Đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 87 - 91)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 –

4.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế xã hộ

tại thành phố Yên Bái

Kết quả công tác phát triển quỹ đất trên địa bàn thành phố Yên Bái trong giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy: công tác phát triển quỹ đất phục vụ vào nhiều mục đích khác nhau, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trước, thu hút đầu tư, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện với dự án đường tránh ngập, cao tốc Nội Bài – Lào Cai; hạ tầng xã hội được nâng cấp, xây dựng, mở rộng đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thông qua điều tra 430 cán bộ, tổ chức và người dân liên quan, tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội và môi trường của thành phố.

Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, thành phố Yên Bái đã triển khai tổng số 69 dự án, với tổng số quỹ đất được tạo là 491,7ha, trong đó tập trung vào các dự án về các công trình công cộng, xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp. Điều đó đã góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của địa phương từ 16,49% năm 2011 lên 16,86% năm 2015; thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện rõ rệt từ 25,33 triệu đồng/năm (2011) lên 55 triệu đồng/năm (2015).

Để đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội và môi trường của thành phố Yên Bái, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 430 tổ chức, cá nhân, hộ gia đình với tiêu chí thu nhập của người dân.

Kết quả điều tra cho thấy có tới 182 người trên tổng số 430 người (42,33%) được điều tra cho rằng công tác phát triển quỹ đất có làm tăng thu nhập của người dân, chỉ có 3,95% người được điều tra cho rằng công tác phát triển quỹ đất làm thu nhập của họ giảm nhiều. Thực tế, khi công tác phát triển quỹ đất được tiến hành tốt, quỹ đất được phân bổ sử dụng vào các mục đích như đầu tư cở sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp… các hoạt động đầu tư này tác động làm kinh tế xã hội của khu vực phát triển, người dân có nhiều thuận tiện hơn trong việc giao thương buôn bán dẫn đến thu nhập được tăng lên (bảng 4.13).

Tiêu chí cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân chỉ được đánh giá ở mức trung bình khi có tới 280/430 người được phỏng vấn cho rằng họ không thấy việc làm của họ được cải thiện hơn khi công tác phát triển quỹ đất được thực hiện, 111/430 người cho rằng việc làm của họ bị ảnh hưởng xấu đi, chỉ có 1,63% số người được điều tra cho rằng công việc của họ được cải thiện rõ rệt (bảng 4.13). Kết quả này phản ánh thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố Yên Bái trong thời gian qua chủ yếu được chú trọng đầu tư vào hạ tầng cơ sở như hệ thống đường giao thông, thủy lợi, công trình sự nghiệp… Đây là các dự án phục vụ mục đích công cộng và là nền móng để thu hút các nhà đầu tư đến để đầu tư với các dự án công nghiệp. Chính các dự án công nghiệp này mới làm tăng nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương. Trong giai đoạn 2011 – 2015, thành phố Yên Bái mới chỉ có duy nhất 02 dự án khu công nghiệp có quy mô lớn là KCN Âu Lâu và KCN phía Nam, vậy nên nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn qua là không nhiều.

Tác động của phát triển quỹ đất đến cơ sở hạ tầng tại thành phố Yên Bái trong giai đoạn qua là chỉ tiêu dễ nhận thấy nhất. Theo kết quả tại bảng 4.13, chỉ tiêu này được đánh giá có sự tác động tích cực đến cơ sở hạ tầng của thành phố. Kết quả này phản ánh thực trạng tại thành phố Yên Bái trong những năm vừa qua khi mà có tới 283,38 ha quỹ đất được tạo sử dụng để phát triển hạ tẩng cơ sở (đường giao thông, thủy lợi...). (chiếm 57,63 % tổng diện tích quỹ đất được tạo trong 5 năm từ 2011 - 2015). Đối với một thành phố miền núi như Yên Bái, việc ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng là định hướng đúng đắn, khi mà cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái

STT Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Thu nhập của người dân

Tăng nhiều 40 9,30

Tăng 182 42,33

Không thay đổi 141 32,79

Giảm 50 11,63

Giảm nhiều 17 3,95

Tổng 430 100,00

2 Cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân

Tăng nhiều 7 1,63

Tăng 15 3,49

Không thay đổi 280 65,12

Giảm 111 25,81

Giảm nhiều 17 3,95

Tổng 430 100,00

3 Đời sống văn hóa tinh thần của người dân

Tốt hơn nhiều 51 11,86 Tốt hơn 245 56,98 Như cũ 126 29,30 Kém đi 8 1,86 Kém đi nhiều 0 0,00 Tổng 430 100,00 4 Cơ sở hạ tầng Tốt hơn nhiều 34 7,91 Tốt hơn 221 51,40 Như cũ 124 28,84 Kém đi 34 7,91 Kém đi nhiều 17 3,95 Tổng 430 100,00 5 Môi trường Tốt hơn nhiều 32 7,44 Tốt hơn 176 40,93 Như cũ 162 37,67 Kém đi 41 9,53 Kém đi nhiều 19 4,42 Tổng 430 100,00

Tiêu chí đời sống văn hóa tinh thần của người dân được đánh giá là tăng lên khi thực hiện công tác phát triển quỹ đất với 51,4% số người được điều tra cho rằng đời sống văn hóa tinh thần của họ được cải thiện tốt hơn, 28,84% cho rằng là không thay đổi và chỉ có 3,95% cho rằng đời sống tinh thần của họ bị giảm nhiều. Kết quả này phản ánh thực tế trong 5 năm từ 2011 – 2015, thành phố Yên Bái đã đầu tư 12 dự án về xây dựng, cải tạo, mở rộng các công trình sự nghiệp, tập trung vào các trường học, bệnh viện, nhà văn hóa với tổng diện tích 55,07 ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho Y tế, giáo dục, thông tin liên lạc ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân. Toàn thành phố hiện có 25 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 8 bệnh viện được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2012: 17/17 xã, phường đạt chuẩn quốc gia y tế. Năm 2015, tỷ lệ hộ dân đô thị dùng nước sạch đạt 75%, hộ dân nông thôn dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 100%. Trong giai đoạn 2011- 2015, thành phố xây dựng thêm được 15 tường đạt chuẩn Quốc gia, tính đến hết năm 2015, toàn thành phố có 40 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trường trung học phổ thông; 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Với những kết quả tích cực đó cũng cho ta thấy được việc thực hiện phát triển quỹ đất tại thành phố đã phát huy tốt hiệu quả đối với việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhìn chung chất lượng môi trường của thành phố vẫn được đảm bảo. Chất lượng nước mặt, nước ngầm trên địa bàn đã có nhiều cải thiện so với giai đoạn trước; Công tác thu gom chất thải rắn đô thị đã có nhiều tiến bộ, rác thải sinh hoạt của thành phố ít bị tồn đọng. Đặc biệt trong giai đoạn này, thành phố đã đồng thời cho triển khai 02 dự án là xử lý ô nhiễm tại bãi rác Tuần Quán (phường Yên Ninh) và dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác tạm thời tại xã Văn Tiến. Bãi rác Tuần Quán được biết đến là điểm nóng về ô nhiễm môi trường của thành phố Yên Bái với chỉ tiêu Coliform đo được trong thời kỳ hoạt động luôn vượt quy chuẩn cho phép từ 15 – 20 lần, nồng độ Nitrat có thời điểm quan trắc cho kết quả vượt 80 lần quy chuẩn.

Để đánh giá ảnh hưởng đối với môi trường của thành phố, nhóm nghiên cứu đã điều tra phỏng vấn qua 430 người, trong đó có cả các tổ chức, cán bộ và các hộ gia đình đang trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển quỹ đất tại địa phường thông qua 5 mức độ là: Tốt hơn nhiều, tốt hơn, như cũ, kém đi và kém đi nhiều.

Qua kết quả điều tra, ta thấy số người được hỏi cho rằng môi trường của thành phố được cải thiện rõ rệt là 32 người, chiếm 7,44% tổng số người được hỏi; 176 người cho rằng môi trường đã được cải thiện tốt hơn; 162 người cho rằng môi trường không thay đổi, 41 người cho rằng môi trường bị xấu đi và 19 người cho rằng môi trường bị ảnh hưởng xấu đi nhiều. Kết quả trên cho thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)