KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 91 - 94)

5.1. KẾT LUẬN

1. Lục Nam là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang với hai tỉnh Hải Dương và Lạng Sơn, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua tương đối nhanh, mức sống của người dân ngày càng nâng lên, việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất diễn ra ngày càng sôi động các khu dân cư diễn ra khá mạnh gây áp lực lớn đến việc quản lý và sử dụng đất nói chung và việc đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng của huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 60.860,93 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 85,36%; đất phi nông nghiệp chiếm 12,35%; đất chưa sử dụng chiếm 0,54%. Tình hình quản lý đất đai tại huyện được thể hiện qua các công tác: Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.

2. Trong giai đoạn 2016-2018, quyền sử dụng đất được thực hiện nhiều nhất là quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 6.145 trường hợp (chiếm 46,61 %), thứ hai là quyền thế chấp với 4.586 trường hợp (chiếm 34,78 %), thứ ba là quyền tặng cho với vụ 1.833 trường hợp (chiếm 13,90). Trong đó, thị trấn Đồi Ngô có tổng số trường hợp thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho nhiều nhất là 1.517 trường hợp (chiếm 11,50 %). Xã Vô Tranh có tổng số trường hợp thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho thấp nhất là 118 vụ (chiếm 0,89 %). Kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất của địa bàn huyện Lục Nam đạt kết quả khá cao. Tình trạng giao dịch QSDĐ không làm thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước vẫn còn nhưng không nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng người sử dụng đất không khai báo khi thực hiện các QSDĐ là do ý thức của người sử dụng đất trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai nói chung và các quy định về QSDĐ nói riêng còn hạn chế. Mặt khác công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm trong khi đó là giấy tờ bắt buộc phải có để thực hiện các QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật.

3. Kết quả đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam cho thấy: chỉ số đánh giá về Văn bản hướng dẫn khi thực hiện thủ tục hành

chính và Thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người SDĐ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2018 được người dân đánh giá ở mức trung bình (3,20 và 2,95) ở cả 3 quyền; chỉ số đánh về phí và lệ phí, thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ và mức độ hài lòng khi thực hiện các quyền của người SDĐ ở khi thực hiện các quyền của người SDĐ ở tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2018 được người dân đánh giá ở mức cao (3,51-4,12) ở cả 3 quyền. Điều đó chứng tỏ trong thời gian vừa qua công chức, viên chức của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính, thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã được cải thiện và làm hài lòng của người dân đến thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp và tặng cho quyền SDĐ ở.

4. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam đề tài nghiên cứu đề xuất 4 nhóm giải pháp: Giải pháp về chính sách pháp luật; Giải pháp vềthủ tục hành chính thực hiện quyền của người sử dụng đất; Giải pháp tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật; Giải pháp tăng cường công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, đồng thời để có những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, ngoài đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất là HGĐ, cá nhân cần tiếp tục nghiên cứu việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn nghiên cứu.

2. Đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam và các cơ quan có liên quan xem xét kết quả đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất và các giải pháp đã đề xuất trong luận văn để tham mưu cho UBND huyện ban hành quy định hoàn thiện công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014a). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014b). Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

4. Chính phủ (2014a). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. 5. Chính phủ (2014b). Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.

6. Diệu Linh (2011). Khái quát về tình hình sử dụng đất của Hàn Quốc. Truy cập ngày 06/6/2019 tại http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=137.

7. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị, Nhà nước và Pháp luật. 8. HĐND tỉnh Bắc Giang (2016). Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016. 9. Hồ Thị Lam Trà, Đoàn Ngọc Phương, Phan Văn Thọ, Phan Thị Thanh Huyền,

Bùi Nguyên Hạnh và Đỗ Tiến Thuấn (2016). Giá đất, tài chính về đất đai cơ sở lý luận và thực tiễn. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Hồ Thị Lam Trà, Phạm Anh Tuấn và Đỗ Thành Công (2017). Nghiên cứu việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kì 1 tháng 5/2017. Tr. 3-10. 11. Lê Huy Bá, Nguyễn Trọng Hùng, Thái Lê Nguyên, Huỳnh Lưu, Trùng Phùng,

Nguyễn Thị Trốn, Lê Đức Tuấn và Nguyễn Đinh Tuấn (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lê Thanh Khuyến (2015). Tiếp tục hoàn thiện thể chế để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. (8). tr. 43 – 44. 14. Nguyễn Cúc (2014). Làm rõ thêm nội hàm sở hữu toàn dân về đất đai. Tạp chí Lý

luận chính trị số. (1).

15. Nguyễn Đình Bồng (2010). Giáo trình Hệ thống pháp luật đất đai và thị trường BĐS. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Đình Bồng (2012). Quản lý đất đai Việt Nam năm 1945 – 2010. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Khánh (2013). Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn. 29. (1). 18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam (2019). Kế hoạch sử dụng đất 2019. 19. Phùng Văn Nghệ (2010). Lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai

Việt Nam. Tổng cục Quản lý Đất đai, Hà Nội.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987). Luật Đất đai năm 1987. 21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992). Hiến pháp năm 1992. 22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993). Luật Luật Đất đai 1993. 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Bộ Luật Dân sự năm 2005. 25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013a). Hiến pháp năm 2013. 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013b). Luật Đất đai năm 2013.

27. Thu Thủy (2011). Hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện. Truy cập ngày 06/6/2019 tại: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1470

28. Trần Tú Cường (2012). Báo cáo tổng kết khoa học, đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường, 300 tr.

29. Trần Quang Huy (2013). Giáo trình Luật Đất đai. NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 30. UBND tỉnh Bắc Giang (2018). Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 30/10/2018. 31. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lục Nam (2017, 2018, 2019), Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 91 - 94)