NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 44)

3.4.1. Khái quát huyện Lục Nam

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời tiết... - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Lục Nam - Tình hình quản lý đất đai;

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lục Nam năm 2018;

3.4.2. Khái quát việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở tại huyện Lục Nam Lục Nam

3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất ở tại huyện Lục Nam Lục Nam

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp về việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam bàn huyện Lục Nam bàn huyện Lục Nam

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...

Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình hình sản xuất của các ngành...

Thu thập các tài liệu liên quan gồm: tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thu thập tại 2 nguồn là: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp bằng phiếu in sẵn các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện các quyền sử dụng đất. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin về chủ sử dụng đất, thông tin về thửa đất, ý kiến của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền sử dụng đất. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

n=N/(1+N.e²) (Lê Huy Bá và cs., 2006) Trong đó:

n – Số lượng phiếu điều tra

N – Tổng số hồ sơ thực hiện từng quyền của người sử dụng đất e – Sai số cho phép (5-10%).

Với 12.564 trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho đối với đất ở trên địa bàn huyện trong 3 năm (2016-2018) và sai số cho phép là 5%, cỡ mẫu cần điều tra là 390, được thể hiện ở bảng 3.1.

Căn cứ vào số phiếu phân bổ (bảng 3.1) tiến hành chọn ngẫu nhiên trong danh sách các cá nhân đến đăng ký thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp trong 3 năm của huyện, để điều tra phỏng vấn việc thực hiện các quyền

của người SDĐ ở tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam.

Bảng 3.1. Phân bổ số phiếu điều tra

TT Thực hiện Số lượng (trường hợp) Tỷ lệ (%) Số phiếu điều tra (phiếu)

1 Quyền chuyển

nhượng 6.145 48,90 190 2 Quyền thế chấp 4.586 36,50 140 3 Quyền tặng cho 1.833 14,60 60

Tổng 12.564 100,00 390

- Quyền chuyển nhượng: thị trấn Đồi Ngô điều tra 8 phiếu, 26 xã trị trấn còn lại thực hiện điều tra 7 phiếu.

- Quyền thế chấp: thị trấn Đồi Ngô điều tra 10 phiếu, 26 xã trị trấn còn lại thực hiện điều tra 5 phiếu.

- Quyền tặng cho: thị trấn Đồi Ngô điều tra 8 phiếu, 26 xã trị trấn còn lại thực hiện điều tra 2 phiếu.

3.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

- Tổng hợp tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện theo từng năm và theo từng đơn vị hành chính của huyện Lục Nam.

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được, làm cơ sở đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá việc thực hiện các quyền của người SDĐ ở theo 5 mức độ, và chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ. Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở được xác định: Rất dễ hiểu/ Rất đơn giản/ Rất cao/ Rất nhiệt tình/ Rất hài lòng: >= 4,20; Rất khó hiểu/ Rất khó hiểu/ Rất thấp/ Rất không nhiệt tình/ Rất không hài lòng < 1,8 (bảng 3.2.).

Bảng 3.2. Thang đo, hệ số và chỉ số đánh giá của người dân khi thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

huyện Lục Nam

TT Thang đo Hệ

số

Chỉ số đánh giá

1 Rất dễ hiểu/Rất đơn giản/Rất cao/Rất nhiệt tình/ Rất hài

long 5

≥ 4,20

2 Dễ hiểu/Đơn giản/Cao/Nhiệt tình/Hài lòng 4 3,40 - 4,19 3 Bình thường 3 2,60 - 3,39 4 Khó hiểu/Khó hiểu/Thấp/Không nhiệt tình/Không hài lòng 2 1,80 - 2,59 5 Rất khó hiểu/Rất khó hiểu/Rất thấp/Rất không nhiệt

tình/Rất không hài long 1

< 1,80

3.5.4. Phương pháp phân tích và so sánh

Từ số liệu tổng hợp tình hình chuyển quyền sử dụng ở của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện tiến hành so sánh số lượng các giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo các đơn vị hành chính, các năm nhằm đánh giá hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam.

Đối tượng được phân tích, đánh giá là việc thực hiện các quyền sử dụng đất, mỗi quyền sử dụng đất được đánh giá dựa trên các tiêu chí. Cụ thể:

+ Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất

+ Thực trạng giấy tờ quyền SDĐ khi thực hiện giao dịch, + Thời gian hoàn thành các thủ tục,

+ Phí và lệ phí thực hiện giao dịch,

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HUYỆN LỤC NAM 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 608,6 km2, nằm ở toạ độ địa lý khoảng 21011' đến 21027' vĩ độ Bắc và l06018' đến l06041' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). - Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn. - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.

Với đường quốc lộ 31 và 37, tuyến đường sắt Kép - Hạ Long và đường vành đai 5 được xây dựng trong thời gian tới chạy qua địa bàn huyện tạo cho Lục Nam có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh, thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Lục Nam có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng; phía Đông Bắc có dãy núi Bảo Đài, đỉnh cao nhất 284 m; phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất 779 m; phía Đông Nam có dãy núi Huyền Đinh, đỉnh cao nhất 615 m. Đặc điểm trên tạo cho huyện có địa hình lòng chảo, nghiêng dần từ Đông Bắc, Đông và Đông Nam sang phía Tây Nam và phân chia lãnh thổ huyện thành các vùng địa hình khác nhau:

- Vùng rẻo cao: Nằm về phía Đông Nam huyện, bao gồm 4 xã Bình Sơn,

Lục Sơn, Trường Sơn và Vô Tranh, chiếm 32% diện tích toàn huyện

- Vùng miền núi: Bao gồm các xã Đông Hưng, Nghĩa Phương, Trường

Giang, Đông Phú, Tam Dị, Bảo Sơn, Chu Điện, Huyền Sơn, chiếm 39% diện tích tự nhiên. Đồi núi ở đây có độ dốc từ 8 - 150 và trên 250.

- Vùng đồi núi thấp, úng trũng: Bao gồm 15 xã, thị trấn còn lại, chiếm 29%

diện tích tự nhiên, có địa hình tương đối bằng phẳng, xen các khu vực úng trũng.

4.1.1.3. Khí hậu

Do phía Bắc có dãy núi Bảo Đài, phía Đông có dãy Yên Tử (thuộc vòng cung Đông Triều)che chắn nên khí hậu Lục Nam mang tính chất của khí hậu lục địa vùng núi Đông Bắc khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Như vậy Lục Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; nóng ẩm mưa nhiều về mùa hè, lạnh khô hanh kéo dài vào mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, cần có những biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn chủ động, kịp thời và xác định cơ cấu ngành hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Nhóm đất phù sa: Diện tích 17.088 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng đồi

núi thấp và được chia làm 6 loại đất: đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm xuất hiện glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa ngòi suối.

nhiên và được chia làm 4 loại đất: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ, Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, lẫn sa thạch, Đất vàng nhạt trên đá cát.

Đất bạc màu: Diện tích khoảng 3.000 ha (chiếm 5% diện tích tự nhiên)

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 3.000 ha

Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích

tự nhiên)

b) Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Lục Nam tuy phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng nhỏ, không đủ để phát triển công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn. Tuy nhiên cũng có một số loại khoáng sản dưới đây có ý nghĩa góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.

- Đất sét: Là loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá tốt, Sét làm gạch ngói được phân bố khá tập trung ở các xã Bảo Đài, Tam Dị, Cẩm Lý, Bảo Sơn, Vũ Xá và thị trấn Đồi Ngô.

- Đá các loại: Đá được khai thác chủ yếu làm vật liệu xây dựng và tập trung nhiều ở khu vực dãy núi Bảo Đài, Yên Tử và Huyền Đình.

- Cát, sỏi: Cát, sỏi được phân bố với trữ lượng khá lớn dọc theo sông Lục Nam và hiện đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng.

- Than đá: Than đá trên địa bàn Lục Nam có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều và một số điểm than bùn nằm ở khu vực gần trung tâm huyện.

- Kim loại: Trên địa bàn huyện đã tìm thấy một số điểm có kim loại, như quặng đồng ở xã Cẩm Lý; thủy ngân ở Vân Non xã Lục Sơn, nhưng trữ lượng ít, không có khả năng khai thác.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Trong 03 năm qua, kinh tế của huyện Lục Nam đã có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt gần 12,8%/năm; trong 03 năm qua đạt bình quân 15,15%/năm.

- Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2016 đạt 3,45 triệu đồng, năm 2017 đạt 14,49 triệu đồng và năm 2018 đạt 25,0 triệu đồng (giá HH), tăng bình quân 23,7%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, từ 114.084 triệu đồng năm 2016, tăng lên 500.314 triệu đồng năm 2017 và năm 2018 đạt 731.023 triệu đồng; tăng bình quân 31,15%/năm giai đoạn 2016-2018.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong gần 03 năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm, từ 69,8% năm 2016 xuống còn 58,0% năm 2017 và năm 2018 giảm xuống còn 39,5% . Tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 17,1% năm 2016 lên 25,7% năm 2017 và năm 2018 đạt 32,0%. Tỷ trọng khu vực Dịch vụ - Thương mại tăng từ 14,2% năm 2016 lên 16,3% năm 2017 và năm 2018 đạt 28,5%.

Tuy cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; song đến nay tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn ở mức cao. Do vậy đã làm cho tốc độ tăng trưởng không thể cao và ồn định (vì tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp thấp và sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, năm được mùa, năm mất mùa). Vì vậy trong thời gian tới để kinh tế của huyện phát triển với tốc độ cao và ổn định cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sang tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong 03 năm qua, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là ngành sản xuất chủ đạo trong khu vực kinh tế nông nghiệp; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 90 - 95% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; thực hiện có hiệu quả về đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường vào sản xuất, nên giá trị hàng hoá nông nghiệp tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông giai đoạn 2016-2018 đạt tới gần 10,5%/năm.

- Sản xuất trồng trọt phát triển khá, giá trị sản xuất trồng trọt từ 549.601 triệu đồng năm 2017 tăng lên 1.559.926 triệu đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân gần 27,38%/năm; đưa bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 51,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 78,0 triệu đồng/ha năm 2018 (giá HH). Trong sản xuất trồng trọt, sản xuất lương thực và cây ăn quả là 2 loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản phẩm hàng hóa.

- Chăn nuôi của huyện trong 03 năm qua phát triển mạnh theo hướng tăng các sản phẩm có tính chất hàng hoá. Giá trị sản xuất từ 173,4 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 669,052 tỷ đồng năm 2018 , tăng trưởng đạt bình quân 36,76%/năm.

- Là huyện miền núi với quỹ đất lâm nghiệp khoảng 26,3 nghìn ha, là một thế mạnh của huyện. Tuy nhiên hiện nay giá trị sản xuất lâm nghiệp mới đạt khoảng 40 - 50 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong 03 năm qua chỉ đạt gần 2,7%/năm (Theo báo cáo thuyết minh Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của UBND huyện Lục Nam).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Là huyện nông nghiệp, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lục Nam trước đây kém phát triển. Sau 08 năm thực hiện nghị quyết Đảng bộ lần thứ XX về phát triển công nghiệp và TTCN, đến nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất (theo giá cố định 2017) từ 22,53 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 133,09 tỷ đồng năm 2017, đến năm 2018 đạt 708,432 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 22,5%/năm. Theo thống kê, năm 2018 trên địa bàn huyện có 119 doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 2 cơ sở đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số 5.117 lao động. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khai thác đá, cát sỏi, than, xay sát gạo, ngô, gạch, ngói và công cụ cầm tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 44)