Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

4.2.2 .Điều kiện tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của hộ

4.2.4. Chính sách của Nhà nước

4.2.4.1.Chính sách tài chính cho công tác khuyến nông

Kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông những năm gần đây được đầu tư lớn hơn so với những năm trước, tổng số tiền dành cho hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn hội thảo tăng cao qua các năm: năm 2015 so với năm 2014 là: 124%; năm 2016 so với năm 2015 là: 237 %.

Bảng 4.29. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí của trạm

Diễn giải ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Xây dựng mô hình Đ 23.220.000 20.040.000 133.404.000

Tập huấn hội thảo Đ 47.676.200 68.100.000 75.519.100

Tổng 70.896.200 88.140.000 208.923.100

Nguồn: Trạm Khuyến Nông Thuận Thành (2016) Qua bảng tổng hợp nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông cho thấy những năm gần đây hoạt động khuyến nông đã triển khai với quy mô, số lượng các mô hình, các buổi tập huấn ngày càng nhiều và được sự quan tâm của UBND huyện đã đầu tư nguồn ngân sách cao hơn cho hoạt động khuyến nông.

Ngân sách là nguồn lực không thể thiếu trong tất cả các hoạt động khuyến nông. Từ số liệu nguồn ngân sách được phân bổ cho các hoạt động khuyến nông của huyện cho thấy, số tiền được đầu tư qua các năm tăng lên song có thể thấy rằng với quy mô nền sản xuất nông nghiệp của huyện hiện tại, với diện tích sản xuất lúa: 6.500 ha; số lượng các trang trại là: 284, để hiệu quả hoạt động khuyến nông thực sự đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn sản xuất thì nguồn lực trên là quá nhỏ bé, nên cần được đầu tư nhiều hơn nữa và cần nhiều cách làm khác nhau để huy động các nguồn lực khác vào đầu tư cho hoạt động khuyến nông.

4.2.4.2. Chính sách nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho hoạt động khuyến nông tại Bắc Ninh nói chung và Thuận Thành nói riêng tổ chức rất tốt với chính sách tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học vào phụ trách công tác khuyến nông tại từng xã. Được biên chế là viên chức của trạm khuyến nông, trực thuộc UBND huyện. Được hưởng các chế độ về tiền lương và các chế độ khác theo luật công chức, viên chức. Đã góp phần

tạo được sự yên tâm trong công tác, đảm bảo cuộc sống về vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ khuyến nông.

4.3.4.3. Chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp

- Chính sách đất đai:

Theo quyết định số: 46/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích tích tụ đất đai để sản xuất theo vùng, với quy mô lớn được quy định cụ thể ví dụ như: Thuê đất để trồng lúa với diện tích từ 10ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 5 năm đầu.

Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trong công tác tích tụ ruộng đất, quy vùng sản xuất tập trung với quy mô từ 5h trở lên với lúa, từ 2 đến 3 ha với các loại cây trồng khác.

- Chính sách tín dụng:

Có nhiều chính sách ưu đãi về tín dụng thông qua các chương trình hỗ trợ vay ưu đãi cho người sản xuất nông nghiệp khác nhau như: Thông qua ngân hàng chính sách, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ...

Chính sách hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng cho nông dân khi mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 3 năm đầu...

Với các chính sách trên đã khuyến khích nhân dân tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)