Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1. Tổng số ý kiến trả lời 80 100
2. Khó khăn của hộ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Thiếu lao động 52 65
- Thiếu đất đai 68 85
- Đất đai nhỏ lẻ, manh mún 73 91
- Thiếu vốn 59 74
Nguồn: Kết quả điều tra hộ (2017) Có 91% ý kiến cho rằng đất đai nhỏ lẻ, manh mún là rào cản đối với các hộ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp. Công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương rất được quan tâm tổ chức thực hiện tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao do khó khăn về nhận thức của người dân còn lạc hậu, bảo thủ khiến cho việc dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất còn chưa đạt được kết quả cao. Việc thiếu vốn và thiếu lao động cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới điều kiện sản xuất của các hộ.
4.2.3. Phong tục, tập quán của địa phương
Phong tục và tập quán của từng địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động khuyến nông. Vấn đề phong tục và tập quán đã hình thành nên thói quen, sự e ngại khi tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới. Tại một số xã tại Thuận Thành người dân còn có tâm lý chờ đợi xem các hộ khác triển khai áp dụng trước xem hiệu quả ra sao khi thấy có hiệu quả thực sự mới giám làm theo mà chưa mạnh dạn tiên phong đi đầu nên khi đưa các kiến thức khuyến nông áp dụng vào thực tế thì việc lựa chon được đối tượng để chuyển giao kỹ thuật cũng khá khó khăn.
Hộp 4.5. Khó khăn khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
“Trong sản xuất lúa, mặc dù các kỹ thuật chuyển giao mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng người dân vẫn làm theo thói quen và cách làm cũnhư cấy mạ già, cấy dầy, bón nhiều đạm.”
Việc lo ngại rủi do, không mạnh dạn thay đổi, học tập đã hạn chế một số đối tượng người nông dân chưa tham gia vào các hoạt động khuyến nông.
4.2.4. Chính sách của Nhà nước
4.2.4.1.Chính sách tài chính cho công tác khuyến nông
Kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông những năm gần đây được đầu tư lớn hơn so với những năm trước, tổng số tiền dành cho hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn hội thảo tăng cao qua các năm: năm 2015 so với năm 2014 là: 124%; năm 2016 so với năm 2015 là: 237 %.