Khó khăn của cán bộ khuyếnnông khi vận dụng kiến thực tế vào tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Hộp 4.4. Khó khăn của cán bộ khuyến nông khi vận dụng kiến thực tế vào tập huấn tập huấn

“Khi triển khai tập huấn tại xã tôi thường mời một số cán bộ lớn tuổi hơn và có nhiều kinh nghiệm để họ tham gia đứng lớp. Bản thân tôi vẫn chưa đủ tự tin để giảng bài vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế”

4.2.2.Điều kiện tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của hộ 4.2.2.1.Trình độ và nhận thức của nông dân 4.2.2.1.Trình độ và nhận thức của nông dân

Những người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện thường là đối tượng có trình độ văn hóa thấp, có điều kiện kinh tế ở mức trung bình và thấp, ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phần lớn là từ 40 đến 60 tuổi.Trình độ chuyên môn của người nông dân thấp đa phần họ chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ gì.

Bảng 4.27. Trình độ của nông dân

Chỉ tiêu ĐVT Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1. Tổng số hộ được phỏng vấn hộ 80 100

2. Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Tiểu học hộ 19 24

- Trung học cơ sở hộ 53 66

- Trung học phổ thông hộ 8 10

3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ

- Không bằng cấp hộ 66 83

- Trung cấp hộ 11 14

- Cao đẳng, đại học hộ 3 3

Nguồn: Kết quả điều tra hộ (2017) Với trình độ và nhận thức của người nông dân như vậy chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả của các hoạt động khuyến nông. Do vậy các nội dung của công tác khuyến nông khi triển khai cần đảm bảo đơn giản, dễ hiễu, dễ nhớ và cần áp dụng theo hình thức mắt thấy tai nghe, cầm tay, chỉ việc. Và cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của người nông dân.

4.2.2.2.Điều kiện sản xuất của hộ

Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật được trạm khuyến nông huyện Thuận Thành triển khai đa dạng về nội dung với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ không áp dụng được vào sản xuất. Bên cạnh những lý do khách quan thì khả năng áp dụng của hộ còn phụ thuộc vào chính những nguồn lực và điều kiện sản xuất của hộ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng các mô hình trình diễn hay việc tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực của người nông dân.

Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố này tới hiệu quả hoạt động khuyến nông chúng tôi tiến hành điều tra các hộ về các điều kiện sản xuất của họ để đánh gía được đâu là khó khăn lớn nhất đối với họ.

Bảng 4.28. Nguồn lực của nông dân

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Tổng số ý kiến trả lời 80 100

2. Khó khăn của hộ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Thiếu lao động 52 65

- Thiếu đất đai 68 85

- Đất đai nhỏ lẻ, manh mún 73 91

- Thiếu vốn 59 74

Nguồn: Kết quả điều tra hộ (2017) Có 91% ý kiến cho rằng đất đai nhỏ lẻ, manh mún là rào cản đối với các hộ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp. Công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương rất được quan tâm tổ chức thực hiện tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao do khó khăn về nhận thức của người dân còn lạc hậu, bảo thủ khiến cho việc dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất còn chưa đạt được kết quả cao. Việc thiếu vốn và thiếu lao động cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới điều kiện sản xuất của các hộ.

4.2.3. Phong tục, tập quán của địa phương

Phong tục và tập quán của từng địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động khuyến nông. Vấn đề phong tục và tập quán đã hình thành nên thói quen, sự e ngại khi tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới. Tại một số xã tại Thuận Thành người dân còn có tâm lý chờ đợi xem các hộ khác triển khai áp dụng trước xem hiệu quả ra sao khi thấy có hiệu quả thực sự mới giám làm theo mà chưa mạnh dạn tiên phong đi đầu nên khi đưa các kiến thức khuyến nông áp dụng vào thực tế thì việc lựa chon được đối tượng để chuyển giao kỹ thuật cũng khá khó khăn.

Hộp 4.5. Khó khăn khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

“Trong sản xuất lúa, mặc dù các kỹ thuật chuyển giao mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng người dân vẫn làm theo thói quen và cách làm cũnhư cấy mạ già, cấy dầy, bón nhiều đạm.”

Việc lo ngại rủi do, không mạnh dạn thay đổi, học tập đã hạn chế một số đối tượng người nông dân chưa tham gia vào các hoạt động khuyến nông.

4.2.4. Chính sách của Nhà nước

4.2.4.1.Chính sách tài chính cho công tác khuyến nông

Kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông những năm gần đây được đầu tư lớn hơn so với những năm trước, tổng số tiền dành cho hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn hội thảo tăng cao qua các năm: năm 2015 so với năm 2014 là: 124%; năm 2016 so với năm 2015 là: 237 %.

Bảng 4.29. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí của trạm

Diễn giải ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Xây dựng mô hình Đ 23.220.000 20.040.000 133.404.000

Tập huấn hội thảo Đ 47.676.200 68.100.000 75.519.100

Tổng 70.896.200 88.140.000 208.923.100

Nguồn: Trạm Khuyến Nông Thuận Thành (2016) Qua bảng tổng hợp nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông cho thấy những năm gần đây hoạt động khuyến nông đã triển khai với quy mô, số lượng các mô hình, các buổi tập huấn ngày càng nhiều và được sự quan tâm của UBND huyện đã đầu tư nguồn ngân sách cao hơn cho hoạt động khuyến nông.

Ngân sách là nguồn lực không thể thiếu trong tất cả các hoạt động khuyến nông. Từ số liệu nguồn ngân sách được phân bổ cho các hoạt động khuyến nông của huyện cho thấy, số tiền được đầu tư qua các năm tăng lên song có thể thấy rằng với quy mô nền sản xuất nông nghiệp của huyện hiện tại, với diện tích sản xuất lúa: 6.500 ha; số lượng các trang trại là: 284, để hiệu quả hoạt động khuyến nông thực sự đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn sản xuất thì nguồn lực trên là quá nhỏ bé, nên cần được đầu tư nhiều hơn nữa và cần nhiều cách làm khác nhau để huy động các nguồn lực khác vào đầu tư cho hoạt động khuyến nông.

4.2.4.2. Chính sách nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho hoạt động khuyến nông tại Bắc Ninh nói chung và Thuận Thành nói riêng tổ chức rất tốt với chính sách tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học vào phụ trách công tác khuyến nông tại từng xã. Được biên chế là viên chức của trạm khuyến nông, trực thuộc UBND huyện. Được hưởng các chế độ về tiền lương và các chế độ khác theo luật công chức, viên chức. Đã góp phần

tạo được sự yên tâm trong công tác, đảm bảo cuộc sống về vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ khuyến nông.

4.3.4.3. Chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp

- Chính sách đất đai:

Theo quyết định số: 46/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích tích tụ đất đai để sản xuất theo vùng, với quy mô lớn được quy định cụ thể ví dụ như: Thuê đất để trồng lúa với diện tích từ 10ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 5 năm đầu.

Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trong công tác tích tụ ruộng đất, quy vùng sản xuất tập trung với quy mô từ 5h trở lên với lúa, từ 2 đến 3 ha với các loại cây trồng khác.

- Chính sách tín dụng:

Có nhiều chính sách ưu đãi về tín dụng thông qua các chương trình hỗ trợ vay ưu đãi cho người sản xuất nông nghiệp khác nhau như: Thông qua ngân hàng chính sách, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ...

Chính sách hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng cho nông dân khi mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 3 năm đầu...

Với các chính sách trên đã khuyến khích nhân dân tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

4.3.GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH NÔNG TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại Thuận Thành tại Thuận Thành

Để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện Thuận Thành chúng tôi dựa vào các căn cứ sau:

4.3.1.1. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động khuyến nông của huyện những năm qua

Qua kết quả phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động khuyến nông Thuận Thành ở trên chúng tôi đưa ra các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức như sau: a. Những điểm mạnh trong hoạt động khuyến nông Thuận Thành

Hệ thống khuyến nông nhà nước được tổ chức từ tỉnh đến huyện, xã với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo căn bản.

Có sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện cho công tác khuyến nông, có sự phối hợp giữa tổ chức khuyến nông nhà nước với các phòng, ban, địa phương, các tổ chức kinh tế, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong hoạt động khuyến nông.

Có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp. b. Những điểm yếu trong hoạt động khuyến nông Thuận Thành

- Hệ hống khuyến nông được tổ chức hoạt động chưa chặt trẽ, chưa tạo được động lực phát triển năng lực của từng cá nhân.

- Hoạt động tư vấn khuyến nông còn chưa được quan tâm phát triển.

- Yếu tố liên kết sản xuất và thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa được quan tâm trong nội dung hoạt động của đơn vị.

- Phương pháp tiếp cận các hoạt động mang tính một chiều, từ trên xuống chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

- Kinh phí hoạt động khuyến nông chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, phát huy nguồn lực xã hội hóa trong hoạt động còn hạn chế.

c. Những cơ hội của hoạt động khuyến nông Thuận Thành

- Sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm đầu tư để phát triển theo định hướng tăng về quy mô, giá trị, chất lượng theo hướng hàng hóa.

- Các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi với quy mô lớn, sản xuất với mức độ thâm canh cao, đầu tư sản xuất chuyên nghiệp phát triển ngày càng nhiều. d. Những thách thức của hoạt động khuyến nông Thuận Thành

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

- Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản còn thấp. Từ phân tích SWOT, theo chúng tôi khuyến nông Thuận Thành cần quan tâm tới các vấn đề sau:

1. Tổ chức lại hoạt động công tác KN 2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động KN

3. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ KN 4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ KN 5. Tăng cường kinh phí cho hoạt động KN

6. Tăng cường thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ trong sản xuất.

Bảng 4.30. Phân tích SWOT hoạt động khuyến nông huyện Thuận Thành

SWOT

S

- Cán bộ KN có trình độ - Được sự quan tâm các cấp chính quyền - Nhiều chính sách hỗ trợ W - Tổ chức hoạt động - Phương pháp KN ít - Dịch vụ KN hạn chế - Kinh phí ít O

- SXNN được đầu tư chuyên nghiệp

- Đơn vị SX lớn phát triển

SO

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động KN - Tư vấn đơn vị sản xuất tiếp cận với CS hỗ trợ WO - Tổ chức tốt hoạt động KN - Mở rộng các dịch vụ KN T

- Cơ cấu sản xuất, diện tích giảm

- Năng suất, chất lượng một số sản phẩm thấp

ST

- Tăng cường tích tụ ruộng đất, chuyên môn hóa SX - Phát triển SX NN NS, CL và công nghệ cao.

WT - Tăng kinh phí hoạt động

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ

4.3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thànhgiai đoạn 2015-2020

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, để sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm của huyện cả trước mắt và lâu dài, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hàng năm đạt từ 1 - 2%.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNC như: cơ giới hóa, điện khí hóa, phát triển máy nông nghiệp, lò sấy lúa, các thiết bị tưới tự động, các loại máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất nhỏ, áp dụng chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý rác thải, hay xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản… để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, an toàn và có sức cạnh tranh cao. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 chiếm từ 25- 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả huyện;

- Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và một số khu sản xuất nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng CNC trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ những hộ sản xuất có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, có khả năng huy động vốn để mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh; phát triển theo qui mô trang trại hay gia trại, theo hướng an toàn sinh học, sản xuất nông sản sạch. Xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn, kể cả lúa và thủy sản. Chọn những đối tượng cây trồng, vật nuôi hay những mặt hàng nông sản mà huyện có lợi thế cạnh tranh và thị trường yêu cầu; chọn giống có chất lượng cao; không quá coi trọng năng suất, mà phải coi trọng cả về chất lượng sản phẩm, độ an toàn, giá thành và hiệu quả của sản xuất, cũng như tính bền vững của sản phẩm. Tổ chức các hoạt động dịch vụ vật tư đầu vào, áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa và công nghệ sau thu hoạch; tổ chức phòng chống dich bệnh cho cây trồng và vật nuôi một cách hiệu quả.

4.3.1.3. Phương hướng hoạt động khuyến nông trong thời gian tới

- Công tác khuyến nông phải là một phương tiện, một trong những giải pháp quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa một cách bền vững, đa dạng, bảo đảm an ninh lương thực xã hội.

- Hoạt động khuyến nông bám sát vào mục tiêu định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo khối lượng hàng hóa phục vụ chế biến và xuấtkhẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, phát triển nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi.

- Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu biểu, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện. Tập huấn, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, kiếnthức quản lý kinh tế, kiến thức thị trường cho nhân dân góp phần đẩy nhanh tiến trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Thuận Thành.

- Công tác khuyến nông sớm hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 93)