Tình hình quản lý đất đai và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 56 - 65)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HUYỆN LỤC NAM

4.1.3. Tình hình quản lý đất đai và sử dụng đất

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Lục Nam đã quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền sử dụng đất của mình,.... công tác quản lý đất đai của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm, công tác đo đạc bản đồ địa chính tiến độ còn chậm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất ổn định lâu dài,... vẫn còn một số tồn tại.

a. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai

Thực hiện các chỉ thị về kiểm kê đất đai của Chính phủ (năm 2005, năm 2010 và năm 2015) và các văn bản về thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm của bộ Tài nguyên & Môi trường và sở Tài Nguyên & Môi trường Bắc Giang. Trong những năm qua, UBND huyện Lục Nam đã nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy định, nên đã giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt được thực trạng sử dụng đất của cấp mình và sự biến động về sử dụng đất hàng năm để có kế hoạch đưa vào khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

đã có công văn chỉ đạo phòng Tài nguyên & Môi trường, các xã, thị trấn trong huyện thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về kiểm kê, thống kê đất đai. Do đó nhìn chung các xã, thị trấn thực hiện đúng tiến độ, phòng Tài nguyên & Môi trường tổng hợp báo cáo huyện và trình sở Tài nguyên & Môi trường đúng thời gian.

b. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Đến năm 2005 trên toàn huyện mới đo đạc và lập bản đồ địa chính cho thị trấn Đồi Ngô, thị trấn Lục Nam và các khu dân cư nông thôn của 4 xã (Bảo Đài, Thanh Lâm, Phương Sơn, Chu Điện), sau năm 2005, thực hiện Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về đo đạc bản đồ và hoàn thiện hồ sơ địa chính giai đoạn 2008 - 2015; đến năm 2018 trên địa bàn huyện đã tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính ở 25 xã. Trong năm 2019 hoàn thành nốt ở 02 xã: Bảo Sơn và Yên Sơn. Như vậy đến nay đã đo đạc, lập bản đồ địa chính cho gần 92% tổng quỹ đất đai của huyện.

c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của bộ Tài nguyên và Môi trường vê công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong 05 năm qua UBND huyện Lục Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tiến hành làm tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã.

- Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Năm 2010 tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011- 2015 và đến năm 2016 tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 - 2020.

- Về lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm: UBND huyện căn cứ vào Luật đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường, đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất trong từng kỳ kế hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm và giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai của huyện.

Nhìn chung trong 05 năm qua huyện đã làm tốt công tác, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và xã, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền nắm

chắc được quỹ đất đai và sử dụng đất phù hợp theo quy hoạch, kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do việc xác định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa sát và nguồn lực có khó khăn, nên kế hoạch sử dụng đất xây dựng thường đạt thấp và hàng năm khi có nhu cầu phải điều chỉnh, bổ sung.

d. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính đến nay toàn huyện đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp.

Trong đó có một số điểm còn tranh chấp địa giới hành chính theo bản đồ 364; một số do sai sót về kỹ thuật nghiệp vụ; một số điểm do xâm canh, xâm cư nhưng chưa giải quyết thỏa đáng, chưa có giải pháp hợp tình, hợp lý về quản lý, sử dụng đất cho các bên liên quan trước mắt cũng như lâu dài.

e. Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất

Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất ở Lục Nam đã được tập trung lãnh đạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn phù hợp với điều kiện của huyện; làm tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Từ năm 2016 đến năm 2018 đã thu hồi 132,07 ha để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và hoàn thành kế hoạch hàng năm về đất ở, đất giao thông, đất khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, chuyển dịch sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp (chuyển đất lúa úng trũng

sang nuôi trồng thuỷ sản). Giao đất cho 3.926 hộ gia đình cá nhân với diện tích

504,76 ha; cho 07 tổ chức với diện tích 73,33 ha. Cho 06 hộ gia đình cá nhân thuê với diện tích là 17,14 ha. Việc giao đất ở sau khi đã có quyết định chuyển mục đích thời gian còn kéo dài và còn có xảy ra một số tồn tại về đối tượng, việc thẩm định của cơ quan một số chưa sâu sát.

f. Công tác đăng ký đất đai

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện chỉ đạo của cấp trên về đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân, phấn đấu hoàn thiện vào năm 2020. Trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn tiến hành

rà soát, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả từ năm 2016 đến năm 2018 đã cấp được tổng số 20.089 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 07 giấy chứng nhận sử dụng đất cho các tổ chức. Trong đó:

+ Đất ở nông thôn là 4.914 giấy với diện tích 1.404,21 ha; + Đất ở đô thị là 1.880 giấy với diện tích 117,76 ha;

+ Đất sản xuất nông nghiệp là 12.713 giấy với tổng diện tích 1.929,55ha; + Đất lâm nghiệp là 582 giấy với diện tích 536,13 ha.

- Việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh trong giao dịch đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và đúng thời gian quy định.

- Công tác đăng ký đất đai cơ bản đảm bảo trình tự thời gian thẩm định hồ sơ được đầy đủ hơn do rút kinh nghiệm sai sót của thời gian trước chưa được khắc phục. Trong việc đôn đốc các cơ sở hoàn thiện hồ sơ chưa sát sao nên để một số hồ sơ ở một vài địa bàn còn kéo dài.

g. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như phối hợp với thanh tra Sở, ngành thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ tại Văn phòng “một cửa” huyện, cơ quan Thanh tra để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất.

+ Bảo đảm thường xuyên công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại đúng thời gian quy định, đúng trình tự pháp luật. Vì vậy, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây điểm nóng.

+ Giải quyết không để tồn đọng các đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp. + Rà soát, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra.

+ Thực hiện vượt mức khối lượng thanh tra về quản lý sử dụng đất trong các năm kế hoạch.

h. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai vẫn còn diễn ra. Trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Được sự quan tâm các cấp, các ngành nên trong công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc cho nên đã hạn chế được tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.

i. Tình hình quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

k. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền đã có phần bị buông lỏng; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất chưa cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến nay, công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Các thủ tục về kê khai, đăng ký đất đai, làm đẩy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp và thực hiện nghĩa vụ tài chính được người sử dụng đất cơ bản chấp hành.

4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên của huyện Lục Nam là 60.860,93 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 52.912,40 ha

chiếm 86,94%, đất phi nông nghiệp là 7.622,43 ha chiếm 12,52%, đất chưa sử dụng là 326,10 ha chiếm 0,54%. Cơ cấu sử dụng đất đất theo mục đích sử dụng được thể hiện qua hình 4.1.

87.11%

12.35% 0.54%

Cơ cấu sử dụng đất huyện Lục Nam năm 2018

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Lục Nam năm 2018

Cơ cấu sử dụng đất cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất (87,11%) là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, theo định hướng của huyện có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng đất cần quan tâm đến việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp của địa phương theo hướng đầu tư vào sản xuất để tăng hiệu quả, năng suất sử dụng đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất của quỹ đất này sang đất phi nông nghiệp cần có chiến lược, quy hoạch phù hợp. Đồng thời quan tâm đến khai thác đưa quỹ đất chưa sử dụng sử dụng vào các mục đích nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.

a. Nhóm đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2018 của huyện 53.018,05 ha chiếm 87,11% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Chi tiết các loại đất nông nghiệp của huyện như sau:

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018

STT Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Nhóm đất nông nghiệp NNP 53.018,05 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 26.038,04 49,11 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 15.141,45 28,56 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 14.667,93 27,67 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 473,52 0,89 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.896,59 20,55 2 Đất lâm nghiệp LNP 26.289,02 49,59 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 22.542,46 42,53 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 3.743,56 7,06 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 687,33 1,30 4 Đất nông nghiệp khác NKH 3,66 0,00 Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng kí huyện Lục Nam (2019)

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích năm 2018 là 26.038,04 ha, chiếm

49,11% diện tích đất nông nghiệp. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm chiếm 28,56% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa hiện có 14.667,93 ha, chiếm 27,67% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp:Diện tích năm 2018 là 26.289,02 ha, chiếm 50,11% diện tích

đất nông nghiệp. Phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Lục Sơn (5.706,51 ha), xã Đông Hưng (2.941,15 ha), xã Vôi Tranh (2.838,79 ha), …

Diện tích đất rừng đặc dụng có ý nghĩa quan trọng đối với huyện, vì vậy cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất này. Hàng năm việc trồng cây gây rừng chăm sóc và tu bổ rừng được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, từ đó tạo một môi trường cảnh quan xanh, sạch.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích năm 2018 là 687,33 ha chiếm 1,30%

diện tích đất nông nghiệp, phân bố tất cả ở các xã, thị trấn trong huyện, nằm xen kẽ trong các khu dân cư do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

- Đất nông nghiệp khác:Diện tích năm 2018 là 3,66 ha, chiếm 0,001% diện

Nhìn chung, quỹ đất nông nghiệp của huyện tương đối cao nhưng cũng đang có xu thế thu hẹp cho các mục đích khác nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất các ngành như công nghiệp, xây dựng công trình cơ bản và chuyển sang đất ở nhưng trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt những vùng đất lúa có năng suất cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của huyện.

b. Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2018 của huyện là 7.514,08 ha chiếm 12,35% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Chi tiết các loại đất phi nông nghiệp của huyện như sau:

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018

TT Loại đất đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7.514,08 100,00

2 Đất ở OCT 2.213,96 29,46 2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.120,18 28,22 2.2 Đất ở tại đô thị ODT 93,78 1,24 3 Đất chuyên dùng CDG 3.239,62 43,11 3.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 18,90 0,25 3.2 Đất quốc phòng CQP 420,93 5,60 3.3 Đất an ninh CAN 0,40 0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 56 - 65)