Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 58 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục giữ được mức tăng khá do sự phát triển trong Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế cao đạt 16,86%, tăng 1,9% so với kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá

nhanh và đúng hướng, trong đó : Công nghiệp - Xây dựng : 47,5%, Dịch vụ : 49,4%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản : 3,1%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 55 triệu đồng, tăng 2,17 lần so với năm 2011 (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng: Giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng, dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 16,49%, năm 2015 đạt 16,86%.

a. Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp thành phố đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, liên tục đạt mức tăng trưởng cao; khai thác được tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, lao động, từng bước khẳng định là một khâu đột phá để phát triển kinh tế đô thị; một số ngành có sự phát triển cả về quy mô và giá trị sản lượng hàng hóa có sự cạnh tranh và phát triển thị trường. Năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2.700 tỷ đồng, phần thành phố quản lý đạt 1.500 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm có mức tăng khá, chất lượng tốt.

Thành phố đã tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp, ban hành các quy định hỗ trợ phát triển kinh tế, lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển đô thị. Khu công nghiệp phía nam được mở rộng, mời gọi thêm 10 dự án đầu tư. Cụm công nghiệp Đầm Hồng được đầu tư hạ tầng khá hoàn chỉnh và đã lấp đầy diện tích 12 ha với 22 dự án, tổng số vốn đăng ký 111,4 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 500 lao động, doanh thu bình quân đạt 65 tỷ đồng/năm. Cụm công nghiệp Âu Lâu được mở rộng lên 15 ha, có nhiều tiềm năng thu hút các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ có giá trị gia tăng cao.

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn được quan tâm chú tọn; nhiều cơ sở sản xuất cơ khí, mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm đi vào hoạt động. Xây dựng làng ghề miến đao Ngòi Đong – Giới Phiên, Phúc Lộc là làng nghề dầu tiên của tỉnh; triển khai Đề án “Phát triển nghề và mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc giai đoạn 2014 – 2016”; khuyến khích, tạo điều kiện để Công ty Hồng Hà xây dựng cơ sở sản xuất miến teo quy mô công nghiệp, nhằm xây dựng sản phẩm miến đao trở thành thương hiệu hàng hóa có uy tín.

b. Thương mại - Dịch vụ

Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển nhanh, đạt mức tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên đia bàn năm 2015 đạt 8.400 tỷ đổng, gấp 2,18 lần so với năm 2011. Hàng năm có mức tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm đạt 16,83%/năm.

Dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng phục vụ được nâng lên như vận tải, viễn thông tin học, ngân hàng, y tế ... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các thành phần kinh tế được tạo điều đầu tư xây dựng, phát triển. Hệ thống các chợ trung tâm, chợ đầu mối, các đại lý, cửa hàng phân phối và chợ khu vực được đầu tư, sắp xếp, tạo diện mạo mới cho thành phố.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, thành phố đã tập trung xây dựng hạ tầng đô thị, nâng cấp công viên Yên Hòa, vườn hoa Hồng Hà, hồ trung tâm km5, hồ sinh thái Nam Cường. Thành phố khuyến khích đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng, khu sinh thái…hiện có 54 cơ sở lưu trú, 04 công ty du lịch. Trong giai đoạn 2011 – 2015 đã đón 700.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 310 tỷ đồng. Chương trình du lịch về cội nguồn, các chương trình hội chợ được tổ chức thường xuyên, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài thành phố.

Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh cả về kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu như: Sứ điện kỹ thuật, đũa gỗ, chè, tinh bột sắn, giấy đế, may mặc, chế biến khoáng sản. Kim ngạch xuất khẩu tăng khá, năm 2015 đạt 25 triệu USD, trong đó phần quản lý của thành phố đạt 6 triệu USD, vượt 120% so với kế hoạch đặt ra (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

c. Nông nghiệp

Quy mô sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 127 tỷ đồng, vượt 5,83% sơ với mục tiêu đề ra; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 77 triệu đồng/ha, quy mô sản xuất hàng hóa ngày một tăng, đặc biệt là chăn nuôi.

Thành phố tích cực huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Kết thúc năm 2014, xã Tuy Lộc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tin của tỉnh và thành phố; xã Minh Bảo đạt 17/19 tiêu chí, xã Âu Lâu đạt 15/19 tiêu chí. Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh được quan tâm thường xuyên, khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi. Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyên khích phát triển sản xuất

nông nghiệp; ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2012 – 2015, tập trung vào sản xuất rau, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm; có bước đột phá trong thực hiện các dự án chăn nuôi với 227 dự án được triển khai, giá trị hỗ trọ trên 3,8 tỷ đồng. Các dự án chăn nuôi tập trung tiếp tục được đầu tư mới và nâng cấp quy mô. Chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chủ yếu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố.

Sản xuất rau màu có bước tiến bộ, đã xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với quy mô 70,4 ha trên địa bàn các xã Tuy Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, Văn Phú; triển khai có hiệu quả đề án sản xuất nấm thương phẩm.

Hàng năm, trồng được 200 ha rừng sản xuất và 50.000 cây phân tán tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy và gỗ tại thành phố.

Thành phố đã chú trọng đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch khá rõ nét. Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt phát triển theo hình thức trang trại cho thu nhập cao (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

4.1.2.2. Về xã hội

a. Giáo dục – Đào tạo

Mạng lưới trường học được sắp xếp lại và phát triển phù hợp, cở sở vật chất được quan tâm đầu tư; toàn thành phố hiện có 71 trường học thuộc các cấp học từ Mầm non đến Cao đẳng, dạy nghề; 01 trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 100% đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường; tỷ lệ phòng học kiên cố (công lập và ngoài công lập) đạt 94%. Thành phố tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 99,7% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, 97,8% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bình quân đạt 98,6%; Công tác khuyến học phát triển rộng khắp, hoạt động có hiệu quả. Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, học sinh, sinh viên ra trường cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và các địa phương trong tỉnh.

Trong giai đoạn 2011- 2015, thành phố xây dựng thêm được 15 tường đạt chuẩn Quốc gia, tính đến hết năm 2015, toàn thành phố có 40 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trường trung học phổ thông; 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển mạnh và được tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Hiện thành phố đã cơ bản hoàn thành xây dựng kiên cố hóa các trường lớp học.

Thành phố Yên Bái có 12 trường chuyên nghiệp tập trung chủ yếu ở phường Yên Thịnh và phường Đồng Tâm như: Trường Văn hóa nghệ thuật, trường Cao đẳng sư phạm, trường Chính trị, trường Trung học kinh tế, Nông lâm nghiệp… Ngoài ra mấy năm gần đây thành phố còn phát triển thêm nhiều trường dậy nghề mới như: Trường dạy lái xe, trường Cao đẳng nghề ở xã Văn Phú. Diện tích đất cơ sở giáo dục hiện có hiện có 80,70ha (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

b. Văn hóa – Thông tin

Thực hiện tốt các hoạt động thông tin cổ động, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, hỗ trợ tuyên truyền các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Năm 2014 thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020"; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển khá sâu rộng và bền vững; năm 2015 có 90% hộ gia đình, 70% thôn, tổ dân phố, 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; xây dựng 123 mô hình “Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự, nếp sống văn minh, trật tự đô thị; xây dựng được các tuyến đường văn minh đô thị.

c. Y tế - Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Hệ thống cơ sở hạ tầng cho Y tế, giáo dục, thông tin liên lạc ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân. Toàn thành phố có 25 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 8 bệnh viện được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực.

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2012: 17/17 xã, phường đạt chuẩn quốc gia y tế. Năm 2015, tỷ lệ hộ dân đô thị dùng nước sạch đạt 75%, hộ dân nông thôn dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm duy trì thường xuyên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%. Công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được các cấp ủy, chính quyền và xã hội quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 giảm còn 7% (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

d. Lao động – việc làm

Giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có công và an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Giải quyết và ổn định việc làm cho 13.921 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết cho 2.784 lao động, vượt 11% so với kế hoạch đề ra.

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 46.836 người chia theo các ngành sau:

- Lao động trong ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: 6.457 người, chiếm 13,79%;

- Lao động trong ngành Công nghiệp - Xây dựng 15.015 người chiếm 32,06%;

- Lao động trong ngành thương mại dịch vụ 25.264 người chiếm 54,15%; - Số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không có việc làm 348 người chiếm 0,6% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với đặc thù của nền kinh tế đô thị, lực lượng lao động của thành phố trong các lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ lệ chủ yếu (86.21% tổng lao động trong các ngành kinh tế).

Có tiến bộ mới trong việc đa dạng hóa, xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân. Năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34%, trong đó công nhân kỹ thuật có bằng nghề đạt 50%. Số lao động chưa có việc làm đầy đủ tập trung ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động bổ sung hàng năm còn một số chưa có việc làm, chủ yếu là học sinh mới ra trường chưa tìm được việc.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,83%; bình quân mỗi năm giảm 1%. Thực hiện có hiêu quả các chính sách an sinh xã hội, đã hỗ trợ làm nhà cho 603 hộ nghèo, tổng kinh phí hỗ trợ từ các nguồn là 9 tỷ đồng. (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Yên Bái, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 58 - 64)