Diện tích, sản lượng thủy sản huyệnThuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 65)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích nuôi trồng (ha) 630 637 545 545 545

Sản lượng thủy sản ( tấn) 2.760 3.032 3.056 3.301 3.565

Ngành công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2013 đạt hoảng 1.595 tỷ đồng năm 2014 đạt 2.559 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.668 tỷ đồng. Năm 2015 toàn huyện có 278 doanh nghiệp độc lập đang hoạt động với 11.120 lao động. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là may mặc, đồ điện tử, điện dân dụng...

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các CCN/KCN tập trung: KCN Thuận Thành I,II, CCN Thanh Khương, CCN Xuân Lâm, CCN Hà Mãn - Trí Quả. Ngoài ra trên địa bàn còn có các làng nghề truyền thống như: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đào Viên, gốm Luy Lâu, dệt may Hoài Thượng, đậu phụ Trà Lâm và Nghi Khúc (UBND huyện Thuận Thành, 2017).

Ngành thương mại, dịch vụ

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế từ kinh tế nông nghiệp nông thôn sang dần các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, huyện Thuận Thành đang đẩy mạnh phát triền dịch vụ, đã và đang từng bước đạt được những tiến bộ nhất định. Các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa của huyện như: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị, vật liệu xây dựng … Trong năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành trên địa bàn huyện đạt 1.586 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng trung bình 11,9%/năm (UBND huyện Thuận Thành, 2017).

3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

 Giao thông

Mạng lưới giao thông trong vùng phát triển rộng khắp trong vùng. Có đường ô tô đến tận trung tâm xã và thậm chí đến nhiều xóm nhỏ.

Vùng nghiên cứu hiện có 2.747 km đường huyện, đường đô thị và 78,46km đường xã.

Các tuyến đường Đô Thị: Đường HL1, đường HL2 (Đường nhánh), đường HL3( đường nhánh), đường bờ Nam kênh Bắc.

Các tuyến đường huyện gồm các tuyến: Tuyến đường thị trấn Hồ- Mão Điền, Đường Bờ Nam kênh Bắc, đường Đại Đồng Thành - Thanh Khương, đường Nghĩa Đạo- Việt Hưng, đường Đồng Đoài - Nguyệt Đức, đường Xuân Lâm - Song Liễu , đường Gia Đông - Ninh Xá, đường Nguyệt Đức- Ngũ Thái.

Trên địa bàn huyện Thuận Thành có con sông Đuống chảy qua, sông này có thể cho các phương tiện thủy có tải trọng 200 - 400 tấn đi qua.

 Đô thị

Thị trấn Hồ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, với tổng diện tích tự nhiên 510,71 ha, quy mô dân số 11 nghìn người, đang được phát triển cả về quy mô và chiều sâu.

 Hệ thống điện

Đến nay trên địa bàn có 100% dân cư có điện dùng trong sinh hoạt.

Điện phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng được điện cho các trạm bơm của huyện, xã, phục vụ tốt công tác tưới và tiêu nước trong mùa mưa bão.

Điện công nghiệp đã được kéo đến tận chân công trình, nhà máy xí nghiệp rất thuận tiện cho các phát triển các khu công nghiệp.

3.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

 Lợi thế:

Thuận thành là huyện có tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) đạt 9,6%. Về tiểu thủ công nghiệp phát triển tiêu biểu là làng tranh đông hồ nổi tiếng với sản phẩm tranh dân gian truyền thống. Thương mại du lịch phát triển với lợi thế có 19 di tích lịch sử được xếp hạng. Là cái nôi của nền phật giáo Việt Nam với chùa dâu nổi tiếng về cổ kính và chùa bút tháp là đỉnh cao nghệ thuật thời lý với các nét kiến trúc độc đáo. Với những lợi thế như trên Thuận thành đang trở thành điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, Thuận thành là huyện đi đầu của tỉnh Bắc Ninh hoàn thành việc bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý và bán điện tới hộ. Hệ thống xe buýt từ thủ đô Hà nội về tới trung tâm của huyện và truyền Internet tốc độ cao đã tới được với từng thôn xóm trong huyện. Những lợi thế kể trên đã và đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của huyện ngày càng nhanh, mạnh và vững chắc góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

 Hạn chế :

Sự kêu gọi, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp còn hạn chế; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của huyện; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa chưa đạt kế hoạch đề ra.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc chọn điểm nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nghiên cứu có hiệu quả nhất tôi tiến hành nghiên cứu tại một số xã có nhiều hoạt động khuyến nông và có những kết quả tích cực, đồng thời cũng nghiên cứu tại một số xã có những khó khăn, tồn tại nhất định.

Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động khuyến nôngtrên phạm vi huyện Thuận Thành. Song với một số nội dung chuyên sâu, đềtài đã lựa chọn 3 xã đại diện nghiên cứu là Đại Đồng Thành, Đình Tổ Và Ninh Xá.

Các xã này được lựa chọn dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

Đây là những xã có diện tích sản xuất nông nghiệp trung bình của huyện và có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau để phù hợp với các đối tượng sản xuất khác nhau. Ví dụ: xã Đình Tổ phù hợp đưa các giống lúa lai, lúa có năng suất cao vào sản xuất, xã Ninh Xá phù hợp với các giống lúa chất lượng cao, xã Đình Tổ phù hợp sản xuất cả giống lúa năng suất cao và chất lượng cao, 3 xã trên mang tính đại diện cho điều kiện sản xuất khác nhau của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động khuyếnnông của các xã trên, chúng tôi có thể hướng tới đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện.

Ngoài thông tin các hoạt động khuyến nông của ba xã trên, chúngtôi còn chọn các hộ đại diện với sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo tập huấn và xây dựng mô hình tại một số hộ mang tính đại diện khác trên địa bàn huyện.

3.2.2. Thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp bao gồm:

* Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao hiệu quả KN:

- Tham khảo trong các giáo trình, bải giảng, bài viết đã được phát hành trên sách, báo, internet.

- Tham khảo các luận văn thạc sỹ có cùng nội dung hoặc có liên quan đến nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.

* Ở cấp tỉnh:

- Đánh giá tình hình hoạt động khuyến nông của tỉnh những năm vừa qua và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.

* Ở Trạm Khuyến nông Thuận Thành - Tình hình nguồn nhân lực.

- Tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí hoạt động. - Tình hình triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn. - Tình hình triển khai các mô hình trình diễn.

- Thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. * Ở cấp xã:

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

- Tình hình sản xuất cây trồng, vật nuôi trước, trong và sau thời điểm tiếp nhận hoạt động khuyến nông.

Các thông tin này được thu thập bằng cách tìm, đọc, sao chép và trích dẫn.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Các thông tin sơ cấp bao gồm:

- Các hoạt động khuyến nông đã triển khai, hộ nông dân đã tham gia.

- Ý kiến đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông đã thamgia (thuận lợi, khó khăn, lợi ích, ảnh hưởng…).

- Các kết quả sản xuất kinh doanh.

- Sự tham gia của người hưởng lợi vào các hoạt động khuyến nông. - Các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường từ hoạt động KN

Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị trước, phỏng vấn trực tiếp các hộ đại diện: số lượng hộ chọn khảo sát là 80 hộ (trong đó 30 hộ ở xã Đại Đồng Thành, 30 hộ ở xã Đình Tổ và 20 hộ ở xã Ninh Xá), trong đó có 30 hộ đã tham gia xây dựng các mô hình trình diễn; Số cán bộ khuyến nông của huyện tham gia phỏng vấn là 20 người.

3.2.3. Phương pháp phân tích 3.2.3.1. Phân tích SWOT 3.2.3.1. Phân tích SWOT

hoạt động khuyến nông tại địa bàn huyện Thuận Thành cũng như các cơ hội và thách thức mà hoạt động khuyến nông có thể gặp phải. Tất cả những thông tin không chỉ về bộ máy hoạt động, nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động… của trạm khuyến nông là cần thiết, mà cả những thông tin về điều kiện sản xuất nông nghiệp của huyện, đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ nông dân cũng như định hướng và chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện… cũng phải được xem xét.

3.2.3.2. Thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh các chỉ tiêu về kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông được thực hiện trên địa bàn huyện Thuận Thành (số lớp tập huấn cho nông dân, số lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, số mô hình và điểm mô hình trình diễn, số lần thamquan, hội thảo...), tính toán các chỉ tiêu về tỉ lệ phần trăm (tỷ lệ số người áp dụng kiến thức từ khuyến nông vào sản xuất...), số bình quân (năng suất bình quân/ha, thu nhập bình quân/ha...).

Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hoạt động khuyến nông cũng như những tác động của hoạt động khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.3.3. Thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài nhằm so sánh kết quả và hiệu quả triển khai các hoạt động khuyến nông, các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông qua ba năm 2014 - 2016. Trên cơ sở đó để đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế trong từng hoạt động khuyến nông.

3.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.1. Chỉ tiêu kết quả hoạt động khuyến nông * Trong tập huấn, đào tạo:

- Tổng chi phí cho tập huấn

- Số buổi tập huấn, đào tạo, tham quan,… - Số lượt người tham dự.

* Trong xây dựng mô hình trình diễn:

- Số mô hình trình diễn được triển khai - Quy mô các mô hình

- Tổng giá trị của mô hình so với sản xuất đài trà

- Năng suất, sản lượng của mô hình so với sản xuất đại trà.

3.2.4.2. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khuyến nông

* Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường:

- Hiệu quả kinh tế: gồm các yếu tố + Tăng năng suất, lợi nhuận ... + Tiết kiệm lao động, chi phí ...

+ Khả năng nhân rộng (Đáp ứng nhu cầu, nguồn lực của nông dân đủ để thực hiện, mức độ lan tỏa trong cộng đồng...)

- Hiệu quả xã hội:

+ Áp dụng công nghệ của KN có tiến bộ hơn so với không áp dụng + Thay đổi nhận thức của người dân

+ Tỷ lệ đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương - Hiệu quả môi trường:

+ Áp dụng công nghệ của Khuyến nông có gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người không

+ Áp dụng công nghệ của Khuyến nông có giúp người dân nâng cao nhận thức về môi trường

+ Ảnh hưởng tới môi trường của công nghệ cũ so với công nghệ mới...

* Trong tập huấn, đào tạo:

- Mức độ cần thiết của nội dung tập huấn = số lượng câu trả lời cần/tổng số câu trả lời.

- Sự phù hợp trong việc tổ chức các lớp tập huấn = Số lượng câu trả lời phù hợp/ tổng số câu trả lời.

- Tỷ lệ áp dụng kiến thức qua tập huấn = Số người áp dụng/ Tổng số người trả lời.

- Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trước và sau khi có tập huấn.

* Trong xây dựng mô hình trình diễn:

- So sánh năng suất bình quân cây trồng, vật nuôi của mô hình trình diễn với mô hình bình thường.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 65)