Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra hộ (2016)
Hộ trồng hồng tự tiêu thụ, theo hình thức này thì người nông dân thực hiện vận chuyển ra chợ tiêu thụ cũng hết sức đơn giản, phụ thuộc vào phương tiện sẵn có, thông thường là xe thồ, xe gắn máy…chở đến người mua, như vậy sẽ bán được với giá cao hơn rất nhiều.
Hình thức xử lý quả sau thu hoạch và bảo quản rất đơn giản, bảo quản hồng sau khi hái về chưa ăn được ngay, do đó phải ngâm trong nước lạnh cho đến khi ăn được thì đem tiêu thụ. Nếu được bán cho người bán buôn, bán lẻ cũng phải đem về ngâm với đem bán.
* Phương thức giao dịch và thanh toán
- Bán trong giai đoạn trước khi trái chín, hoặc ngay cả khi cây còn đang ra hoa: Hình thức bán theo kiểu này một số nơi gọi là bán mão, tại các điểm nghiên cứu thì hình thức tiêu thụ hồng kiểu này không được ưa chuộng lắm, chiếm tỷ lệ rất ít (chiếm khoảng 10% trong tổng số các hộ trồng hông không hạt), do không chắc ăn đối với người mua. Các hộ trồng hồng sẽ bán khi quả hồng đã đủ lớn nhưng còn xanh (vào khoảng tháng 8, tháng 9). Khi thực hiện hình thức cung ứng này thì các hộ thường sẽ viết hợp đồng mua bán và có kèm theo một khoản tiền đặt cọc nhất định (từ 30 – 50% giá trị vườn hồng), khi cây hồng đến thời điểm thu hoạch sẽ thanh toán số tiền còn lại.
- Hình thức cung ứng khi vườn hồng không hạt đã chín lại khá phổ biến tại các hộ điều tra, bao gồm bán đổ sô hoặc bán tỉa.
Bán đổ sô là cách hộ trồng hồng không hạt bán toàn bộ vườn hồng của mình cho một thương lái nào đó với một giá cho tất cả các loại quả, không phân biệt giá cho quả loại 1 hay loại 2. Với cách bán như vậy thì việc trao đổi mua bán giữa hộ trồng hồng và thương lái diễn ra rất nhanh gọn và dễ dàng. Thương lái có
Cắt Ngâm nước Phân loại Chở đi tiêu thụ
thể viết hợp đồng hoặc cũng có thể thỏa thuận bằng miệng nhưng phải đặt cọc một số tiền nhất định (thường là 30 – 50% giá trị vườn hồng). Đối với vườn hồng không hạt có diện tích nhỏ, quả chín đồng đều cùng thời điểm, khi thanh toán thương lái có thể thanh toán một lần với hộ trồng hồng sau đó thu hái, vận chuyển 1 lần là hết. Đối với những vườn hồng có diện tích lớn mà thương lái phải vận chuyển làm nhiều lần thì lại có cách thanh toán khác. Thương lái sẽ giữ nguyên số tiền đã đặt cọc ban đầu, sau mỗi lần nhập sẽ trả tiền cho giá trị lần nhập đó, đến lần nhập cuối cùng thì mới trừ đi số tiền đặt cọc ban đầu và hoàn tất công việc mua bán giữa hai bên. Hình thức cung ứng này khá được ưa chuộng đối với các hộ trồng hồng cũng như với thương lái do những ưu điểm của nó, có tới 55% hộ trồng hồng đã sử dụng hình thức này.
Cũng có một số hộ trồng hồng không bán đổ sô mà phân loại quả hồng ra làm nhiều loại dựa vào chất lượng và mẫu mã để bán với giá khác nhau. Hoặc cũng bán sản phẩn ngâm hoặc chưa ngâm, hồng loại 1 (khoảng 12-13 quả/1kg) bán với giá cao nhất và giảm dần với hồng loại 2 (từ 14- 18 quả/kg), thấp nhất là giá cho hồng loại 3 (quả nhỏ khoảng 20quả/kg). Tuy nhiên cách bán hồng không hạt theo kiểu phân loại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn cách bán sô (chiếm khoảng 22,5%) do tốn nhiều thời gian của người thu gom hơn, tỷ lệ hao hụt của vườn hồng sẽ lớn hơn, tổng thu thường thấp hơn. Phương thức thanh toán của hình thức cung ứng này cũng giống như trong bán đổ sô.
Bán tỉa là cách mà hộ nông dân trồng hồng sẽ bán hồng không hạt của mình theo từng đợt, có thể cho cùng một đối tượng hoặc có thể cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Những quả hồng to hộ sẽ bán trước vào Tết trung thu, ngày rằm, quả nhỏ hơn sẽ để lại bán vào những ngày khác. Các hộ trồng hồng thường để dành những cây cho quả to, đồng đều, mẫu mã đẹp để bán trong dịp tết trung thu; dịp này hồng không hạt sẽ bán được giá rất cao, có khi cao gấp 1,5- 2 lần so với ngày thường, hoặc hộ cũng có thể hái, ngâm bán tỉa những quả chín trước vào đầu vụ (đầu tháng 8) Với hình thức này thì đa số các hộ trồng hồng sẽ được trả tiền trọn gói ngay, và thường sẽ không làm hợp đồng mua bán. Tại các điểm nghiên cứu, sản phẩm hồng không hạt được giao dịch chủ yếu bằng miệng (chiếm 100%), chưa có hợp đồng trên giấy.
Bảng 4.12. Một số đặc điểm khác biệt của hai loại giao dịch Hợp đồng giấy Thoả thuận miệng Hợp đồng giấy Thoả thuận miệng - Thực hiện khi bán trước khi trái chín hoặc
các dịp thị trường có nhu cầu cao - Chiếm khoảng 25%
- Hợp đồng đơn giản: do người mua tự soạn, viết tay, không theo mẫu chính thức, gồm cam kết về số lượng, giá cả, số tiền ứng trước và thời hạn thanh toán.
- Thực hiện khi bán sô, bán thu tiền ngay, bán theo lứa khi vườn hồng đã được thu hoạch.
- Chiếm khoảng 75%
- Dựa trên uy tín và quan hệ thân thiết.
Nguồn: Tham khảo hộ trồng hồng không hạt (2016)
Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân trồng hồng không hạt và thương lái tại các điểm nghiên cứu tương đối tốt. Bởi hồng không hạt là một loại trái cây mang tính đặc sản, rất được ưa chuộng vào dịp Tết trung thu nên vào gần dịp thu hoạch hồng không hạt thì càng có nhiều thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua. Đây là loại sản phẩm nông nghiệp mà thương lái phải mua bán trong một môi trường có tính cạnh tranh cao.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, thương lái thu mua hồng không hạt thường giữ uy tín với người trồng hồng, rất ít khi phá vỡ hợp đồng, với phương thức giao dịch nhanh chóng, thường trả tiền ngay, tự thu hoạch và tự vận chuyển. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra trường hợp thương lái ép thời gian thu hoạch sớm hoặc neo trái lâu, khiến chất lượng hồng không hạt không đáp ứng yêu cầu, giá trả cho nông dân rẻ đi. Khi giá hồng không hạt, nông dân phải neo trái để chờ giá hồng lên mới bán, vì vậy nên nông dân phải tốn kém thêm phần công chăm sóc.
* Hao hụt
Hồng khong hạt là loại trái cây có sự hao hụt cao do bản thân trái có vỏ mỏng, hay bị dập nát khi vận chuyển. Khi tự tiêu thụ nông dân chịu hao hụt rất lớn, khoảng 5%, chủ yếu do quá trình vận chuyển, hoặc sau ngâm.
Khi cung ứng cho thương lái hay người bán lẻ, người nông dân phải lo hao hụt bởi người dân phải đảm nhiệm các khâu sau thu hoạch như ngâm quả hồng.
* Khó khăn và hướng khắc phục đối với hộ trồng hồng không hạt
Mặc dù hồng không hạt có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất như chính sách khuyến khích của các địa phương, cũng như có sự quan tâm và giúp đỡ từ các tổ chức như Khuyến nông, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương,
…..Nhưng nông dân trồng hồng vẫn còn gặp một số khó khăn chủ yếu như các yếu tố đầu vào, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, diện tích đất canh tác, thị trường đầu ra, diện tích chuyên canh ít, còn manh mún, nhỏ lẻ; Việc ứng dụng KHCN còn hạn chế. Ý thức người nông dân còn kém nên không tuân thủ đúng yêu cầu về cách chăm sóc. Người dân thiếu ý thức chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ, hầu hết sản phẩm được tiêu thụ qua thương lái. Ý thức về hợp đồng còn yếu kém, vẫn theo thói quen, ảnh hưởng đến việc ràng buộc ký kết, tự thiệt thòi cho mình; Người nông dân ít chú trọng nhiều đến thông tin thị trường; Khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế….
Hướng khắc phục: Cở sở cung cấp giống, nhất là Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương nên tìm biện pháp nhân rộng giống tốt & hạ giá thành. Các xã và huyện cần có cơ chế trợ giúp giá cho một số vùng trồng tập trung, khuyến khích mô hình HTX; Tăng cường công tác điều tra, quản lí, khảo sát đánh giá, sưu tập giống tiến bộ; Nhà nước có những biện pháp trợ giá sản phẩm đầu vào, quản lý chất lượng đầu vào; Sở Nông nghiệp & PTNT các địa phương cần phối hợp với các trường đại học, viện nghiên nghiên cứu rau quả… khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Mở rộng phát triển vùng hồng theo hướng hàng hóa thay cho qui mô hộ gia đình; Chính quyền địa phương nên cân nhắc thận trọng cũng như hạn chế hoạch khu công nghiệp tại những vùng trồng hồng tập trung; Tăng cường ứng dụng KHCN. Tổ chức các CLB nông dân cùng sở thích: trao đổi kinh nghiệm trồng hồng; Khuyến khích & hỗ trợ bà con thực hiện chủ trương hiện đại hoá các khâu tưới tiêu, chăm sóc; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất; Giúp họ nâng cao ý thức chủ động tìm kiếm thông tin thị trường.
Khó khăn và hướng khắc phục trong tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ hồng không hạt còn hạn chế, nông dân chủ yếu bán đổ sô cho người bán buôn làm giảm lợi nhuận. Nhiều hộ vẫn còn lúng túng trong việc tìm đầu ra; Các hộ trồng hồng vẫn bị tư thương ép giá.
Do đó, chính quyền và các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ giúp hộ trồng hồng tìm thị trường tiêu thụ; có các biện pháp giúp người dân ổn định giá cả. Cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm để hộ nông dân chủ động giao dịch.
4.1.4.3. Các tác nhân chủ yếu tham gia tiêu thụ hồng không hạt
a. Hộ thu gom
* Đặc điểm của hộ thu gom:
Là những người tham gia vào chuỗi cung với vai trò là người thu mua sản phẩm từ người sản xuất để đưa đến các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng.
Đặc điểm chung:
Phần lớn người thu gom hồng không hạt đều là những người có thu nhập khá và họ có kinh nghiệm thu mua quả hồng có thâm niên từ 5 - 7 năm. Họ bán hồng không hạt cho người bán buôn, thậm chí là những người bán lẻ, người tiêu dùng khi được giá. Họ đều là khách quen của các hộ trồng hồng không hạt tại xã Quảng Bạch và Đồng Lạc. Do đó, họ nắm bắt khá nhiều thông tin từ các tác nhân khác nhau trong chuỗi cung ứng hồng không hạt. Sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt vẫn còn nhỏ lẻ, ở quy mô hộ gia đình nên người thu gom vẫn giữ một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Để tiến hành hoạt động thu gom thì người thu gom cần am hiểu về thị trường và tiêu chí để nhận biết chất lượng quả. Hộ thu gom phải đầu tư một số vốn dành cho việc thu mua và vận chuyển quả hồng đã qua ngâm xử lý hoặc chưa ngâm, trung bình một hộ là 150 triệu đồng/năm. Với những hộ thu gom mua quy mô nhỏ thì không cần vốn lớn nên họ tự xoay vòng vốn mà không cần đi vay thêm, với những hộ thu gom lớn thì phải đi vay thêm vốn để lấy hàng.
Bảng 4.13. Đặc điểm và quy mô hoạt động của người thu gom hồng không hạt(Tính bình quân 1 hộ thu gom) hạt(Tính bình quân 1 hộ thu gom)
Diễn giải ĐVT Số lượng Ghi chú 1. Độ tuổi trung bình tuổi 43,7
2. Số năm thu gom năm 5,7 3. Số LĐ thu gom bình quân 1 hộ người 3,0 4. Vốn BQ 1 hộ/năm tr.đ 150 6. Khối lượng hồng không hạt thu mua/1 vụ tấn 10 7. Số ngày thu gom BQ 1 tháng ngày 20
8. Số tháng thu gom BQ 1 năm tháng 2 Tháng 9,10 9. Giá mua BQ tr.đ/tấn 13,0
10. Giá bán BQ tr.đ/tấn 20,0 - Bán cho người bán buôn tr.đ/tấn 15,3 - Bán cho người bán lẻ tr.đ/tấn 17,0 - Bán cho người tiêu dùng tr.đ/tấn 20,0 11.Tỷ lệ cung ứng hồng không hạt cho các tác nhân %
- Người bán buôn % 86,62 - Bán cho người bán lẻ % 12,99 - Bán cho người tiêu dùng % 0,39
* Quy trình sau thu hoạch của người thu gom
- Quy trình thu hoạch: Qua điều tra tại các điểm nghiên cứu cho thấy những người thu gom đều là những người từ nơi khác đến. Đến mùa thu hoạch vào tháng 9, người thu gom đến tận vườn thỏa thuận rồi trực tiếp thu hái, tự ngâm hoặc chủ hộ hái - ngâm. Thời gian thu gom của nhóm tác nhân này tập trung từ tháng 9 đến hết tháng 10 dương lịch. Quy trình thu hoạch của thương lái thường bao gồm đủ các bước đã trình bày trong sơ đồ 3.2, phần thu hoạch của người nông dân.
- Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy hoặc ô tô nhỏ trong trường hợp thu mua với số lượng lớn. Do ở đây có một số vườn hồng tập trung khoảng 200 cây, quả chín không đều, có khi phải chở làm nhiều lần, người thu gom đến mua hồng không hạt tại các xã thường mang ô tô đến tận vườn hồng không hạt của hộ để chở về. Đường giao thông tại các xã trồng hồng trên địa bàn huyện hiện khá thuận lợi cho xe ô tô vào vận chuyển sản phẩm hồng không hạt.
- Phần sơ chế quả hồng khá phức tạp: quả hồng sau khi hái, vận chuyển quả hồng từ vườn về phải được xử lý ngâm bằng nước lã sạch, khoảng 36-48 giờ thì đem bán cho người tiêu dùng sử dụng
- Phân loại: Người thu gom thường dựa vào mẫu mã quả để phân loại hồng không hạt và qui định giá. Tuy nhiên vì chủ yếu bán với số lượng nhỏ lẻ nên việc phân loại cũng chỉ ở mức độ tương đối. Người thu gom có thể phân loại hồng không hạt thành 3 loại như sau:
Loại 1 bán với giá cao nhất và giảm dần với hồng loại 2, thấp nhất là giá cho hồng loại 3.
Bảng 4.14. Phân loại hồng không hạt
Loại hồng không hạt Tiêu chuẩn phân loại
- Hồng không hạt loại 1 Số lượng từ 12-13 quả/1kg; quả đều, da mịn,màu vàng đậm, vị ngọt, giòn.
- Hồng không hạt loại 2 Số lượng 14- 18 quả/1kg
- Hồng không hạt loại 3 Quả nhỏ, quả bi khoảng 20quả/kg vỏ xấu, vị nhạt.
Nguồn: Tham khảo ý kiến người thu gom
- Bảo quản: Đa số các hộ thu gom bảo quản hồng không hạt thường thu gom số lượng vừa phải xử lý xong, tiêu thụ ngay
- Hao hụt: Thương lái thường là đối tượng chịu hao hụt lớn nhất trong toàn chuỗi cung ứng hồng không hạt bao gồm:
Hao hụt do thời gian bảo quản hồng, số lượng hồng thu gom nhỏ lẻ nên phải mất nhiều thời gian và vận chuyển nhiều lần. Quả hồng không hạt sau khi ngâm hậu quả là số hồng tồn trữ bị hụt khối lượng hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, các hao hụt này thường không đáng kể, chỉ khoảng 0.5 -1% tuỳ vào thời gian để lâu hay mau (Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái).
Hao hụt do vận chuyển, bốc vác, chất lượng vườn hồng kém: Hao hụt này khá cao khoảng 5% (Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái).
Ngoài các hao hụt trên đây, đôi khi người thu gom cũng phải chịu thêm mất mát do một số khách hàng không chịu thanh toán theo thỏa thuận. Do không có hợp đồng pháp lí rõ ràng nên người thu gom không thể đòi tiền được => đây cũng là một điểm cần có hướng khắc phục, bảo vệ quyền lợi cho người thu gom, bán buôn (Nguồn: Phỏng vấn chuyên sâu thương lái).
* Khách hàng
Như đã đề cập tại sơ đồ 4.3 khách hàng của người thu gom chủ yếu là người bán buôn (86,62%), số còn lại là người bán lẻ (khoảng 12,99%) và người tiêu dùng (0,39%). Người thu gom thường mang hồng ra các chợ đầu mối, chợ bán buôn để bán, thời gian mà họ buôn bán thường là từ 2h – 6h sáng. Khách hàng sẽ đến các chợ đầu mối để mua hồng của họ, cũng có trường hợp khách hàng đến tận nhà người thu gom để lấy hàng, nhưng chỉ với những mối làm ăn quen.