Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khuyếnnông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

Theo Lý Thị Thủy (2016), trong công tác KN có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Hiệu quả của HĐKN thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính sau:

2.1.4.1. Đội ngũ cán bộ khuyến nông

Trình độ của cán bộ KN có ảnh hưởng trực tiếp đến các HĐKN. Trình độ chuyên môn có chắc thì cán bộ KN mới đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong công việc. Tuy nhiên nếu người cán bộ KN có trình độ chuyên môn mà thiếu kinh nghiệm thực tiễn, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề thì HQ HĐKN cũng không cao. Chính vì vậy mỗi cán bộ KN cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài ra cán bộ KN cần phải có sự nhiệt tình và lòng yêu nghề, yêu nông dân thì mới có thể hoàn thành tốt được công việc của mình.

2.1.4.2. Điều kiện tiếp cận khoa học - kỹ thuật của người sản xuất (nông dân)

Trình độ của người sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Nếu trình độ của người sản xuất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, họ sẽ nhanh nhạy hơn trước những cái mới, cái khác biệt từ đó họ có những điều chỉnh thích ứng với điều kiện sản xuất mới. Ngược lại, nếu trình độ của người sản xuất thấp thì sẽ khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả của HĐKN sẽ không cao.

Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn phụ thuộc vào các nguồn lực sản xuất của hộ như đất đai, lao động, vốn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật cần được ứng dụng trên quy mô sản xuất lớn, lao động đòi hỏi phải có kỹ năng và nguồn vốn lớn cũng gây khó khăn cho người nông dân.

2.1.4.3. Phong tục tập quán của địa phương

Phong tục tập quán mang tính truyền thống ở địa phương. Trong công tác KN phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này vì nếu một CT đề án KN được triển khai mà không phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện sản xuất ở địa phương thì sẽ bị thất bại. Phong tục tập quán tồn tại lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong vùng. Khi kiến thức mới không phù hợp với văn hóa bản địa thì nó sẽ không được người dân chấp nhận và làm theo. Chính vì vậy mà trước khi tiến hành triển khai các CT/DA KN cần phải nghiên cứu xem xét thật kỹ phong tục tập quán và điều kiện sản xuất ở địa phương. Sự tham gia của cán bộ KN và người dân sẽ lựa chọn ra nội dung các CT/DA KN phù hợp rồi mới tiến hành tổ chức thực hiện, đó là tiền đề cho sự thành công của HĐKN.

2.1.4.4. Chính sách của nhà nước

- Chính sách tài chính:

Nguồn vốn cho các HĐKN: Vốn cũng được xem là yếu tố đầu vào, tuy nhiên nó được xem là yếu tố đầu vào đặc biệt, là nhân tố rất quan trọng và cần thiết cho sản xuất. Các CT/DA KN muốn được triển khai cũng cần phải có đủ vốn để nông dân sản xuất. Đây cũng là yếu tố quan trọng để đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vì để thay thế cái cũ, đưa cái mới vào thì yếu tố cần thiết là vốn.

- Chính sách đất đai, tín dụng:

chính sách đề cập trực tiếp tới HĐKN thì các chính sách khác có liên quan như chính sách về đất đai, tín dụng, thuế có ảnh hưởng đáng kể đến công tác KN. Chính sách phải đúng đắn và phù hợp với từng đối tượng được hưởng thì mới tạo điều kiện cho sự phát triển, ngược lại nếu chính sách không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển và tác động tới hiệu quả của HĐKN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)