Thực trạng phát triển quỹ đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Công tác phát triển quỹ đất ở Việt Nam

2.3.5. Thực trạng phát triển quỹ đất tại Việt Nam

2.3.5.1. Cấp tỉnh

Hiện nay, cả nước đã 63/63 tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, trong đó có: 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất 01 cấp theo Luật Đất đai 2013 (gồm: Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Hậu Giang, Kiên Giang, Lai Châu, Bình Định, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Tây Ninh, An Giang, Lào Cai, Sơn La, Bình Dương, Đà Nẵng, Long An và Trà Vinh.); 29 tỉnh, thành phố đang xây dựng đề án trình UBND tỉnh phê duyệt; 14 tỉnh, thành phố chưa có báo cáo, chưa xây dựng đề án; riêng tỉnh Quảng Ninh đề nghị tạm thời vẫn giữ nguyên mô hình quỹ đất hai cấp. Lý do đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa lý, địa hình đi lại khó khăn và khoảng cách từ Sở Tài nguyên & Môi trường đến các huyện miền núi, hải đảo xa xôi; hiện các Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC thì Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện có 14 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ chính như: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; quản lý quỹ đất; tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý; cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các đơn vị mới chỉ tập trung thực hiện được nhiệm vụ tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng (sau đây gọi tắt là GPMB) và quản lý quỹ đất đã thu hồi; các nhiệm vụ khác chưa thực hiện hoặc rất ít địa phương thực hiện được do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, kết quả cụ thể như sau:

- Phát triển quỹ đất thông qua việc bồi thường, GPMB: 6.763,67 ha;

- Phát triển quỹ đất bằng hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 175,88 ha;

- Quản lý quỹ đất: 5.067,97 ha; - Đầu tư kết cấu hạ tầng: 576,90 ha; - Đấu giá quyền sử dụng đất: 181,45 ha;

- Xây dựng và phát triển các khu tái định cư: 288,98 ha.

2.3.5.2. Cấp huyện

Hiện nay, cả nước có 338/696 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện.

- Về cơ quan quản lý: các đơn vị được thành lập đều trực thuộc UBND cấp huyện.

- Về loại hình hoạt động:

+ 114/338 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. + 223/338 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. + 01/338 đơn vị được Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đó là tỉnh Quảng Nam.

Các đơn vị được thành lập mới chủ yếu thực hiện được nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; các nhiệm vụ khác chưa thực hiện hoặc rất ít địa phương thực hiện được, kết quả cụ thể như sau:

- Phát triển quỹ đất thông qua việc bồi thường, GPMB: 8.722,20 ha;

- Phát triển quỹ đất bằng hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 50,56 ha;

- Quản lý quỹ đất: 701,18 ha; - Đầu tư kết cấu hạ tầng: 206,12 ha; - Đấu giá quyền sử dụng đất: 110,87 ha;

- Xây dựng và phát triển các khu tái định cư: 112,46 ha (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)