Quy hoạch đào tạo cán bộ của Trạm khuyếnnông Thuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 84)

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Tổng số cán bộ dự kiến được đào tạo 12 12 16

2. Số cán bộ chia theo nội dung đào tạo 12 12 16

- Trồng trọt 7 6 9

- Chăn nuôi 3 3 5

- NTTS 2 2 2

- Quản lý 0 1 0

3. Số cán bộ chia theo hình thức đào tạo 12 12 16

- Dài hạn 0 0 0

- Ngắn hạn 12 12 16

Nguồn: Trạm khuyến nông Thuận Thành (2016) Qua kết quả trên có thể thấy việc quy hoạch đào tạo cán bộ khuyến nông đã được quan tâm đúng mức tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn chế nên các lớp đào tạo cho cán bộ đều là những lớp đào tạo ngắn hạn, số lớp đào tạo về trồng trọt chiếm phần lớn.

b, Thực hiện việc đào tạo cán bộ khuyến nông

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông tại địa phương những năm qua trạm khuyến nông huyện đã đề xuất Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm. Kết quả như sau:

Bảng 4.20. Lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông

Nội dung Số lớp tập huấn Số người tham gia

Năm 2014 3 12

Năm 2015 3 14

Năm 2016 5 16

Nguồn: Trạm khuyến nông (2016) Trong 3 năm từ 2014 đến 2016 tổng số lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông là: 11 lớp, tổng số người tham dự: 42 người. Các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông thường xuyên được Trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức nhằm bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông cơ sở đặc biệt là cán bộ trẻ,

mới tham gia công tác. Đây là hoạt động thường xuyên hàng năm giúp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành, trao đổi kinh nghiệm kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông.

Để đánh giá được hiệu quả của công tác bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cán bộ khuyến nông theo nội dung sau:

Bảng 4.21. Kết quả phỏng vấn cán bộ khuyến nông về hiệu quả các lớp tập huấn về hiệu quả các lớp tập huấn

Nội dung phỏng vấn Kết quả Tỷ lệ

1. Số cán bộ khuyến nông được phỏng vấn 20 100

2. Đánh giá của cán bộ về các lớp tập huấn

- Nội dung phù hợp 17 85

- Kiến thức được tập huấn có thiết thực và chất lượng 16 80

- Số lượng lớp tập huấn đã đáp ứng được nhu cầu 7 35

- Có khả năng áp dụng được vào thực tế công việc 12 60

Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ khuyến nông (2017) Qua kết quả phỏng vấn, cán bộ khuyến nông cho rằng các lớp tập huấn ngắn hạn hàng năm với thời gian khoảng 1 tuần có nội dung là phù hợp, đã nâng cao được kiến thức chuyên môn của mình về các lĩnh vực của sản xuất, trau dồi và đúc kết thêm được nhiều kinh nghiệm trong công tác và được trực tiếp tham quan một số mô hình trình diễn có hiệu quả tại các địa phương khác.

Tuy nhiên những người được hỏi cũng đánh giá rằng số lượng các lớp tập huấn như vậy còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn còn hạn chế bởi nội dung các lớp tập huấn chỉ tập trung trang bị kiến thức lý thuyết là chính và sau các lớp tập huấn chưa có đánh giá, liên hệ nghiên cứu áp dụng vào thực tế sản xuất tại địa phương.

4.1.3.2.Đổi mới phương pháp khuyến nông

a. Thực trạng công tác đổi mới phương pháp khuyến nông

Trong tổng kết đánh giá hoạt động khuyến nông hàng năm của trạm khuyến nông, việc đổi mới phương pháp khuyến nông là một trong những giải pháp chính được bàn bạc và đề xuất, nội dung đổi mới là:

- Tăng cường mở các buổi hội thảo đầu bờ thay vì tập huấn kỹ thuật tại hội trường.

cùng lĩnh vực trên địa bàn hoặc các mô hình sản xuất có hiệu quả tại các địa phương khác để học tập áp dụng vào sản xuất tại địa phương.

Qua kết quả tại bảng 4.22 có thể thấy rằng việc đổi mới các phương pháp khuyến nông đã được quan tâm và triển khai thực hiện tốt, hoạt động tập huấn đầu bờ và thăm quan học tập có số lần được tổ chức tăng đều hàng năm cả về số lần tổ chức và số người được tham dự.

Bảng 4.22. Kết quả đổi mới phương pháp khuyến nông Phương pháp KN áp Phương pháp KN áp dụng 2014 2015 2016 Số lớp/ tin bài Số người tham dự Số lớp/ tin bài Số người tham dự Số lớp/ tin bài Số người tham dự 1. Tập huấn đầu bờ 1 90 2 160 3 250 2. Tập huấn tại lớp học 178 12.243 192 13.225 194 13.821 3. Sử dụng phương tiện

thông tin đại chúng 113 134 153

4. Thăm quan học tập 0 0 1 25 2 60

Nguồn: Trạm khuyến nông (201,2015,2016) Các phương pháp khuyến nông đang được áp dụng bao gồm 4 hoạt động chính đó là: Tập huấn đầu bờ, Tập huấn tại lớp học, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức thăm quan học tập. Phương pháp tập huấn tại lớp học vẫn là hoạt động được quan tâm tổ chức thực hiện nhiều nhất và tăng đều qua các năm tập trung vào tập huấn tuyên truyền kỹ gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ thực vật cho lúa. Hoạt động tập huấn đầu bờ và thăm quan hội thảo tuy được quan tâm nhưng qua 3 năm vừa qua số lớp được tổ chức còn ít.

b. So sánh các phương pháp khuyến nông

Việc đổi mới các phương pháp khuyến nông tại Thuận Thành còn rất hạn chế, tuy được đưa vào nội dung nhiệm vụ kế hoạch nhưng chưa được quan tâm tổ chức thực hiện. Các phương pháp khuyến nông còn ít nặng về lý thuyết qua đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông của Thuận Thành những năm gần đây các phương pháp khuyến nông vẫn chỉ tập trung chính vào các phương pháp: Tập huấn tại hội trường, Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và hội nghị hội thảo.

Phương pháp khuyến nông ít được đổi mới dẫn đến nhiều hoạt động mang tính lập đi lặp lại, nội dung tập huấn không mới tạo ra sự nhàn chán, hình thức, đối tượng tham gia tập huấn ngày càng ít, thành phần tập huấn không quan tâm nhiều đến nội dung tập huấn cơ bản họ là người già, người có ít công ăn việc làm

tham gia tập huấn để được hưởng kinh phí hỗ trợ hoặc quà tặng khi tham gia các lớp tập huấn dẫn đến hiệu quả trong tập huấn không cao.

Các phương pháp khuyến nông mới chưa được nghiên cứu áp dụng để thay đổi cách làm cũ, việc tập huấn cho cán bộ khuyến nông về việc tiếp cận các phương pháp khuyến nông mới cũng chưa được quan tâm.

Để so sánh hiệu quả giữa các phương pháp khuyến nông chúng tôi tiến hành phỏng vấn đối với các hộ đã được tham gia các hoạt động khuyến nông. Tham khảo ý kiến đánh giá của họ theo các tiêu chí giữa các phương pháp khuyến nông, kết quả như sau:

Qua kết quả điều tra trên có thể thấy được ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp từ đó có thể nhận định rằng trong thời gian tới hoạt động khuyến nông cần tập trung vào phương pháp tập huấn đầu bờ bởi phương pháp này vừa dễ nhớ, dễ hiểu, dễ áp dụng và có khả năng nhân rộng cao. Qua đó cũng cần nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm của cán bộ để việc triển khai các phương pháp có được hiệu quả cao.

Bảng 4.23. So sánh giữa các phương pháp khuyến nông

ĐVT: % ý kiến trả lời Chỉ tiêu Tập huấn đầu bờ Tập huấn tại lớp học Sử dụng phương tiện thông tin

đại chúng

Thăm quan học tập 1. Đánh giá của người

dân (80 người)

- Dễ nhớ, dễ hiểu 55 10 5 30

- Dễ áp dụng 60 10 5 25

- Tiếp cận được thường xuyên

10 15 60 15

2. Đánh giá của cán bộ KN (20 người)

- Phù hợp với năng lực triển khai của cán bộ

10 30 55 5 - Phù hợp với nguồn kinh phí hiện có 20 25 50 5 - Khả năng nhân rộng cao 40 15 10 35

Từ kết quả điều tra trên, cho thấy khi thực hiện các phương pháp khuyến nông thì tùy vào mục đích, điều kiện triển khai mà cán bộ khuyến nông lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao nhất.

4.1.3.3 Đổi mới về tổ chức hoạt động khuyến nông

a.Thực trạng công tác đổi mới tổ chức hoạt động khuyến nông

Việc tổ chức hoạt động khuyến nông gần đây cho thấy tồn tại nhiều hạn chế vì đội ngũ làm công tác khuyến nông của huyện khá đông đảo được đào tạo chính quy, là cán bộ viên chức trực thuộc UBND huyện nhưng do công tác tổ chức hoạt động, công tác phối hợp thực hiện các nhiệm vụ còn chưa chặt chẽ nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Khối lượng các công việc được giao nhiệm vụ và hoàn thành còn ít, một số mang tính hình thức do nội dung các nhiệm vụ không mới và lặp đi lặp lại hàng năm.

Chú thích : : Mối quan hệ phối hợp

: Mối quan hệ chỉ đạo điều hành

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông trước đây

Hệ thống tổ chức của khuyến nông huyện thuận thành được xây dựng theo 3 cấp: Trạm khuyến nông => Khuyến nông viên cơ sở => nông dân. Trạm khuyến nông huyện thuận thành là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện

UBND huyện

Trạm khuyến nông

Khuyến nông viên cơ sở

Nông dân

Cơ quan trong ngành Trung tâm KN tỉnh, Phòng NN và PTNT, trạm thú y, trạm BVTV

Nhóm, hội nông dân cùng sở thích CLB khuyến nông

Cơ quan ngoài ngành Các tổ chức hội, đài phát

thanh, truyền hình, báo, cơ quan in ấn

thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho UBND huyện về nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng giống, tuyên truyền và phối hợp thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài ra trạm khuyến nông huyện còn phối kết hợp với các cơ quan ban ngành khác trong huyện để triển khai công tác, hợp tác và phối kết hợp thực hiện những nhiệm vụ trung mà UBND huyện đề ra. Phối hợp với trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y để thực hiện nhiệm vụ quản lý tình hình dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia cầm trên địa bàn. Với đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở Trạm thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất qua giao ban hàng tuần và trao đổi, phản ánh, rút kinh ngiệm định kỳ 3 lần trong tháng, đồng thời với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở còn có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ giúp đỡ và nhận phản hồi từ các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích phát huy tích cực sự tham gia của nông dân trong phối kết hợp với hoạt động khuyến nông giúp hỗ trợ sản xuất có hiệu quả và giúp nông dân tự trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Để hạn chế những nhược điểm trong tổ chức hoạt động khuyến nông trước đây, từ cuối năm 2016 trạm khuyến nông huyện Thuận Thành đã tổ chức lại hoạt động khuyến nông như sau:

`

Chú thích : Mối quan hệ chỉ đạo điều hành : Mối quan hệ phối hợp

Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông hiện tại Trạm Trạm khuyến nông UBND Huyện Trạm TT-BVTV Phòng NN&PTNT CN-TY Trạm Tổ Trồng trọt Tổ Thị trường Tổ Thủy sản Tổ Chăn nuôi Tổ Hành chính Nông dân Câu lạc bộ KN Nhóm, hội cùng sở thích

Với cách tổ chức hoạt động mới cán bộ khuyến nông được phân theo các nhóm chuyên môn vừa phụ trách địa bàn cơ sở vừa sinh hoạt chuyên môn theo các nhóm chuyên ngành nhằm tăng cường sự trao đổi chuyên môn kỹ thuật, hình thành các tổ tư vấn kỹ thuật để hoạt động khuyến nông đi vào chiều sâu hơn nữa. b.Những kết quả đạt được

Hoạt động khuyến nông hiện tại vẫn còn mang tính thời vụ, người sản xuất lớn chưa thực sự tin tưởng vào sự tư vấn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ khuyến nông.

Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của huyện theo cách tiếp cận từ trên xuống, nhiệm vụ của cán bộ sẽ do cấp trên phân công, giao nhiệm vụ nên công việc đôi khi được triển khai thụ động theo kế hoạch đã được áp đặt nên không tránh khỏi một số hoạt động mang tính hình thức, làm cho xong và đạt kết quả chưa cao, không phù hợp và sát thực với nhu cầu của người sản xuất.

Vai trò của các câu lạc bộ khuyến nông và nhóm sở thích tại địa phương chưa được quan tâm để phát huy, chưa quy tụ được những người cùng lĩnh vực sản xuất lại để tự họ học hỏi lẫn nhau và cũng thông qua đó để khuyến nông hỗ trợ họ được tốt hơn.

Để đánh giá hiệu quả từ khi trạm khuyến nông huyện tiến hành tổ chức lại hoạt động khuyến nông chúng tôi tiến hành phòng vấn 20 cán bộ khuyến nông theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn, kết quả như sau:

Bảng 4.24. Kết quả đổi mới tổ chức hoạt động khuyến nông

Nội dung phỏng vấn người Số Tỷ lệ

1. Số cán bộ khuyến nông được phỏng vấn: 20 100

2. Đánh giá của cán bộ KN về hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông mới

- Nâng cao trách nhiệm trong công tác. 18 90

- Nâng cao trình độ, kinh nghiệm của mỗi thành viên. - Tăng cường chia sẻ, hỗ trợ giữa các cán bộ KN

16 17

80 85

- Đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây. 17 85

Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ khuyến nông (2017) Việc tổ chức lại hoạt động khuyến nông theo tổ đã giúp hình thành các nhóm chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông theo từng lĩnh vực đã giúp cán bộ

khuyến nông ý thức được việc phải nâng cao kiến thức chuyên môn của mình, thông qua tổ các cá nhân sẽ thường xuyên trao đổi, học hỏi lẫn nhau đó sẽ là yếu tố giúp hoạt động khuyến nông có hiệu quả và năng lực chuyên môn của cán bộ sẽ ngày càng được nâng cao. Hoạt động theo tổ sẽ giúp cán bộ và nhân dân dễ dàng tiếp cận được với nhau để trao đổi thông tin hơn qua gặp mặt, điện thoại.

Thông qua việc bám sát các nội dung nhiệm vụ theo chuyên môn các tổ sẽ dần hình thành các nhóm tư vấn dịch vụ khuyến nông để hỗ trợ người sản xuất được tốt hơn.

Xây dựng quy chế hoạt động của các tổ khuyến nông hoạt động chuyên môn định kỳ hàng tháng, hoạt động theo tổ chuyên môn giúp các thành viên thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, hình thành nhóm tư vấn kỹ thuật khuyến nông để từng bước đa dạng các hình thức hoạt động khuyến nông và đưa hoạt động khuyến nông đi vào chiều sâu hơn nữa.

4.1.3.4. Xã hội hóa công tác khuyến nông

a. Thực trạng công tác xã hội hóa

Việc tăng cường sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào hoạt động khuyến nông nhằm tăng cường nguồn lực vào thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông, nâng cao vai trò và ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông, phát huy sức mạnh tổng hợp để tham gia vào công tác khuyến nông.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện bao gồm:

- Các cơ quan, đơn vị trong Ngành nông nghiệp và PTNT: Trạm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trạm Chăn nuôi - Thú y.

- Các đơn vị hợp tác hoạt động: các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty giống cây trồng Thái Bình, công ty giống Bắc Ninh, Quảng Ninh...

- Các tổ chức quần chúng: Hội nông dân; Đoàn thanh niên; Hội làm vườn; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh...;

- Ở cơ sở: HTX dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức quần chúng, Câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích... đã tiếp nhận và vận động nông dân tham gia hoạt động khuyến nông (dự tập huấn, đào tạo nghề, tham gia xây dựng mô hình và trực tiếp nhân rộng mô hình...).

b.Những kết quả đạt được

Các hoạt động hợp tác khuyến nông thông qua các chương trình, dự án, mô hình trình diễn, mô hình khảo nghiệm, các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 84)