Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 65 - 66)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HUYỆN LỤC NAM

4.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

4.1.4.1. Thuận lợi

Huyện Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có Quốc Lộ 31 và Quốc Lộ 37 chạy qua, tuyến đường sắt Kép – Hạ Long; cách thủ phủ của tỉnh 15km; cách thủ đô Hà Nội 70km, cách cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh lạng Sơn khoảng 118 km. Nên rất thuận lợi trong giao thông cả đường bộ lẫn đường sắt, việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư được thuận tiện.

Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng.

Về kinh tế, đã có sự chuyển dần theo hướng tiến bộ, hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp –xây dựng và dịch vụ trên địa bàn đều có sự phát triển cả về quy mô, về giá trị và số lượng, chất lượng sản phẩm, sự phát triển này đã hướng về thị trường ngày càng nhiều hơn.

Kết cấu hạ tầng - xã hội trên địa bàn huyện đã được xây dựng, sửa chữa nâng cấp ngày càng đồng bộ hơn, hiện đại hơn, nhờ đó đã phục vụ đắc lực hơn cho sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như phục vụ tốt công tác quản lý đất đai.

Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội đều phát triển theo hướng tính cực, theo hướng xã hội hóa và chuẩn hóa; thu nhập của người dân ngày một tăng, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các vấn đề xã hội được chăm lo giải quyết tương đối tốt, nhất là chính sách hỗ trợ đối với gia đình chính sách, các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền, đoàn thể ngày càng được nâng cao và phát huy tác dụng, đã bán sát các định hướng kế hoạch trong từng thời kỳ, quản lý và kiểm soát ngày càng có hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế xã hội; năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp đã được nâng lên đáng kể.

huyện Lục Nam đã có những chuyển biến đáng kể và sôi động hơn. Với dân trí ngày càng cao, người dân đã quan tâm đến quyền sử dụng đất và việc thực hiện các quyền của mình.

4.1.4.2. Khó khăn

Địa hình của huyện Lục Nam có trên diện tích tự nhiên là đồi núi, khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hang năm còn bị úng lụt một phần diện tích đất thấp, trũng; nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh gây rủi roc ho sản xuất và đời sống dân cư.

Nền kinh tế của huyện hiện tại khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trên cơ cấu kinh tế của huyện; khu vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển.

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đảm bảo để tăng trưởng kinh tế.

Trình độ dân trí không đồng đều, đội ngũ quản lý còn thiếu về số lượng, trình độ chưa bắt kịp với việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ cấu thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số người còn thiếu việc làm ở khu vực đô thị và nông thôn còn khá lớn; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)