuy tổng số hộ trồng hồng không hạt không nhiều, quy mơ cịn nhỏ lẻ, do vậy cho sản lượng hồng trung bình 1 hộ chưa cao. Tuy nhiên các hộ trồng hồng không hạt vẫn chưa thực sự chú ý đầu tư thâm canh cho vườn hồng, nên hộ cần áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng năng suất, chất lượng hồng không hạt, nâng cao giá trị của sản phẩm.
Thu nhập hỗn hợp MI là khoản thu nhập thuần túy. Trong MI bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được của hộ. Thu nhập hỗn hợp bình quân của 1 hộ trồng hông đạt trên 184 triệu đồng/ha/năm, đây là nguồn đảm bảo cho tích lũy và tái đầu tư của hộ.
b. Theo tuổi cây
So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm tuổi cây ở giai đoạn SXKD ta thấy nhóm hộ có vườn hồng khơng hạt trên 10 năm vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ có vườn hồng khơng hạt từ 5 – 10 năm, do vậy nhóm hộ 2 có năng suất cao hơn nhóm 1 nhưng chi phí bỏ ra của nhóm 1 lại thấp hơn nhóm 2 rất nhiều, do mức độ đầu tư thâm canh theo yêu cầu độ tuổi của cây. Như vậy, hồng không hạt là loại cây trồng cho thu nhập tương đối cao, với
chi phí bỏ ra ít. Tuy nhiên giá hồng không hạt phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm lại phụ thuộc vào cả q trình thâm canh chăm sóc nên khơng phải hộ trồng hồng nào cũng đạt được mức thu nhập cao giống nhau.
c. So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế của hồng với cây khác thì nhận định trồng hồng có giá trị kinh tế cao hơn
Bảng 4.11. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng khơng hạt và trồng qt (bình qn/1 ha)
Diễn giải Hồng không
hạt (Tr.đ)
Quýt
(Tr.đ) So sánh (lần)
1. Giá trị sản xuất (GO) 212 201,36 1,05 2. Chi phí xuất (TC) 29,69 32,21 0,92 Chi phí trung gian (IC) 27,05 31,2 0,87 Khấu hao 2,64 2,6 1,02 3. Giá trị gia tăng (VA) 99,54 80,16 1,24 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 98,52 79,15 1,24
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ (2016)
Qua Bảng 4.11 cho ta thấy trồng hồng khơng hạt có hiệu quả hơn nhiều so với trồng quýt tại địa phương. Mặc dù chi phí đầu tư cho quýt thấp hơn hồng không hạt nhưng hiệu quả kinh tế của hồng không hạt cao hơn quýt. Giá trị sản xuất trên 1 ha cây hồng khơng hạt đạt bình qn trên 212 triệu đồng đồng gấp 1,05 lần so với trồng quýt, thu nhập hỗn hợp cao hơn 1,24 lần. Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian của sản xuất hồng khơng hạt đạt 3,75 trong khi đó, cây qt chỉ đạt 3,45. Như vậy giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian của cây quýt cao gấp 0,92 lần cây hồng không hạt.
Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí cây hồng cao gấp 1,24 lần cây qt. Chính vì vậy, chúng tơi thấy rằng sản xuất hồng không hạt tại các điểm nghiên cứu cao hơn rất nhiều loại cây ăn quả khác, do việc đầu tư thâm canh tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng hồng ở những diện tích có thể tại địa phương như phát triển kinh tế vườn là cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với một số loại cây ăn quả khác của địa phương đang sử dụng.
d. Hiệu quả xã hội và môi trường
- Hiệu quả xã hội:
tỉnh Bắc Kạn, đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Vì vậy phát triển sản xuất hồng khơng hạt theo hướng bền vững là góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Bắc Kạn hôm nay và mai sau.
+ Phát triển sản xuất hồng khơng hạt góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là nông dân ở miền núi, đời sống kinh tế xã hội cịn nhiều khó khan, góp phần xóa đó giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Phát triển sản xuất hồng không hạt gắn với du lịch sinh thái, hình thành các trang trại chuyên canh cây ăn quả đặc sản, thu hút khách du lịch trong và ngồi nước góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển.
- Hiệu quả môi trường:
+ Phát triển sản xuất hồng khơng hạt góp phần sử dụng đất có hiệu quả, đặc biệt là đất đai ở các vùng đồi gò, bãi bồi ven suối, có tác dụng chống xói mịn, lở đất.
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng hồng khơng hạt có thể xen canh được với các cây trồng ngắn ngày khác, góp phần đảm bảo thu nhập cho người trồng hồng khơng hạt khi chưa có thu hoạch trong khoảng 3 năm đầu.
e. Khó khăn và thuận lợi của hộ trồng hồng khơng hạt
- Thuận lợi của hộ trồng hồng không hạt
+ Năng suất hồng không hạt hằng năm tại các hộ khá ổn định, năng suất trung bình từ 3 – 3,5 tấn/ha/năm, còn tùy thuộc vào độ tuổi của cây, kỹ thuật chăm sóc, bón phân của các hộ; chất lượng quả hồng tốt, giá bán sản phẩm có thể chấp nhận được;
+ Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hồng như: Diện tích đất có thể trồng hồng cịn nhiều, có lực lượng lao động dồi dào, các hộ gia đình có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng cây hồng khơng hạt; có nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án;
+ Phát triển sản xuất hồng trên địa bàn huyện nhìn chung mang lại hiệu quả kinh tế, biểu hiện rõ nhất là giá trị sản xuất của việc trồng hồng không hạt đều tăng qua các năm góp rất lớn vào cơ cấu thu nhập của hộ nơng dân, đây là cây trồng có thể áp dụng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện.
+ Sản xuất hồng không hạt trên địa bàn hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung, chủ yếu là do người dân tự phát, do đó hiệu quả cịn chưa cao;
+ Việc lựa chọn nguồn giống hồng đưa vào sản xuất chưa được chú trọng gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng sản phẩm;
+ Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của hộ sản xuất còn thấp, chưa khoa học. Người dân chưa tn thủ chăm sóc hồng theo quy trình kỹ thuật dẫn đến ảnh hưởng năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm;
+ Chưa xây dựng, thành lập được các tổ chức sản xuất như câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất....; Công tác khuyến nông, khuyến lâm hoạt động chưa hiệu quả.
+ Việc quy hoạch tổng thể tạo sự liên kết khai thác giữa các ngành chưa được thực hiện;
+ Công tác thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến chủ yếu được thực hiện thủ công dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm sút, cơ sở vật chất cho sản xuất chưa được bố trí thuận lợi;
+ Việc tiêu thụ sản phẩm hồng chưa ổn định, người dân chủ yếu bán quả hồng tươi cho người thu gom tại nhà, tại chợ với giá thấp;
+ Công tác quảng bá, quảng cáo và xây dựng thương hiệu hồng không hạt của huyện chưa thật sự được quan tâm;
+ Chính sách hỗ trợ cho người trồng cây ăn quả nói chung, cây hồng khơng hạt nói riêng chưa thật sự thỏa đáng; việc quy hoạch sản xuất cho loài cây này chưa thật sự được quan tâm, chú trọng;
+ Trình độ cán bộ khuyến nơng, khuyến lâm cũng cịn hạn chế; chưa có cán bộ kỹ thuật chuyên về sản xuất hồng để tư vấn, hướng dẫn cho người dân trong quá trình sản xuất;
+ Công tác tuyên truyền rất hạn chế, tư tưởng của người dân chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, đơn giản chưa chú ý việc sản xuất thành hàng hóa gắn với thị trường;
+ Chưa có hệ thống quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân, do vậy giá cả bấp bênh gây thất thoát lớn cho người sản xuất;
+ Thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồng của Nhà nước cũng như của các cấp chính quyền địa phương.
4.1.4. Thực trạng tiêu thụ hồng không hạt ở một số xã trên địa bàn huyện
4.1.4.1. Hình thức tiêu thụ
Hiện nay, có nhiều kênh tiêu thụ hồng khơng hạt. Tuy nhiên, 4 kênh tiêu thụ chính đó là:
- Kênh 1: Hộ trồng hồng - Người thu gom - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
- Kênh 2: Hộ trồng hồng - Người bán lẻ - Người tiêu dùng
- Kênh 3: Hộ trồng hồng - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. - Kênh 4: Hộ trồng hồng - Người tiêu dùng.
Để các kênh tiêu thụ trên hoạt động tốt thì vai trị của dòng sản phẩm, dịng thơng tin và dịng tài chính trong chuỗi là vơ cùng quan trọng. Theo dịng sản phẩm và dịng thơng tin, người tiêu dùng chính là người trả lợi nhuận cho toàn chuỗi nên thơng tin từ họ về u cầu chất lượng, hình dáng, mẫu mã, kích thước cũng như giá cả mà họ sẵn sàng chi trả là yếu tố quan trọng cho chuỗi tiếp tục hoạt động. Từ đó, dịng tài chính trong chuỗi lại bắt đầu cùng với những thông tin quay ngược lại từ khách hàng cuối cùng tới đầu chuỗi cung ứng làm cho dòng sản phẩm hoạt động theo. Cứ như thế, dịng thơng tin, dịng tài chính và dịng sản phẩm tạo thành vòng tròn nối tiếp nhau tạo động lực cho chuỗi cung ứng hoạt động và xoay vòng.
4.1.4.2. Các tác nhân tham gia tiêu thụ hồng không hạt
Trong chuỗi cung ứng hồng không hạt, các tác nhân tham gia trong chuỗi khá đầy đủ với các vai trò khác nhau để đảm bảo cho chuỗi cung ứng vận hành tốt, bao gồm: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng hồng không hạt vận hành theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi vẫn hoạt động theo năng lực riêng của mình nên họ vừa có thể là người thu gom, bán bn đồng thời chính họ cũng là người bán lẻ trong chuỗi.
Trong chuỗi này, người thu gom, bán bn là một mắt xích quan trọng vì họ là cầu nối giữa người nơng dân với những người bán lẻ cũng như trực tiếp với người tiêu dùng. Hồng không hạt chủ yếu được thu gom, bán buôn, bán lẻ ở địa phương thu mua với lượng thu mua khá lớn. Số lượng hồng không hạt họ tự tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng là ít.
Nếu bán cho thương lái, người dân khơng phải tham gia vào q trình thu hoạch. Cịn khi phải tự tiêu thụ, quy trình sau thu hoạch của người nơng dân rất đơn giản, thông thường theo con đường sau:
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu hoạch hồng khơng hạt
Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra hộ (2016)
Hộ trồng hồng tự tiêu thụ, theo hình thức này thì người nơng dân thực hiện vận chuyển ra chợ tiêu thụ cũng hết sức đơn giản, phụ thuộc vào phương tiện sẵn có, thơng thường là xe thồ, xe gắn máy…chở đến người mua, như vậy sẽ bán được với giá cao hơn rất nhiều.
Hình thức xử lý quả sau thu hoạch và bảo quản rất đơn giản, bảo quản hồng sau khi hái về chưa ăn được ngay, do đó phải ngâm trong nước lạnh cho đến khi ăn được thì đem tiêu thụ. Nếu được bán cho người bán buôn, bán lẻ cũng phải đem về ngâm với đem bán.
* Phương thức giao dịch và thanh toán
- Bán trong giai đoạn trước khi trái chín, hoặc ngay cả khi cây cịn đang ra hoa: Hình thức bán theo kiểu này một số nơi gọi là bán mão, tại các điểm nghiên cứu thì hình thức tiêu thụ hồng kiểu này không được ưa chuộng lắm, chiếm tỷ lệ rất ít (chiếm khoảng 10% trong tổng số các hộ trồng hông không hạt), do không chắc ăn đối với người mua. Các hộ trồng hồng sẽ bán khi quả hồng đã đủ lớn nhưng còn xanh (vào khoảng tháng 8, tháng 9). Khi thực hiện hình thức cung ứng này thì các hộ thường sẽ viết hợp đồng mua bán và có kèm theo một khoản tiền đặt cọc nhất định (từ 30 – 50% giá trị vườn hồng), khi cây hồng đến thời điểm thu hoạch sẽ thanh tốn số tiền cịn lại.
- Hình thức cung ứng khi vườn hồng khơng hạt đã chín lại khá phổ biến tại các hộ điều tra, bao gồm bán đổ sô hoặc bán tỉa.
Bán đổ sô là cách hộ trồng hồng khơng hạt bán tồn bộ vườn hồng của mình cho một thương lái nào đó với một giá cho tất cả các loại quả, không phân biệt giá cho quả loại 1 hay loại 2. Với cách bán như vậy thì việc trao đổi mua bán giữa hộ trồng hồng và thương lái diễn ra rất nhanh gọn và dễ dàng. Thương lái có
Cắt Ngâm nước Phân loại Chở đi tiêu thụ
thể viết hợp đồng hoặc cũng có thể thỏa thuận bằng miệng nhưng phải đặt cọc một số tiền nhất định (thường là 30 – 50% giá trị vườn hồng). Đối với vườn hồng khơng hạt có diện tích nhỏ, quả chín đồng đều cùng thời điểm, khi thanh tốn thương lái có thể thanh toán một lần với hộ trồng hồng sau đó thu hái, vận chuyển 1 lần là hết. Đối với những vườn hồng có diện tích lớn mà thương lái phải vận chuyển làm nhiều lần thì lại có cách thanh tốn khác. Thương lái sẽ giữ nguyên số tiền đã đặt cọc ban đầu, sau mỗi lần nhập sẽ trả tiền cho giá trị lần nhập đó, đến lần nhập cuối cùng thì mới trừ đi số tiền đặt cọc ban đầu và hồn tất cơng việc mua bán giữa hai bên. Hình thức cung ứng này khá được ưa chuộng đối với các hộ trồng hồng cũng như với thương lái do những ưu điểm của nó, có tới 55% hộ trồng hồng đã sử dụng hình thức này.
Cũng có một số hộ trồng hồng không bán đổ sô mà phân loại quả hồng ra làm nhiều loại dựa vào chất lượng và mẫu mã để bán với giá khác nhau. Hoặc cũng bán sản phẩn ngâm hoặc chưa ngâm, hồng loại 1 (khoảng 12-13 quả/1kg) bán với giá cao nhất và giảm dần với hồng loại 2 (từ 14- 18 quả/kg), thấp nhất là giá cho hồng loại 3 (quả nhỏ khoảng 20quả/kg). Tuy nhiên cách bán hồng không hạt theo kiểu phân loại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn cách bán sô (chiếm khoảng 22,5%) do tốn nhiều thời gian của người thu gom hơn, tỷ lệ hao hụt của vườn hồng sẽ lớn hơn, tổng thu thường thấp hơn. Phương thức thanh tốn của hình thức cung ứng này cũng giống như trong bán đổ sô.
Bán tỉa là cách mà hộ nông dân trồng hồng sẽ bán hồng khơng hạt của mình theo từng đợt, có thể cho cùng một đối tượng hoặc có thể cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Những quả hồng to hộ sẽ bán trước vào Tết trung thu, ngày rằm, quả nhỏ hơn sẽ để lại bán vào những ngày khác. Các hộ trồng hồng thường để dành những cây cho quả to, đồng đều, mẫu mã đẹp để bán trong dịp tết trung thu; dịp này hồng không hạt sẽ bán được giá rất cao, có khi cao gấp 1,5- 2 lần so với ngày thường, hoặc hộ cũng có thể hái, ngâm bán tỉa những quả chín trước vào đầu vụ (đầu tháng 8) Với hình thức này thì đa số các hộ trồng hồng sẽ được trả tiền trọn gói ngay, và thường sẽ khơng làm hợp đồng mua bán. Tại các điểm