Kết quả thăm quan hội thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)

Năm Nội dung buổi Số Số người tham dự Kinh phí tổ chức

2014 Hội Nghị đầu bờ đánh giá giống GS9 1 90 7.377.500

2015 Hội nghị đầu bờ mô hình trồng trọt 2 160 10.800

2016

Thăm quan mô hình nuôi bò sữa 1 25 2.250.000

Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô

hình trồng trọt 1 90 8.780.000

Về hoạt động thăm quan hội cũng thường xuyên được tổ chức qua các năm nhưng số lượng các buổi tổ chức không nhiều, qua bảng 4.4 cho thấy: năm 2014 và 2015 mỗi năm tổ chức được một buổi về đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng trọt, năm 2016 tổ chức 2 buổi: 1 buổi đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng trọt và 1 buổi thăm quan mô hình chăn nuôi bò sữa tại huyện. Tuy nhiên, hoạt động thăm quan, hội thảo được tổ chức là khá ít và không thường xuyên do vậy có thể nói hoạt động này chưa mang lại kết quả cao vì đối tượng được tham gia ít, tổ chức không thường xuyên. Mặt khác hoạt động thăm quan hội thảo là hoạt động hết sức quan trọng bởi các mô hình được thăm quan là những điểm sản xuất có hiệu quả cao, điển hình, các đối tượng tham dự được mắt thấy, tai nghe về hiệu quả thực tế mà mô hình mang lại do vậy sẽ có tác dụng rất tốt trong việc lan truyền, nhân rộng và học tập để phổ biến những cách làm hay những mô hình sản xuất giỏi. Do vậy hoạt động khuyến nông này cần được quan tâm đầu tư và mở rộng hơn nữa.

Hộp 4.1. Hiệu quả của hoạt động thăm quan, hội thảo

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại địa phương, cần tăng cường sự liên kết, trao đổi giữa các hộ sản xuất trên địa bàn với nhau để họ tự thăm quan học tập kinh nghiệm với nhau thông qua tổ chức các lớp hội thảo hoặc thông qua thông tin, chia sẻ, tư vấn từ đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại các xã.

Hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo qua các năm, còn được phân tích cụ thể trên các khía cạnh: sự cần thiết và mức độ phù hợp, sự vận dụng và hiệu quả áp dụng trong thực tế:

- Đánh giá về sự cần thiết và mức độ phù hợp

Để làm rõ hơn hiệu quả của hoạt động tập huấn kỹ thuật chúng tôi tiến

“Hội nghị đầu bờ giúp chúng tôi không chỉ nghe mà còn tận mắt chứng kiến hiệu quả của các mô hình mà nông dân khác đã triển khai, có chỗ nào cần hỏi chúng tôi hỏi được luôn. Vì thế, về nhà chúng tôi có thể áp dụng ngay vào sản xuất. Tôi thấy nó rất hiệu quả và muốn được tham gia nhiều hơn nữa các đợt tham quan như thế này”.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn (ông: Vương Đức Ảnh, 53 tuổi, xã Đại Đồng Thành)

hành đánh giá sự cần thiết và mức độ phù hợp của các lớp tập huấn.

+ Về sự cần thiết: Qua kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.5 cho thấy, phần lớn các hộ đều cho rằng hoạt động tập huấn là rất cần thiết và cần thiết. Thông qua các buổi tập huấn người nông dân không những được trang bị những kiến thức về sản xuất, những thông tin về chủ trương chính sách mà còn được giải đáp những thắc mắc, những vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất. Điều đó cho thấy việc tổ chức tập huấn đã đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Đây vẫn là hình thức truyền tải kiến thức chính tới đại bộ phận nông dân. Điều quan trọng là cần thay đổi phương pháp tập huấn, tăng cường trao đổi, đối thoại từ những vấn đề đã đề cập trong các buổi tập huấn để người dân có thể tiếp thu kiến thức có hiệu quả nhất, sát với những hiểu biết của họ trong mỗi lần tổ chức tập huấn.

Bảng 4.5. Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của tập huấn khuyến nông tại Thuận Thành

Mức độ đánh giá Số người Tỷ lệ (%)

Số người được hỏi 80 100%

Rất cần 56 70

Cần 16 20

Không cần 8 10

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) + Về sự phù hợp:

Khi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trạm Khuyến nông Thuận Thành thường đưa ra các yêu cầu về đối tượng học, thời lượng tập huấn, kiến thức tập huấn, phương pháp tập huấn, tài liệu tập huấn, thời điểm và địa điểm tổ chức... Theo chúng tôi, nếu khoá tập huấn nào làm được các yêu cầu này thì kết quả cũng như hiệu quả đạt được là rất tốt.

Qua điều tra cho thấy thời lượng của các buổi tập huấn chỉ nên giao động trong khoảng 1h với 90% số người được hỏi đánh giá là phù hợp, vì các đối tượng tham gia tập huấn đều là nông dân họ không quen với việc nghe trình bày quá lâu và họ bị chi phối bởi rất nhiều công việc khác nhau dẫn tới việc dự tập huấn lâu sẽ không đem lại hiệu quả.

Kết quả thăm dò ý kiến của người học và hộ nông dân về sự phù hợp của các lớp tập huấn cho thấy như sau:

Bảng 4.6. Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của các lớp tập huấn Khuyến nông tại Thuận Thành

Nội dung đánh giá Phù hợp Không phù hợp

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Đối tượng tham gia 38 48 42 52

2. Thời lượng tập huấn 72 90 8 10

3. Kiến thức tập huấn 69 86 11 14

4. Phương pháp tập huấn 59 74 21 26

5. Tài liệu tập huấn 72 90 8 10

6. Thời điểm tập huấn 74 93 6 7

7. Địa điểm tập huấn 77 96 3 4

8. Cách thức tổ chức 67 84 13 16

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Kiến thức tập huấn được đánh giá phù hợp là 86%, các lớp tập huấn khi khuyến nông triển khai (VD: tập huấn chăm sóc và BVTV cho lúa) đều tập trung bổ sung, nâng cao kiến thức cho nhân dân trong đúng giai đoạn họ đang chuẩn bị chăm sóc lúa hoặc vào giai đoạn phòng trừ sâu bệnh nên nội dung là rất phù hợp.

Phương pháp tập huấn được đánh giá phù hợp là 74%, các lớp tập huấn khuyến nông khi được triển khai trên lớp học đều được chuẩn bị các điều kiện phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy tốt như có máy trình chiếu, tài liệu tập huấn, tờ rơi tuyên truyền kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy với nông dân của giảng viên đã góp phần tạo nên thành công của các lớp tập huấn. Tuy nhiên, vẫn còn 26% số nông dân được hỏi cho rằng, phương pháp tập huấn chưa phù hợp. Họ cho rằng, để nội dung các buổi tập huấn đạt kết quả cao giảng viên tham gia tập huấn cần có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, tăng cường trao đổi, phản biện trong buổi tập huấn, kiến thức tập huấn cần cập nhập thường xuyên để nhân dân thấy được sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất đang diễn ra.

Hộp 4.2. Phương pháp khuyến nông cần gắn với thực tế

“Các buổi tập huấn, tôi thấy cán bộ nói nhiều đến lý thuyết. Nếu gắn với thực tiễn sản xuất và giành nhiều thời gian để chúng tôi hỏi, trao đổi với cán bộ thì sẽ dễ hiểu và nhớ lâu hơn” .

Việc lựa chọn đối tượng tham gia các lớp tập huấn cần được quan tâm hơn, đối tượng tham gia các lớp tập huấn cần có trọng tâm, hướng tới những hộ sản xuất có kinh nghiệm, có diện tích sản xuất lớn, có đam mê, sở thích với nội dung tập huấn. Cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hơn nữa.

- Đánh giá việc sử dụng kết quả đào tạo, tập huấn trong khuyến nông vào thực tiễn sản xuất

Để đánh giá việc áp dụng các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, quản trị sản xuất kinh doanh vào thực tiễn. Chúng tôi tiến hành điều tra kết quả sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh của hộ.

Bảng 4.7. Kết quả thăm dò ý kiến về việc áp dụng kiến thức kỹ năng đã được tập huấn vào sản xuất

Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số người được hỏi 80 100

1. Đã áp dụng vào sản xuất

Đánh giá của hộ về hiệu quả sản xuất so với trước khi áp dụng

- Thu nhập cao hơn - Thu nhập thấp hơn - Thu nhập không đổi

72 59 3 10 90 81,9 4,2 13,9 2. Hướng dẫn người khác áp dụng

3. Số người dự kiến sẽ áp dụng trong thời gian tới

26 63

33 79

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua kết quả thăm dò ý kiến người dân về vấn đề này, chúng tôi thấy như sau:Hầu hết số người được hỏi đều nói rằng họ đã từng áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất (90%) và làm nâng cao nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Đã có 33% số người được hỏi hướng dẫn người khác áp dụng

những kiến thức mà họ học được. Vì vậy, tập quán canh tác của người dân cũng thay đổi: Chuyển từ phương pháp canh tác cũ sang canh tác theo phương pháp canh tác mới khoa học hơn như: cấy mạ non, bón phân cân đối, bón phân sâu, nặng đầu, nhẹ cuối hay sử dụng giống cấp I và giống xác nhận vào sản xuất… Nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất và thu nhập từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

4.1.2.2. Thông tin tuyên truyền

Đối với việc đưa tin về hoạt động của công tác khuyến nông, trạm khuyến nông thường xuyên gửi các tin bài tuyên truyền thông qua đài phát thanh huyện để tuyên truyền và phổ biến các kỹ thuật trong trồng, chăm sóc lúa hàng vụ hoặc phổ biến kế hoạch trồng chăm sóc lúa cũng như đưa tin các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và bệnh dịch gia súc trên địa bàn huyện, thường xuyên hàng tháng 2 lần trên hệ thống đài phát thanh huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)