Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2016.

- Số liệu sơ cấp, thứ cấp giai đoạn 2011 - 2015 phục vụ thực hiện nghiên cứu được điều tra, thu thập từ tháng 9/2015 – tháng 11/2015.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Chính sách pháp luật liên quan đến phát triển quỹ đất và các văn bản pháp lý có liên quan.

- Các hộ gia đinh, tổ chức, cán bộ liên quan đến phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Yên Bái 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Yên Bái 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Yên Bái

3.4.3. Thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 2011 - 2015

3.4.4. Đánh giá công tác phát triển quỹ đất tại thành phố Yên Bái

3.4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển quỹ đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng công tác phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tại 17 phường, xã và các cơ quan liên quan.

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái tại Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Phòng Tài nguyên và Môi trường… của thành phố Yên Bái.

3.5.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp

- Đối với đối tượng cán bộ liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích, số lượng mẫu điều tra như sau: Phỏng vấn 30 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phát triển quỹ đất của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, cán bộ địa chính xã phường, để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái và ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:

Trên cơ sở 69 dự án đã và đang thực hiện thu hồi 491,70 ha đất liên quan đến 4.662 hộ dân của thành phố Yên Bái từ năm 2011-2015, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu của Trung tâm Thông tin và phân tích số liệu Việt Nam, tại trang điện tử: http://www.vidac.org/vn. Cỡ mẫu được tính như sau:

n = N 1 + N(e)2 Trong đó: n - Cỡ mẫu N - Tổng thể mẫu e - Sai số cho phép Với độ tin cậy là 95% (sai số là 5%), cỡ mẫu cần tìm là:

n =

N

= 4.662 = 369

1 + N(e)2 1 + 4.662 x 0,0025

Lựa chọn số phiếu điều tra với đối tượng hộ gia đình, cá nhân là: 370 phiếu, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Yên Bái.

- Đối với đối tượng tổ chức sử dụng đất liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Vì tổng thể đối tượng này không lớn, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điểu tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích các tổ chức có liên quan đến công tác phát triển quỹ đất, đã được giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố Yên Bái, phỏng vấn thu thập ý kiến của 30 tổ chức, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Yên Bái.

Như vậy, tổng số phiếu điều tra là: 370 + 30 + 30 = 430 phiếu, được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội, môi trường của thành phố. 30 phiếu điều tra đối với cán bộ được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất.

3.5.3. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Yên Bái.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác động đến phát triển quỹ đất theo 5 mức độ: Rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ.

Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất nhỏ được gán hệ số 1; Rất lớn được gán hệ số 5.

Phân cấp đánh giá công tác phát triển quỹ đất được tính toán theo nguyên tắc: - Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

- Tính độ lớn của khoảng chia (a): a =

n Min

Max− , trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a)

+ Cao: (min+3a) đến < (min+4a)

+ Trung bình: (min+2a) đến < (min+3a) + Thấp: từ (min+a) đến < (min+2a) + Rất thấp: < (min+a)

Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá công tác phát triển quỹ đất và các yếu tố ảnh hưởng được xác định: Rất cao: >= 4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến < 2,59; Rất thấp <1,8.

Giá trị trung bình chung của từng nhóm yếu tố được xác định dựa trên số lựa chọn trong phiếu điều tra và quyền số tương ứng theo thang đo Liker, cụ thể như sau:

Giá trị trung bình chung = ∑ ([số lựa chọn] * [quyền số tương ứng]) [Tổng số các lựa chọn]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)