Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 48)

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Yên Bái

3.4.3. Thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 2011 - 2015

3.4.4. Đánh giá công tác phát triển quỹ đất tại thành phố Yên Bái

3.4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển quỹ đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng công tác phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tại 17 phường, xã và các cơ quan liên quan.

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái tại Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Phòng Tài nguyên và Môi trường… của thành phố Yên Bái.

3.5.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp

- Đối với đối tượng cán bộ liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích, số lượng mẫu điều tra như sau: Phỏng vấn 30 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phát triển quỹ đất của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, cán bộ địa chính xã phường, để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái và ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:

Trên cơ sở 69 dự án đã và đang thực hiện thu hồi 491,70 ha đất liên quan đến 4.662 hộ dân của thành phố Yên Bái từ năm 2011-2015, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu của Trung tâm Thông tin và phân tích số liệu Việt Nam, tại trang điện tử: http://www.vidac.org/vn. Cỡ mẫu được tính như sau:

n = N 1 + N(e)2 Trong đó: n - Cỡ mẫu N - Tổng thể mẫu e - Sai số cho phép Với độ tin cậy là 95% (sai số là 5%), cỡ mẫu cần tìm là:

n =

N

= 4.662 = 369

1 + N(e)2 1 + 4.662 x 0,0025

Lựa chọn số phiếu điều tra với đối tượng hộ gia đình, cá nhân là: 370 phiếu, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Yên Bái.

- Đối với đối tượng tổ chức sử dụng đất liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Vì tổng thể đối tượng này không lớn, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điểu tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích các tổ chức có liên quan đến công tác phát triển quỹ đất, đã được giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố Yên Bái, phỏng vấn thu thập ý kiến của 30 tổ chức, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Yên Bái.

Như vậy, tổng số phiếu điều tra là: 370 + 30 + 30 = 430 phiếu, được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội, môi trường của thành phố. 30 phiếu điều tra đối với cán bộ được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất.

3.5.3. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác động đến phát triển quỹ đất theo 5 mức độ: Rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ.

Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất nhỏ được gán hệ số 1; Rất lớn được gán hệ số 5.

Phân cấp đánh giá công tác phát triển quỹ đất được tính toán theo nguyên tắc: - Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

- Tính độ lớn của khoảng chia (a): a =

n Min

Max− , trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a)

+ Cao: (min+3a) đến < (min+4a)

+ Trung bình: (min+2a) đến < (min+3a) + Thấp: từ (min+a) đến < (min+2a) + Rất thấp: < (min+a)

Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá công tác phát triển quỹ đất và các yếu tố ảnh hưởng được xác định: Rất cao: >= 4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến < 2,59; Rất thấp <1,8.

Giá trị trung bình chung của từng nhóm yếu tố được xác định dựa trên số lựa chọn trong phiếu điều tra và quyền số tương ứng theo thang đo Liker, cụ thể như sau:

Giá trị trung bình chung = ∑ ([số lựa chọn] * [quyền số tương ứng]) [Tổng số các lựa chọn]

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ YÊN BÁI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.

Phía Bắc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Trấn Yên; Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình.

Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Yên Bái

Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10678,1 ha bao gồm 17 đơn vị hành chính với 9 phường, 8 xã; dân số thành phố năm 2015 có 99.830 người. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai;

đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng.

Với những điều kiện trên, thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội ở hiện tại cũng như trong tương lai.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:

- Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35m so với mực nước biển.

- Địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.

- Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước (UBND thành phố Yên Bái, 2011).

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thành phố Yên Bái nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với điều kiện địa lý tự nhiên, thành phố Yên Bái mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Qua số liệu quan trắc nhiều năm của Nha khí tượng Thuỷ văn Yên Bái, các yếu tố khí hậu như sau:

- Nhiệt độ trung bình trong năm: 22,980C, nhiệt độ cao tương đối là 39,40C nhiệt độ thấp nhất là 4,30C.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2339,5mm, năm có lượng mưa cao nhất 3256mm, năm thấp nhất 1284mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm từ 85-87%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94% (tháng 3), thấp nhất là 80%.

- Ánh sáng: Số giờ nắng trong năm bình quân là 1.315 giờ. Độ dài ban ngày bình quân là 11 giờ, ngày dài nhất là 13,2 giờ (tháng 6), ngày ngắn nhất là 10,48 giờ (vào tháng 10).

Với vùng khí hậu của thành phố nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, chí tuyến gió mùa chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình, có lượng mưa trung bình trong năm lớn, độ ẩm không khí cao, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa. Nhìn chung khí hậu thành phố tương đối phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp (UBND thành phố Yên Bái, 2011).

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn

Thành phố Yên Bái là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ. Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa khô: 162m3/s, tốc độ chảy lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s.

Các suối tự nhiên trên địa bàn thành phố có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như: suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh, ngòi Sen xã Văn Tiến, ngòi Lâu xã Âu Lâu.

Hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các hồ thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản ở thành phố khá đa dạng và phong phú với tổng diện tích 90,55 ha, hệ thống các suối và ao hồ góp phần cải tạo vi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, vừa giữ chức năng thoát nước mặt và nước thải, đồng thời giữ vai trò điều hoà, phục vụ cho phân lũ trong mùa mưa. Nhưng do đặc điểm của địa hình, sự thay đổi bất lợi của thời tiết, hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước và quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi lượng nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô mực nước ở các sông suối đều ở mức thấp nhất, dòng chảy của nhiều khe suối bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa mưa, lưu lượng và mực nước các suối có lưu vực tăng nhanh, gây ra lũ quét và ngập úng, cần phải có những giải pháp tích cực và đồng bộ nhằm hạn chế tối đa mặt tiêu cực này (UBND thành phố Yên Bái, 2011).

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở thành phố Yên Bái khá phong phú, tập trung vào 5 nhóm đất chính là đất phù sa, đất Glay, đất đen, đất đỏ Feralit và nhóm đất tầng mỏng. Trong đó nhóm đất đỏ Feralit có diện tích khoảng 9.456,87 ha chiếm 88,55% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố rải rác ở các xã, phường những khu vực có đồi núi cao trong thành phố, chủ yếu tập trung ở xã Minh Bảo, phường Yên Ninh, trên các khu vực địa hình núi phát triển trên đá Mácma bazơ hoặc trung tính, có độ dốc trên 150.

Nhìn chung đây là nhóm đất có khả năng phản ứng chua, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét chủ yếu là kaolinit, có quá trình tích luỹ Fe và AL cao, hạt kết von tương đối bền. Đất này khả năng thích hợp với sản xuất nông - lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: Thành phố Yên Bái có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước cho các suối, hồ. Sông Hồng có lưu lượng trung bình: 2.629 m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162 m3/s, Các suối tự nhiên có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh, ngòi Sen xã Văn Tiến, ngòi Lâu xã Âu Lâu, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất.

Hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các công trình thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản khá đa dạng và phong phú với diện tích 90,55 ha như hồ công viên Yên Hoà (10ha), khu vực hồ trung tâm km5 (5ha - 6ha), hồ Hoà Bình ( 5ha khu vực ngã tư Nam Cường), tương lai là hồ sinh thái Nam Cường (30ha). Hệ thống các suối và ao hồ trong thành phố đảm bảo được nhiều chức năng: Là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, vừa tạo cảnh quan sinh thái, góp phần cải tạo vi khí hậu, vừa giữ chức năng thoát nước mặt và nước thải, đồng thời giữ vai trò điều hoà, phục vụ cho phân lũ trong mùa mưa.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố có trữ lượng đáng kể, chất lượng nước tương đối tốt, phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong khu vực là chủ yếu. Song nước ngầm phân bố không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác nhau, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có nước ngầm, có nơi hàng chục mét mới có.

Ngoài ra thành phố Yên Bái nằm tiếp giáp rất gần với vùng hồ Thác Bà, dung tích lớn (gần 4 tỷ m3 nước, chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa ít, hiện đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất của thành phố công suất nhà máy 12.000m3/ngày đêm).

Tài nguyên nước của thành phố rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm. Vì thế nó có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác.

c. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tính đến 01/01/2015 là 4.487,08 ha chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, chủ yếu là rừng sản xuất

(92,1%). Động vật rừng hầu như không còn do hậu quả của nạn phá rừng những năm trước để lại đồng thời do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá. Rừng trong thành phố chủ yếu là diện tích rừng trồng với chủng loại cây lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn tập trung chủ yếu ở xã ngoại thành và các phường Yên Ninh, Đồng Tâm, Minh Tân, Yên Thịnh, Tân Thịnh, Minh Bảo, Âu Lâu, Hợp Minh. Trong những năm gần đây; chất lượng rừng trồng chủ yếu là giống keo lai, bạch đàn mô, diện tích trồng bồ đề giảm dần. Cùng với sự phát triển của diện tích rừng thì một số động vật rừng như các loại cầy, cáo, gà rừng và một số loại chim đã xuất hiện trở lại.

Nhìn chung diện tích rừng của thành phố ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp còn có giá trị lớn về cảnh quan sinh thái tạo nên đặc trưng riêng của thành phố, ở một số nơi trong thành phố còn kết hợp phát triển rừng sinh thái gắn với kinh doanh dịch vụ - du lịch đã và đang thu hút khách hàng, đem lại nguồn lợi kinh tế cao, góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường bền vững.

d. Khoáng sản

Năm 2015 diện tích đất cho hoạt động khoáng sản ở thành phố Yên Bái có 50,28 ha. Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như Cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven sông Hồng thuộc phường Hồng Hà (UBND thành phố Yên Bái, 2011).

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Thành phố Yên Bái có cảnh quan đặc trưng của một thành phố miền núi, nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao quanh từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình chủ yếu là đồi bát úp xen kẽ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)