Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 77 - 81)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.5.Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện

4.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

4.2.5.Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện

huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2018

4.2.5.1. Kết quả thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam

Theo kết quả tổng hợp số liệu từ Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lục Nam cho thấy: Trong giai đoạn 2016-2018 có tổng số 4.641

trường hợp thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất (năm 2016 là 1886 trường hợp, năm 2017 là 1.400 trường hợp và năm 2018 là 1.355 trường hợp). Số liệu chi tiết được thể hiện tại Bảng 4.6 dưới đây.

Từ kết quả tại bảng 4.6 cho thấy: Năm 2016 trên địa bàn huyện Lục Nam đã ghi nhận có 1.831 trường hợp thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ. Bảo Sơn và Lan Mẫu là 2 xã có lượng hồ sơ thế chấp cao nhất huyện trong năm 2016, do 2 xã tập trung số lượng người ra nước ngoài lao động đông, người dân thế chấp quyền sử dụng đất để có tiền đóng các khoản liên quan. Việc thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất có xu thế giảm từ năm 2016 đến năm 2018 (bảng 3.3.). Kết quả điều tra cho thấy: người dân thế chấp quyền sử dụng đất để có vốn phát triển sản xuất, việc thế chấp thế chấp quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn là một cách làm đơn giản, hiệu quả, tuy nhiên lượng giao dịch có xu thế giảm do nguồn tiền ngoại tệ được chuyển về cho người dân có người thân đi lao động ở nước ngoài.

Nhờ quy định phải đăng ký thế chấp khi thực hiện quyền thế chấp quyền SDĐ, đã quản lý được việc thế chấp quyền SDĐ giữa người SDĐ với Ngân hàng, cơ quan nhà nước là người đứng giữa đảm bảo phần pháp lý cho các bên. Do đó 100% số trường hợp thực hiện quyền thế chấp đã hoàn tất các thủ tục theo quy định pháp luật.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Trường hợp TT Tên xã, TT Tổng số Năm 2016 2017 2018 1 TT. Đồi Ngô 541 164 164 213 2 TT. Lục Nam 58 20 26 12 3 Tiên Hưng 202 65 67 70 4 Chu Điện 244 70 84 90 5 Tam Dị 172 41 53 78 6 Yên Sơn 339 93 99 147 7 Đông Hưng 63 12 31 20 8 Đông Phú 93 34 34 25 9 Cẩm Lý 339 240 45 54

TT Tên xã, TT Tổng số Năm 2016 2017 2018 10 Nghĩa Phương 94 23 26 45 11 Phương Sơn 131 53 37 41 12 Thanh Lâm 197 84 54 59 13 Bảo Đài 61 23 20 18 14 Tiên Nha 65 20 28 17 15 Cương Sơn 30 7 8 15 16 Bắc Lũng 99 46 18 35 17 Lan Mẫu 827 286 298 243 18 Khám Lạng 115 50 35 30 19 Bảo Sơn 606 301 210 95 20 Trường Giang 44 25 11 8 21 Đan Hội 35 19 10 6 22 Bình Sơn 69 50 6 13 23 Lục Sơn 42 28 10 4 24 Huyền Sơn 19 13 3 3 25 Trường Sơn 14 11 1 2 26 Vũ Xá 20 9 7 4 27 Vô Tranh 67 44 15 8 Tổng cộng 4.586 1.831 1.400 1.355

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lục Nam

Kết quả điều tra cho thấy tất cả các trường hợp thế chấp đều được thực hiện đăng ký tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam. Những hộ sử dụng quyền thế chấp hầu hết là những hộ sản xuất ngành nghề, kinh doanh dịch vụ cần vốn làm ăn, hoặc cần tiền để thế chấp khi đi lao động ở nước ngoài và được thực hiện nhiều lần trên một thửa đất. Vì vậy, việc thế chấp đất ở diễn ra chủ yếu tại những nơi có ngành nghề, kinh doanh phát triển mạnh, và nhiều người đi lao động ở nước ngoài. Như vậy, nhờ thực hiện quyền thế chấp mà đất ở không chỉ là nơi cư trú mà trở thành nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

1831 1460 1355 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Hình 4.5. Kết quả thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2016

Dựa vào biểu đồ hình 4.6, cho thấy: việc thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trong 3 năm (2016 – 2018) đã có sự biến động. Năm 2016, số vụ thế chấp QSDĐ ở trên địa bàn huyện là 1.831 trường hợp và giảm dần trong các năm tiếp theo. Năm 2016 số lượng hồ sơ giao dịch cao nhất là 1.831 vụ. Đến năm 2018 số lượng hồ sơ giảm còn 1.355 hồ sơ.

Hiện nay, tình hình số lượng giao dịch trên địa bàn huyện có xu hướng giảm do nguồn vốn tự phát của nhân dân ngày được nâng cao (chủ yêu là nguồn ngoại tệ, theo thống kê của tỉnh Bắc Giang huyện Lục nam có tỷ lệ xuất khẩu lao động ở mức cao của tỉnh).

4.2.5.2. Đánh giá việc thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện Lục Nam

Người dân thế chấp quyền sử dụng đất để có vốn phát triển sản xuất, việc thế chấp thế chấp quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn là một cách làm đơn giản, hiệu quả, tuy nhiên lượng giao dịch có xu thế giảm do nguồn tiền ngoại tệ được chuyển về cho người dân có người thân đi lao động ở nước ngoài.

Nhờ quy định phải đăng ký thế chấp khi thực hiện quyền thế chấp quyền SDĐ, đã quản lý được việc thế chấp quyền SDĐ giữa người SDĐ với Ngân hàng,

cơ quan nhà nước là người đứng giữa đảm bảo phần pháp lý cho các bên. Do đó 100% số trường hợp thực hiện quyền thế chấp đã hoàn tất các thủ tục theo quy định pháp luật.

Kết quả điều tra cho thấy tất cả các trường hợp thế chấp đều được thực hiện đăng ký tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Nam. Những hộ sử dụng quyền thế chấp hầu hết là những hộ sản xuất ngành nghề, kinh doanh dịch vụ cần vốn làm ăn, hoặc cần tiền để thế chấp khi đi lao động ở nước ngoài và được thực hiện nhiều lần trên một thửa đất. Vì vậy, việc thế chấp đất ở diễn ra chủ yếu tại những nơi có ngành nghề, kinh doanh phát triển mạnh, và nhiều người đi lao động ở nước ngoài. Như vậy, nhờ thực hiện quyền thế chấp mà đất ở không chỉ là nơi cư trú mà trở thành nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN LỤC NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 77 - 81)