Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HUYỆN LỤC NAM

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Trong 03 năm qua, kinh tế của huyện Lục Nam đã có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt gần 12,8%/năm; trong 03 năm qua đạt bình quân 15,15%/năm.

- Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2016 đạt 3,45 triệu đồng, năm 2017 đạt 14,49 triệu đồng và năm 2018 đạt 25,0 triệu đồng (giá HH), tăng bình quân 23,7%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, từ 114.084 triệu đồng năm 2016, tăng lên 500.314 triệu đồng năm 2017 và năm 2018 đạt 731.023 triệu đồng; tăng bình quân 31,15%/năm giai đoạn 2016-2018.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong gần 03 năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm, từ 69,8% năm 2016 xuống còn 58,0% năm 2017 và năm 2018 giảm xuống còn 39,5% . Tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 17,1% năm 2016 lên 25,7% năm 2017 và năm 2018 đạt 32,0%. Tỷ trọng khu vực Dịch vụ - Thương mại tăng từ 14,2% năm 2016 lên 16,3% năm 2017 và năm 2018 đạt 28,5%.

Tuy cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; song đến nay tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn ở mức cao. Do vậy đã làm cho tốc độ tăng trưởng không thể cao và ồn định (vì tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp thấp và sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, năm được mùa, năm mất mùa). Vì vậy trong thời gian tới để kinh tế của huyện phát triển với tốc độ cao và ổn định cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sang tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong 03 năm qua, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là ngành sản xuất chủ đạo trong khu vực kinh tế nông nghiệp; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 90 - 95% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; thực hiện có hiệu quả về đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường vào sản xuất, nên giá trị hàng hoá nông nghiệp tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông giai đoạn 2016-2018 đạt tới gần 10,5%/năm.

- Sản xuất trồng trọt phát triển khá, giá trị sản xuất trồng trọt từ 549.601 triệu đồng năm 2017 tăng lên 1.559.926 triệu đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân gần 27,38%/năm; đưa bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 51,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 78,0 triệu đồng/ha năm 2018 (giá HH). Trong sản xuất trồng trọt, sản xuất lương thực và cây ăn quả là 2 loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản phẩm hàng hóa.

- Chăn nuôi của huyện trong 03 năm qua phát triển mạnh theo hướng tăng các sản phẩm có tính chất hàng hoá. Giá trị sản xuất từ 173,4 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 669,052 tỷ đồng năm 2018 , tăng trưởng đạt bình quân 36,76%/năm.

- Là huyện miền núi với quỹ đất lâm nghiệp khoảng 26,3 nghìn ha, là một thế mạnh của huyện. Tuy nhiên hiện nay giá trị sản xuất lâm nghiệp mới đạt khoảng 40 - 50 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong 03 năm qua chỉ đạt gần 2,7%/năm (Theo báo cáo thuyết minh Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của UBND huyện Lục Nam).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Là huyện nông nghiệp, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lục Nam trước đây kém phát triển. Sau 08 năm thực hiện nghị quyết Đảng bộ lần thứ XX về phát triển công nghiệp và TTCN, đến nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất (theo giá cố định 2017) từ 22,53 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 133,09 tỷ đồng năm 2017, đến năm 2018 đạt 708,432 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 22,5%/năm. Theo thống kê, năm 2018 trên địa bàn huyện có 119 doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 2 cơ sở đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số 5.117 lao động. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khai thác đá, cát sỏi, than, xay sát gạo, ngô, gạch, ngói và công cụ cầm tay.

Nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện còn nhỏ, khai thác vật liệu thiên nhiên, chế biến lương thực, thực phẩm, chế tác bàn tủ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chủ yếu. Trang thiết bị, công nghệ đa số còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Hiện đã có một số cơ sở sản xuất công nghiệp lớn trên địa bàn mới được xây dựng, song sản phẩm làm ra chưa nhiều.

- Về xây dựng cơ bản tăng nhanh, giá trị sản xuất của ngành đã tăng từ 74,8 tỷ đồng năm 2016 lên 260 tỷ đồng năm 2017 và năm 2018 đạt 1.727,713 tỷ đồng (giá HH); tốc độ tăng trưởng đạt 45,2%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành xây dựng luôn chiếm vị trí cao trong khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng; năm 2016 là 75,9%, năm 2017 là 69,7% và năm 2018 là 70,92% (Theo báo cáo thuyết minh Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của UBND huyện Lục Nam).

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2017) của khu vực dịch vụ trong 03 năm qua tăng trưởng tương đối khá, từ 91,7 tỷ đồng năm 2016 lên 148,4 tỷ đồng năm 2017 và đến năm 2018 đạt khoảng 1.800 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 20%/năm. Tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2018 đạt gần 28,5%).

- Về hoạt động thưong mại, tính đến cuối năm 2018 trên địa bàn huyện có 4.845 cơ sở tham gia kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng; tăng 894 cơ sở so với năm 2016. Với hệ thống chợ gồm 18 chợ, trong đó có 01 chợ đạt tiêu chuẩn loại 2, có 11 chợ đạt tiêu chuẩn loại 3 theo tiêu chuẩn phân loại chợ được quy định tại Nghị định 02/2003/NĐ-CP và các tụ điểm giao lưu trao đổi sản phẩm, cung cấp vật tư hàng hoá nhanh chóng được hình thành góp phần tạo ra thị trường ngày càng phong phú, đa dạng trên địa bàn huyện.

- Về hoạt động dịch vụ du lịch của huyện kém phát triển, chưa khai thác triệt để tiềm năng du lịch vốn có. Việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động du lịch như nâng cấp đường giao thông, xây dựng khu nghỉ ngơi giải trí,... ở các địa điểm thuận lợi cho du lịch, thăm quan (Suối Mỡ, suối

Nước Vàng,...) chưa được quan tâm đúng mức, gây hạn chế lớn đến sự phát triển

của loại hình dịch vụ này. Trong những năm tới cần có sự quan tâm, đầu tư của các cấp ngành, xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch, nhằm khai thác tối đa tiềm năng hiện có, thúc đẩy kinh tế dịch vụ phát triển.

- Về hoạt động tài chính ngân hàng, năm 2018 thu ngân sách Nhà nước đạt 731.023 tỷ đồng, tăng 231.093 tỷ đồng so với năm 2017 (tốc độ tăng trưởng khoảng 18%/năm).

Về chi tăng nhanh, từ 100,37 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 441,51 tỷ đồng năm 2017 và đến năm 2018 tổng chi lên đến 654,562 tỷ đồng. Nhìn chung đã đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên; ngoài ra hàng năm còn tiết kiệm chi thường xuyên, dành chi phát triển kinh tế của huyện từ 5 - 7 tỷ đồng và hỗ trợ các xã xây dựng trường học, đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương (Theo báo cáo thuyết minh Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của UBND huyện Lục Nam).

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số, lao động

209.112 người, trong đó dân số thành thị 12.373 người (chiếm 5,9% dân số chung của huyện). Phân theo giới tính, nữ có 105.063 người, chiếm 50,2% dân số của huyện; mật độ 344 người/km2.

Dân số của huyện hiện tại cư trú với mật độ cao ở 2 thị trấn và các xã vùng đồi thấp, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng (thị trấn Lục Nam 2.280 người/km2; thị trấn Đồi ngô 1.876 người/km2). Ngoài dân tộc Kinh (khoảng 86,6% dân số của huyện), trên địa bàn Lục Nam còn có 7 dân tộc ít người khác cư trú, gồm người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa, Dao và Mường.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2018 khoảng 125,2 nghìn người, chiếm 62% dân số. Hiện tại số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 105,6 nghìn người, chiếm 85% lao động trong độ tuổi; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 80% và khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 20%. Lao động qua đào tạo hiện nay chiếm khoảng 30% tổng số lao động của huyện, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 22%.

b. Việc làm và thu nhập

Theo báo cáo của phòng Thương binh - Xã hội, (năm 2018) lao động không có việc làm của huyện chiếm khoảng 7,0 - 10%, lao động nông thôn thời gian làm việc chỉ đạt khoảng 70%; Lao động hàng năm tăng thêm từ 2.500- 3.000 người. Vì vậy số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng, do đó giải quyết việc làm hiện nay là vấn đề bức xúc của huyện. Để tạo việc làm cho người lao động, trong những năm qua huyện đã có nhiều biện pháp, như lập dự án vay vốn giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển để thu hút lao động. Kiện toàn Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Lục Nam là một trong số ít huyện của tỉnh hội đủ 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thuỷ và đường sắt .

Hệ thống đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 4 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã với tồng chiều dài 641 km.

- Quốc lộ, có 2 tuyến chạy qua dài 45 km, đã trải nhựa toàn bộ. Trong đó QL.31 từ Đại Lâm đến trại Mít (xã Đông Hưng) dài 17 km và QL.37 từ Đan Hội

đến Bảo Sơn dài 28 km.

- Đường tỉnh, có 2 tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 65 km. - Đường huyện, có 7 tuyến với tổng chiều dài 83 km, đã trải nhựa 12 km (tuyến Phương Sơn - Yên Sơn và tuyến Vũ Xã - Đan Hội).

- Đường xã, liên xã tổng chiều dài 282,4 km, trong đó đã cứng hóa 70,5 km mặt đường bê tông.

- Đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 472 km, trong đó 193 km đã được bê tông hóa.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của Lục Nam được phân bố khá hợp lý và thuận tiện. Các tuyến đường liên thôn, liên xã qua các khu đông dân cư và trung tâm xã nối với đường huyện, đường tỉnh, thuận tiện cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Đường sắt

Tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện từ xã Bảo Sơn đến Cẩm Lý có chiều dài 31 km qua 3 ga (Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý) đã góp phần tích cực vào việc giao lưu hàng hoá phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đường thủy

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, huyện Lục Nam còn có đường thủy là sông Lục Nam từ ngã ba Nhân (xã Đan Hội) đến xã Trường Giang với chiều dài 38 km, tương đốithuận lợi trong việc giao lưu giữa các xã trong nội huyện cũng như với các khu vực xung quanh bằng các phương tiện vận tải thủy. Trên toàn tuyến sông có 7 bến đò ngang, 1 cầu phao, 8 bến bãi xếp dỡ hàng hóa.

b. Cơ sở hạ tầng công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao) Hệ thống giáo dục

Toàn huyện hiện có trường 106 trường học, trong đó: MN 34 trường, TH 34 trường, THCS 26 trường và trường có hai cấp học 04 trường, PT DTNT 01 trường, THPT 6, TTGDTX- DN 01 và 27 Trung tâm Học tập cộng đồng đặt tại các xã, thị trấn trong huyện

Hệ thống cơ sở y tế

đã có 1 số thiết bị tương đối hiện đại như: máy siêu âm, điện tim, máy xét nghiệm tự động. Phần lớn các trạm y tế đã được bổ sung các thiết bị thiết yếu, trong đó: 100% trạm y tế có đủ bộ khám thai, đỡ đẻ và kế hoạch hóa gia đình, 92% trạm y tế có đủ bộ thiết bị tuyên truyền.

Hệ thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng, ngày càng gần dân. Trạm y tế các xã, thị trấn đã có chuyển biến tích cực trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, tỷ lệ khám bệnh tại trạm y tế xã đạt 61% tổng số lần khám bệnh toàn huyện. Công suất sử dụng giường bệnh đều đạt và vượt so với kế hoạch, số lần khám bệnh trung bình đạt 1,8 lần/1 người dân/1 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)