Chủ trương về lập quỹ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 36 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Công tác phát triển quỹ đất ở Việt Nam

2.3.1. Chủ trương về lập quỹ đất

Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa X: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để các quyền về đất đai và BĐS được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước...”.

Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02/02/2009, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X: “Ban hành chính sách phù hợp để giải quyết vướng mắc kéo dài trong thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư ...”.

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng điều tiết và sử dụng tốt nguồn lực từ đất đai phục vụ xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, phát triển quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê (Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, 2012). Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh, đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp, hệ trọng, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị, xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững. Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo và tích cực triển khai các định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI gắn với việc xem xét, đánh giá những vấn đề mới trong lĩnh vực công tác này. Định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai tập trung cho các vấn đề: quy hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất; về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận; về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về phát triển thị trường bất động sản; về chính sách tài chính về đất đai; về giá đất.... Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất

đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2013). Cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành chương trình hành động, trong đó đã xác định rõ “Chỉ đạo việc tổ chức thành tra, kiểm tra công tác thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc thực thi các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác tổ chức thực hiện phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi ở một số địa phương; chỉ đạo việc kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 36 - 37)