Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến số chồi Sâm cau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 51 - 53)

Số chồi dao động từ 10,7 - 17,6 chồi, bổ sung tảo Spirulina với nồng độ 50,

100 mg/l cho số chồi cao hơn công thức đối chứng (không bổ sung Spirulina),

với nồng độ 150, 200 mg/l Spirulina cho số chồi thấp hơn công thức đối chứng. Các kết quả thu được có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Trong đó, thấp nhất là ở nồng độ 200 mg/l Spirulina với 10,7 chồi, cao nhất là ở nồng độ 50 mg/l Spirulina (17,6 chồi).

Số lá/chồi dao động từ 4,1 - 5,2 lá, bổ sung tảo Spirulina với nồng độ 50

mg/l cho số lá cao hơn công thức đối chứng, với nồng độ 200 mg/l Spirulina cho số lá thấp hơn công thức đối chứng. Các cơng thức cịn lại có số lá tương đương cơng thức đối chứng. Các kết quả thu được có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy α = 0,05. Số lá/chồi cao nhất là ở nồng độ 50 mg/l Spirulina với 5,2 lá, thấp nhất là ở nồng độ 200 mg/l Spirulina (4,1 lá).

Bột tảo Spirulina ở nồng độ 50 mg/l bổ sung vào môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 cho kết quả tốt nhất, với số chồi/mẫu là 20,8 chồi, số lá/chồi đạt 5,2 lá. Điều này có thể do trong bột tảo Spirulina có chứa các nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như các vitamin, các amino acid, các chất khoáng đa lượng, vi lượng (Dal B et al., 2014). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ tảo Spirulina từ 100 - 200 mg/l thì sự hình thành chồi và sinh trưởng của chồi cây có xu hướng giảm dần, thậm chí cịn thấp hơn so với đối chứng.

Như vậy, nồng độ tảo Spirulina 50 mg/l lá thích hợp nhất cho giai đoạn

nhân nhanh chồi in vitro Sâm cau.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Nguyễn Thị Cúc và cs., 2014) khi bổ sung bột tảo Spirulina ở nồng độ 50 mg/l có tác động hiệu quả đến tỷ lệ sống của chồi và sự hình thành số chồi của lan Hài (Paphiopedilum delenatii).

Kết quả nghiên cứu tái sinh chồi đỉnh Sâm cau trên môi trường MS của Võ Châu Tuấn và cs. (2011) cho số chồi đạt cao nhất là 17,9 chồi. Trong khi đó, số chồi tái sinh của chúng tơi đã đạt 20,8 chồi, cao hơn rõ rệt so với kết quả của các tác giả trước. Vì vậy, có thể khẳng định các chất được bổ sung ở nghiên cứu này có ý nghĩa tích cực đối với sự tái sinh chồi ở cây Sâm cau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)