Hiệu quả các hoạt động khuyếnnông huyệnThuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 83)

Phần 4 Kết quả nghıên cứu

4.1.2.Hiệu quả các hoạt động khuyếnnông huyệnThuận Thành

4.1 Thực trạng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyếnnông

4.1.2.Hiệu quả các hoạt động khuyếnnông huyệnThuận Thành

Bảng 4.3. Kết quả tập huấn khuyến nông

Diễn giải ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Số lớp tập huấn

- Trồng trọt Lớp 13 16 14

- Chăn nuôi Lớp 3 6 3

- Thủy sản Lớp 5 6 3

Tổng 21 28 20

2. Số người tham gia

- Trồng trọt Người 893 1.051 1.050

- Chăn nuôi Người 180 360 162

- Thủy sản Người 300 349 150

Tổng 1.373 1.760 1.362

3. Bình quân người/lớp

- Trồng trọt Người 69 60 75

- Chăn nuôi Người 60 60 54

- Thủy sản Người 60 58 50

Tổng 65 63 68

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Thuận Thành (2016) Về tập huấn kỹ thuật qua các năm từ 2014 đến 2016 tổng số lớp tập huấn đều được duy trì trên 20 lớp/năm. Số người tham gia tập huấn hàng năm từ 1.362 người, bình quân mỗi lớp có khoảng 70 người tham dự. Qua bảng tổng hợp trên có thể đánh giá, hoạt động tập huấn kỹ thuật được triển khai thường xuyên và ổn định trên địa bàn huyện và là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khuyến nông của huyện, được cán bộ khuyến nông nghiêm túc tổ chức thực hiện và hoàn thành đạt kết quả cao.

Bảng 4.4. Kết quả thăm quan hội thảo

Năm Nội dung buổi Số Số người tham dự Kinh phí tổ chức

2014 Hội Nghị đầu bờ đánh giá giống GS9 1 90 7.377.500

2015 Hội nghị đầu bờ mô hình trồng trọt 2 160 10.800

2016

Thăm quan mô hình nuôi bò sữa 1 25 2.250.000

Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô

hình trồng trọt 1 90 8.780.000

Về hoạt động thăm quan hội cũng thường xuyên được tổ chức qua các năm nhưng số lượng các buổi tổ chức không nhiều, qua bảng 4.4 cho thấy: năm 2014 và 2015 mỗi năm tổ chức được một buổi về đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng trọt, năm 2016 tổ chức 2 buổi: 1 buổi đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng trọt và 1 buổi thăm quan mô hình chăn nuôi bò sữa tại huyện. Tuy nhiên, hoạt động thăm quan, hội thảo được tổ chức là khá ít và không thường xuyên do vậy có thể nói hoạt động này chưa mang lại kết quả cao vì đối tượng được tham gia ít, tổ chức không thường xuyên. Mặt khác hoạt động thăm quan hội thảo là hoạt động hết sức quan trọng bởi các mô hình được thăm quan là những điểm sản xuất có hiệu quả cao, điển hình, các đối tượng tham dự được mắt thấy, tai nghe về hiệu quả thực tế mà mô hình mang lại do vậy sẽ có tác dụng rất tốt trong việc lan truyền, nhân rộng và học tập để phổ biến những cách làm hay những mô hình sản xuất giỏi. Do vậy hoạt động khuyến nông này cần được quan tâm đầu tư và mở rộng hơn nữa.

Hộp 4.1. Hiệu quả của hoạt động thăm quan, hội thảo

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại địa phương, cần tăng cường sự liên kết, trao đổi giữa các hộ sản xuất trên địa bàn với nhau để họ tự thăm quan học tập kinh nghiệm với nhau thông qua tổ chức các lớp hội thảo hoặc thông qua thông tin, chia sẻ, tư vấn từ đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại các xã.

Hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo qua các năm, còn được phân tích cụ thể trên các khía cạnh: sự cần thiết và mức độ phù hợp, sự vận dụng và hiệu quả áp dụng trong thực tế:

- Đánh giá về sự cần thiết và mức độ phù hợp

Để làm rõ hơn hiệu quả của hoạt động tập huấn kỹ thuật chúng tôi tiến

“Hội nghị đầu bờ giúp chúng tôi không chỉ nghe mà còn tận mắt chứng kiến hiệu quả của các mô hình mà nông dân khác đã triển khai, có chỗ nào cần hỏi chúng tôi hỏi được luôn. Vì thế, về nhà chúng tôi có thể áp dụng ngay vào sản xuất. Tôi thấy nó rất hiệu quả và muốn được tham gia nhiều hơn nữa các đợt tham quan như thế này”.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn (ông: Vương Đức Ảnh, 53 tuổi, xã Đại Đồng Thành)

hành đánh giá sự cần thiết và mức độ phù hợp của các lớp tập huấn.

+ Về sự cần thiết: Qua kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.5 cho thấy, phần lớn các hộ đều cho rằng hoạt động tập huấn là rất cần thiết và cần thiết. Thông qua các buổi tập huấn người nông dân không những được trang bị những kiến thức về sản xuất, những thông tin về chủ trương chính sách mà còn được giải đáp những thắc mắc, những vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất. Điều đó cho thấy việc tổ chức tập huấn đã đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Đây vẫn là hình thức truyền tải kiến thức chính tới đại bộ phận nông dân. Điều quan trọng là cần thay đổi phương pháp tập huấn, tăng cường trao đổi, đối thoại từ những vấn đề đã đề cập trong các buổi tập huấn để người dân có thể tiếp thu kiến thức có hiệu quả nhất, sát với những hiểu biết của họ trong mỗi lần tổ chức tập huấn.

Bảng 4.5. Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của tập huấn khuyến nông tại Thuận Thành

Mức độ đánh giá Số người Tỷ lệ (%)

Số người được hỏi 80 100%

Rất cần 56 70

Cần 16 20

Không cần 8 10

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) + Về sự phù hợp:

Khi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trạm Khuyến nông Thuận Thành thường đưa ra các yêu cầu về đối tượng học, thời lượng tập huấn, kiến thức tập huấn, phương pháp tập huấn, tài liệu tập huấn, thời điểm và địa điểm tổ chức... Theo chúng tôi, nếu khoá tập huấn nào làm được các yêu cầu này thì kết quả cũng như hiệu quả đạt được là rất tốt.

Qua điều tra cho thấy thời lượng của các buổi tập huấn chỉ nên giao động trong khoảng 1h với 90% số người được hỏi đánh giá là phù hợp, vì các đối tượng tham gia tập huấn đều là nông dân họ không quen với việc nghe trình bày quá lâu và họ bị chi phối bởi rất nhiều công việc khác nhau dẫn tới việc dự tập huấn lâu sẽ không đem lại hiệu quả.

Kết quả thăm dò ý kiến của người học và hộ nông dân về sự phù hợp của các lớp tập huấn cho thấy như sau:

Bảng 4.6. Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của các lớp tập huấn Khuyến nông tại Thuận Thành

Nội dung đánh giá Phù hợp Không phù hợp

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Đối tượng tham gia 38 48 42 52

2. Thời lượng tập huấn 72 90 8 10

3. Kiến thức tập huấn 69 86 11 14

4. Phương pháp tập huấn 59 74 21 26

5. Tài liệu tập huấn 72 90 8 10

6. Thời điểm tập huấn 74 93 6 7

7. Địa điểm tập huấn 77 96 3 4

8. Cách thức tổ chức 67 84 13 16

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Kiến thức tập huấn được đánh giá phù hợp là 86%, các lớp tập huấn khi khuyến nông triển khai (VD: tập huấn chăm sóc và BVTV cho lúa) đều tập trung bổ sung, nâng cao kiến thức cho nhân dân trong đúng giai đoạn họ đang chuẩn bị chăm sóc lúa hoặc vào giai đoạn phòng trừ sâu bệnh nên nội dung là rất phù hợp.

Phương pháp tập huấn được đánh giá phù hợp là 74%, các lớp tập huấn khuyến nông khi được triển khai trên lớp học đều được chuẩn bị các điều kiện phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy tốt như có máy trình chiếu, tài liệu tập huấn, tờ rơi tuyên truyền kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy với nông dân của giảng viên đã góp phần tạo nên thành công của các lớp tập huấn. Tuy nhiên, vẫn còn 26% số nông dân được hỏi cho rằng, phương pháp tập huấn chưa phù hợp. Họ cho rằng, để nội dung các buổi tập huấn đạt kết quả cao giảng viên tham gia tập huấn cần có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, tăng cường trao đổi, phản biện trong buổi tập huấn, kiến thức tập huấn cần cập nhập thường xuyên để nhân dân thấy được sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất đang diễn ra.

Hộp 4.2. Phương pháp khuyến nông cần gắn với thực tế

“Các buổi tập huấn, tôi thấy cán bộ nói nhiều đến lý thuyết. Nếu gắn với thực tiễn sản xuất và giành nhiều thời gian để chúng tôi hỏi, trao đổi với cán bộ thì sẽ dễ hiểu và nhớ lâu hơn” .

Việc lựa chọn đối tượng tham gia các lớp tập huấn cần được quan tâm hơn, đối tượng tham gia các lớp tập huấn cần có trọng tâm, hướng tới những hộ sản xuất có kinh nghiệm, có diện tích sản xuất lớn, có đam mê, sở thích với nội dung tập huấn. Cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hơn nữa.

- Đánh giá việc sử dụng kết quả đào tạo, tập huấn trong khuyến nông vào thực tiễn sản xuất

Để đánh giá việc áp dụng các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, quản trị sản xuất kinh doanh vào thực tiễn. Chúng tôi tiến hành điều tra kết quả sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh của hộ.

Bảng 4.7. Kết quả thăm dò ý kiến về việc áp dụng kiến thức kỹ năng đã được tập huấn vào sản xuất

Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số người được hỏi 80 100

1. Đã áp dụng vào sản xuất

Đánh giá của hộ về hiệu quả sản xuất so với trước khi áp dụng

- Thu nhập cao hơn - Thu nhập thấp hơn - Thu nhập không đổi

72 59 3 10 90 81,9 4,2 13,9 2. Hướng dẫn người khác áp dụng

3. Số người dự kiến sẽ áp dụng trong thời gian tới

26 63

33 79

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua kết quả thăm dò ý kiến người dân về vấn đề này, chúng tôi thấy như sau:Hầu hết số người được hỏi đều nói rằng họ đã từng áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất (90%) và làm nâng cao nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Đã có 33% số người được hỏi hướng dẫn người khác áp dụng

những kiến thức mà họ học được. Vì vậy, tập quán canh tác của người dân cũng thay đổi: Chuyển từ phương pháp canh tác cũ sang canh tác theo phương pháp canh tác mới khoa học hơn như: cấy mạ non, bón phân cân đối, bón phân sâu, nặng đầu, nhẹ cuối hay sử dụng giống cấp I và giống xác nhận vào sản xuất… Nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất và thu nhập từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

4.1.2.2. Thông tin tuyên truyền

Đối với việc đưa tin về hoạt động của công tác khuyến nông, trạm khuyến nông thường xuyên gửi các tin bài tuyên truyền thông qua đài phát thanh huyện để tuyên truyền và phổ biến các kỹ thuật trong trồng, chăm sóc lúa hàng vụ hoặc phổ biến kế hoạch trồng chăm sóc lúa cũng như đưa tin các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và bệnh dịch gia súc trên địa bàn huyện, thường xuyên hàng tháng 2 lần trên hệ thống đài phát thanh huyện.

Bảng 4.8. Thực trạng các hình thức thông tin tuyên truyền Hình thức thông tin tuyên Hình thức thông tin tuyên

truyền ĐVT

Năm So sánh

2014 2015 2016 05/04 06/05 BQ - Đài PTTH huyện đưa tin công

tác khuyến nông Lần 23 24 29 104,3 120,8 112,6

- Tin bài của khuyến nông trên

đài truyền thanh các xã Bài 90 110 124 122,2 112,7 117,5

- Cấp phát tài liệu kỹ thuật về

SXNN Bản 1750 1790 1820 102,3 101,7 102

- Cấp phát nông lịch Tờ 160 160 190 100 118,8 109,4

- Tạp chí khuyến nông Quyển 440 440 440 100 100 100

Nguồn: Trạm Khuyến nông (2016) Qua bảng 4.8 cho thấy số lần đưa tin qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 có biến động không lớn lớn song tăng đều qua các năm có thể thấy việc đưa các tin bài tuyên truyền rất được quan tâm và nội dung các tin bài có chất lượng tốt nên duy trì và tăng lên về số lượng lần đưa tin.

Tin bài của cán bộ khuyến nông trên hệ thống đài phát thanh các xã cũng rất được quan tâm đưa tin tuyên truyền, các tin bài tập trung vào tuyên truyền

chính sách hỗ trợ giá giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật cho cây trồng hàng vụ; thông tin tình hình dịch bệnh, các kỹ thuật nuôi và chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Nhiệm vụ viết tin bài tuyên truyền là kế hoạch công tác hàng tháng của từng cán bộ khuyến nông phụ trách các xã vì vậy về số lượng và chất lượng các tin bài đều đảm bảo chất lượng tốt.

Về số lượng các tài liệu kỹ thuật được phát hành qua 3 năm có sự tăng đều qua các năm. Năm 2016 phát hành được 1.820 tài liệu về sản xuất nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Số tài liệu kỹ thuật nông nghiệp và tạp chí khuyến nông được cấp phát hàng quý trong năm cho đối tượng là cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, lãnh đạo xã, thôn thường xuyên và duy trì đều đặn giúp cán bộ khuyến nông và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường xuyên cập nhập được những thôn tin mới nhất liên quan tới sản xuất nông nhiệp do trung tâm khuyến nông tỉnh phát hành và các tạp chí nông nghiệp...

Hoạt động thông tin tuyên truyền trong công tác khuyến nông tại Thuận Thành nếu xét về số lượng, nội dung, mức độ thường xuyên, liên tục có thể đánh giá là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình vì đã góp phần truyền tải được những thông tin khuyến nông chung đến đông đảo nhân dân trên địa bàn, làm tốt việc truyền tải các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, kịp thời thông tin cho nhân dân những kiến thức trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Từ việc nghe chỉ đạo về việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh qua đài phát thanh của thôn, xã, người dân đã tự điều tra và phát hiện được tình hình sâu và bệnh của gia đình mình, từ đó biết cách phòng trừ kịp thời.

Qua kết quả điều tra về hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền của huyện tại bảng 4.9 có thể thấy, kênh thông tin trên đài phát thanh và internet là hai hình thức mà người dân dễ tiếp cận và thường xuyên được tuyên truyền nhất. Hình thức tuyên truyền thông qua tài liệu được cấp phát và qua đài phát thanh là dễ hiểu và dễ áp dụng hợn. Hoạt động thông tin tuyên truyền cần tăng cường thông tin về chính sách nông nghiệp và thông tin thị trường. Tần suất tuyên truyền về thông tin này cần được tăng cường về thời lượng.

Bảng 4.9. Hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền

ĐVT: Người Đánh giá về chất

lượng các kênh thông tin tuyên

truyền Số người được hỏi Đài phát thanh Tài liệu được cấp phát Tạp chí khuyến nông internet

Kênh thông tin tiếp

cận nhiều nhất 80 30 10 5 30

Kênh thông tin dễ hiểu và dễ áp dụng

nhất 80 26 45 7 22

Kênh thông tin dễ

tiếp cận nhất 80 69 8 3 20

Tần suất và sự phù hợp của thông tin

Số người được hỏi Chính sách nông nghiệp Thông tin thị trường Hướng dẫn kỹ thuật Hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh Thông tin được tiếp

cận nhiều nhất 80 9 8 33 30

Thông tin cần nhất 80 19 29 16 16

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân (2017) Với cơ sở vật chất về hệ thống thông tin và truyền thông của huyện khá đồng bộ và hiện đại tới tất cả các thôn,trạm khuyến nông huyện cần tiếp tục phối hợp với đài phát thanh truyền hình huyện, đài phát thanh các xã để tăng thời lượng và chất lượng các tin bài tuyên truyền.

4.1.2.3.Trình diễn và nhân rộng mô hình

Qua bảng 4.10 kết quả xây dựng mô hình trình diễn từ năm 2014-2016 cho thấy tổng số mô hình trình diễn được triển khai những năm gần đây đã tăng lên 9 mô hình trong một năm trong đó số mô hình trồng trọt là nhiều nhất với 5 mô hình, thủy sản ít nhất với 1 mô hình. Các năm 2014 và 2015 không triển khai mô hình thủy sản nào. Những năm gần đây việc lựa chọn các hộ sản xuất phù hợp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 83)