Kinhnghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyếnnông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Về chính sách tài chính cho khuyến nông, theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2010. Cơ chế tài chính đã có hơn 10 năm qua để công tác khuyến nông mở rộng hoạt động phục vụ sản xuất, theo hướng hàng hoá, thích ứng với tình hình mới, là một trong những yêu cầu bức thiết

Định mức tài chính khuyến nông cần có cơ chế linh hoạt để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp & PTNT, phù hợp với chu kì sản xuất của cây, con. Mức đầu tư, hỗ trợ cho khuyến nông cần có sự khác nhau giữa các vùng miền theo hướng tăng cao cho các tỉnh khó khăn thuộc vùng Trung du Miền Núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nam Bộ

Thống nhất cơ chế tài chính khuyến nông cho người nghèo. Chấm dứt tình trạng nhiều tổ chức làm công tác khuyến nông cho người nghèo nhưng áp dụng các cơ chế tài chính khác nhau.

Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí hỗ trợ cho địa phương và các đơn vị. Bố trí kinh phí khuyến nông hàng năm theo các dự án khuyến nông có thời gian dài, ít nhất là 2 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Xây dựng cơ chế và định mức tài chính cho khuyến nông công nghệ cao.

Thu lại một phần kinh phí khuyến nông sau một chu kì sản xuất ở các đối tượng doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại và người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng cường vào nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm (có cơ chế riêng).

Quy định chế độ hạng ngạch thống nhất, cụ thể cho cả hệ thống khuyến nông (tương đương như các cơ quan quản lý nhà nước). Bảo đảm khuyến nông viên xã được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, tương đương với bằng cấp đào tạo.

Thời gian tới kinh phí khuyến nông trung ương phân bổ theo tinh thần tăng kinh phí khuyến nông chăn nuôi, huấn luyện đào tạo và khuyến nông sau thu hoạch so với các loại khuyến nông khác; tăng kinh phí hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam so với các tỉnh khác.

Phân cấp quản lý kinh phí:

- Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, tập hợp, thẩm định kế hoạch và nội dung; phân bổ kinh phí hỗ trợ; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả nghiệm thu và đánh giá kết quả quyết toán các chương trình khuyến nông trung ương do địa phương triển khai.

- Địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và nội dung; triển khai, kiểm tra, đánh giá, báo cáo; nghiệm thu và quyết toán các chương trình khuyến nông.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người hưởng lợi khuyến nông có quyền lựa chọn TBKT và vật tư được hỗ trợ trong khi xây dựng mô hình trình diễn.

2.2.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại tỉnh Bạc Liêu

Tổng hợp của Lê Kim Yến (2017) cho thấy, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các giải pháp sau và góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông:

a. Giải pháp về kỹ thuật

- Tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án kinh tế - xã hội tại địa phương, phối hợp cùng các cơ quan nghiên cứu xác định và chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật một cách có hiệu quả vào sản xuất của tỉnh.

- Chú trọng việc huấn luyện đào tạo, nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân cũng như các tổ hợp tác/hợp tác xã nông nghiệp, nhất là các đối tượng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Phối hợp các Đoàn thể đào tạo huấn luyện các hội viên cơ sở.

- Cải tiến phương pháp tập huấn cho phù hợp với từng địa phương, tập trung tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề có sự tham gia của nông dân (TOT).

- Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các cơ quan chuyên môn đào tạo bồi dưỡng lực lượng cán bộ khuyến nông, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo các mô hình khuyến nông.

- Chú trọng công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mô hình hàng năm, lựa chọn các mô hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực hiện. Những mô hình thành công năm 2016, tiếp tục nhân rộng trong năm 2017.

- Chọn đúng đối tượng tham gia các mô hình trình diễn là những hộ dân thực sự tự nguyện có nhu cầu cao áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho mô hình trình diễn. Lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình phù hợp với tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, đảm bảo khả năng nhân rộng mô hình.

- Thực hiện các chương trình khuyến nông ký với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các chủ nhiệm dự án.

- Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất thử mang tính chất đa canh và bền vững, tăng quy mô, giảm số điểm và phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

- Xây dựng phương án hợp tác nghiên cứu, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các mô hình thử nghiệm tại trại thực nghiệm.

b. Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền thông qua các chuyên mục khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại tài liệu, các cuộc hội thảo, tham quan, cung cấp tin, bài, hình ảnh về các hoạt động chuyển giao TBKT cho Ban biên tập Thông tin Nông Nghiệp & PTNT của Sở Nông Nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, báo Bạc Liêu.

- Khuyến cáo áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân (PTD), phối hợp xây dựng mạng lưới nhân giống cây trồng, vật nuôi có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng tiểu vùng an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, cũng như việc gắn sản xuất với bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ tài nguyên

đất và nước.

- Tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, từng bước tháo gỡ “nút thắt” trong sản xuất nông nghiệp với quy mô hàng hoá tránh tình trạng “được mùa thì mất giá”, người nông dân không còn hào hứng để làm theo.

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin sản xuất, thị trường, giá cả phục vụ tái cơ cấu; tăng cường tổ chức các sự kiện khuyến nông nhằm liên kết “bốn nhà” để giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.

- Phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền đoàn thể ở địa phương để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình - chương trình có hiệu quả.

c. Giải pháp về công tác tư vấn - Xã hội hóa công tác khuyến nông

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, dịch vụ khuyến nông, đặc biệt là tư vấn về kinh tế hợp tác và thị trường. Tư vấn về kỹ thuật qua thư từ, trả lời thư qua báo, đài hoặc gặp trực tiếp người sản xuất qua công tác tiếp dân tại trụ sở để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong sản xuất. Tổ chức một số dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, khi nông dân - ngư dân yêu cầu, để tăng thu nhập giải quyết khó khăn cho cán bộ, viên chức.

- Tư vấn về các chủ trương chính sách của Đảng liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn, các vấn đề kỹ thuật.

- Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các viện, các trường đại học, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức kinh tế hợp tác, các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài (thông qua các viện, trường) để thực hiện một cách có hiệu quả việc xã hội hóa công tác khuyến nông. d. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật tham gia công tác tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, giám sát, quản lý các hoạt động khuyến nông cho cán bộ khuyến nông.

e. Giải pháp về vốn

- Tranh thủ mọi nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, đặc biệt là trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, UBND tỉnh để đầu tư cho hoạt động khuyến nông chất lượng và hiệu quả hơn, lồng ghép các chương trình, dự án hợp tác.

- Có các chính sách thu hút đầu tư công, xây dựng chiến lược kêu gọi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động khuyến nông.

- Ngoài nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, tranh thủ nguồn vốn từ UBND tỉnh nhằm đa dạng hóa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại mỗi địa phương.

2.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả (khuyến nông hải phòng) và nhân rộng các mô hình trình diễn

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Bình (2016) đã chỉ ra các giải pháp Hải Phòng đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông bao gồm:

- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông khuyến ngư để mỗi khuyến nông khuyến ngư viên vừa am hiểu kiến thức chuyên môn, vừa có năng lực làm công tác dân vận, sát sao công tác chỉ đạo tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Chú trọng công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mô hình hàng năm, lựa chọn các mô hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực hiện.

- Chọn đúng đối tượng là những hộ dân có nhu cầu áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho mô hình trình diễn, Lựa chọn địa điểm quy mô thực hiện phù hợp với từng địa phương, dảm bảo khả năng nhân rộng mô hình.

- Tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật đạt kết quả tốt, được của mô hình là tiêu chí bình xét thi đua của đơn vị và cá nhân.

- Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản: thời vụ, thời điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm.

Để đảm bảo thời vụ, thời điểm thì cần vận dụng cơ chế chính sách linh hoạt hơn, thông qua việc ký kết biên bản thoả thuận phối hợp thực hiện mô hình với nông dân.

- Cần điều chỉnh mức hỗ trợ mô hình trình diễn Khuyến nông Khuyến ngư phù hợp với đối tượng chuyển giao

- Tăng cường phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng địa phương để giúp nông dân tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi cho hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Quy hoạch phát triển các vùng nông ngư nghiệp tập trung để tránh tình trạng phát triển tự phát, ưu tiên xây dựng những mô hình ở trong những vùng quy hoạch nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn góp phần thúc đẩy quá trình nhân rộng và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình khuyến nông khuyến ngư có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là hệ thống truyền thanh huyện xã.

- Tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông ngư dân, từng bước tháo gỡ “nút thắt” trong sản xuất nông ngư nghiệp với quy mô hàng hoá tránh tình trạng “được mùa thì mất giá”, người nông dân không còn hào hứng để làm theo.

Tóm lại, để các mô hình khuyến nông khuyến ngư được thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần có giải pháp cụ thể về nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thị trường đầu ra cho sản phẩm nông thuỷ sản, về con giống, kỹ thuật công nghệ…Tuy nhiên, để các giải pháp nói trên có thể thực hiện được tốt phải củng cố và nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông khuyến ngư cơ sở và coi đó là yếu tố cốt lõi để khẳng định vai trò không thể thiếu của khuyến nông khuyến ngư trong việc đồng hành cùng với nông ngư dân phát triển sản xuất.

2.2.2.3. Thực tiễn hoạt động khuyến nông và những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Thực tế ở Bắc Ninh cho thấy, tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp trong công tác khuyến nông và đã đạt được những kết quả nhất định (Việt Anh, 2016):

nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, giúp hình thành và lan tỏa nhiều phương thức sản xuất mới. Từ năm 1997 đến nay, đơn vị đã xây dựng gần 400 mô hình trình diễn đa dạng về các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng và hiệu quả; tổ chức 6.000 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho hàng chục nghìn lượt người tham dự; 225 cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông…

Trong lĩnh vực trồng trọt, đơn vị xây dựng và triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng; sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; trồng hoa, cây cảnh… Trong đó, chú trọng phát triển sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực bằng các giống lúa năng suất cao, tạo cho nông nghiệp Bắc Ninh có bước nhảy vọt về sản lượng. Đối với chăn nuôi, đơn vị tập trung nhân rộng các mô hình nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học; cải tạo đàn bò bản địa; bảo tồn và phát triển đàn gà Hồ; các mô hình, dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng hầm khí Biogas, ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học…

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhiều mô hình được chuyển giao, nhân rộng cho nông dân, góp phần đưa sản lượng thủy sản từ 5.260 tấn (năm 1997) lên 36.967 tấn (năm 2015); hình thành nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Thông qua các mô hình góp phần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng truyền thống của bà con, giúp giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm, mang lại thu nhập ổn định.

Trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, đơn vị đã đẩy mạnh vai trò tư vấn kỹ thuật của khuyến nông trên truyền hình, sóng phát thanh và trên báo viết thông qua việc giới thiệu hàng trăm mô hình áp dụng tiến bộ mới, hiệu quả, các tấm gương điển hình tiên tiến… Ngoài ra, đã có hơn 60 số Bản tin Khuyến nông- Khuyến ngư với trên 48.000 cuốn và 20.000 nghìn cuốn lịch kỹ thuật treo tường với các nội dung hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ được phát hành đến với bà con nông dân.

Tổ chức hệ thống khuyến nông cũng không ngừng được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Đến nay, hệ thống khuyến nông gồm 2 cấp với 181 cán bộ, trong đó cấp tỉnh 29 cán bộ, cấp huyện 152 cán bộ. Toàn hệ thống có 32 cán bộ có trình độ Thạc sĩ (chiếm 17,68%); 142 cán bộ có trình độ Đại học (chiếm 78,45%) và 7 cán bộ có trình độ Cao đẳng (chiếm 3,87%). Trung tâm cũng là

một trong những đơn vị dẫn đầu ngành Nông nghiệp về thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Mỗi năm, Trung tâm thực hiện từ 2-3 đề tài được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá cao, có giá trị thực tiễn và khuyến cáo mở rộng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến nông vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Các mô hình trình diễn triển khai trên diện tích nhỏ nên sản phẩm đơn điệu. Việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm còn bỏ ngỏ dẫn đến hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43)