Nhận xét chung và hướng nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 46 - 48)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Công tác phát triển quỹ đất ở Việt Nam

2.3.7. Nhận xét chung và hướng nghiên cứu của đề tài

Phát triển quỹ đất là công tác quan trọng, là tiền đề để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tạo quỹ đất, phát triển quỹ đất như:

1/ Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động và tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất”, do tác giả Đào Công Hòa và cộng sự thực hiện và hoàn thành năm 2007.

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành. Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải thành lập trung tâm phát triển quỹ đất. Tuy nhiên đề tài không nghiên cứu sâu đối với một địa phương cụ thể, được nghiên cứu khi mà còn nhiều địa phương chưa có trung tâm PTQĐ cấp tỉnh, huyện.

2/ Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách về tạo quỹ đất phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam”, do tác giả Phạm Thị Thanh Vân và cộng sự thực hiện và hoàn thành năm 2013.

Đề tài này tập trung vào nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật đất đai về tạo quỹ đất. Đề tài đã đưa ra đưa ra được một số nhận định về ưu điểm, tồn tại bất cập của chính sách pháp luật đất đai năm 2003 về tạo quỹ đất để kịp thời đưa những nội dung mới vào Luật Đất đai 2013.

Các công trình nghiên cứu nêu trên là những công trình nghiên cứu đơn lẻ, sơ khai về đơn vị làm nhiệm vụ phát triển quỹ đất, chính sách về tạo quỹ đất...Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện điều tra, khảo sát cụ thể về công tác tạo quỹ đất đối với một địa phương thuộc khu vực Miền núi phía Bắc, đặc biệt chưa có công trình nào tập trung đánh giá các yếu tố tác động đến công tác phát triển quỹ đất cũng như sự tác động của phát triển quỹ đất đến kinh tế - xã hội – môi trường của một địa phương cụ thể. Vì vậy việc thực hiện nghiên cứu đề tài này sẽ đi sâu tập trung vào công tác phát triển quỹ đất của một địa phương miền núi điển hình như thành phố Yên Bái, đánh giá sâu về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển quỹ đất. Từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy công phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái; làm cơ sở để áp dụng vào các địa phương có điều kiện tương tự như thành phố Yên Bái là hướng nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 46 - 48)