Ảnh hưởng một số loại phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 63 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây sâm cau trong vườn ươm

4.4.2. Ảnh hưởng một số loại phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của

phát triển của cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Cây Sâm cau con rất nhạy cảm với yếu tố dinh dưỡng, nếu dinh dưỡng đầy đủ không những giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mà còn cho năng suất, cũng như chất lượng cao.

Dựa vào kết quả nghiên cứu về loại giá thể thích hợp, đề tài đã chọn loại giá thể mùn rừng phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) để tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng

của một số loại phân bón khác nhau nhằm tìm ra loại phân bón thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây Sâm cau con sau khi ra vườn ươm.

4.4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau đến chiều cao cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Qua bảng số liệu 4.12 và hình 4.13 cho thấy sử dụng phân bón lá khác nhau thì chiều cao cây ở các cơng thức khác nhau rõ rệt.

Giai đoạn từ khi trồng đến 14 ngày, duy trì giữ ẩm cho cây bằng nước lã, thời gian này chưa có sự tác động về phân bón lá đối với cây Sâm cau, chiều cao cây ở các công thức biến động khá chậm do cây Sâm cau con chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của yếu tố ngoại cảnh. Tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều ở các công thức, dao động trong khoảng 0,5 - 0,7 cm/tuần.

Giai đoạn từ 21 ngày sau trồng, cây Sâm cau phát triển ổn định hơn, sử dụng phân bón lá giúp chiều cao cây tăng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng 0,7 - 2,4 cm/tuần. Tăng trưởng mạnh nhất là cây Sâm cau khi sử dụng phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) và Atonik 1.8 SL (2,4 cm/tuần), các cơng thức sử dụng phân bón lá đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn so với công thức đối chứng (0,7 cm/tuần).

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến chiều cao cây Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm

Đơn vị: cm

Loại phân bón Sau trồng…ngày

7 14 21 28 35 42 49 56 Nước lã (Đ/C) 5,0 5,5 6,2 7,0 8,2 9,8 11,3 12,8 B1- Thái Lan 5,3 6,0 8,2 10,6 13 15,6 17,8 19,7 Growmore Mỹ (30:10:10) 6,1 6,8 9,2 12,0 14,8 17,8 20,4 22,6 Atonik 1.8 SL 5,6 6,2 8,6 11,0 13,6 16,3 18,7 20,7 CV% 5,6 LSD0,05 1,99

Giai đoạn từ 28 - 42 ngày cây in vitro vươn cao nhanh nhất, giai đoạn này cây đã thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, bộ rễ phát triển mạnh, cây hút

được nhiều dinh dưỡng, chiều cao cây tăng trưởng mạnh.

Giai đoạn 42 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là lớn nhất so với các giai đoạn khác, trong đó phun dinh dưỡng Growmore Mỹ (30:10:10) cho tốc độ tăng trưởng về chiều cao là lớn nhất với 3,0 cm/tuần, cao hơn rõ rệt so với công thức không sử dụng dinh dưỡng lá (1,6 cm/tuần). Chiều cao đạt cao nhất ở CT3 với 17,8 cm, tiếp theo là CT4 (16,3 cm) và thấp nhất là cây Sâm cau tại công thức đối chứng, chiều cao cây chỉ đạt 9,8 cm.

Giai đoạn những tuần tiếp theo, chiều cao cây Sâm cau ở các công thức vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhưng dần ổn định hơn. Chiều cao cây sau 8 tuần theo dõi có sự khác biệt rõ rệt, trong đó cây Sâm cau cao nhất khi sử dụng phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) với 22,6 cm, tiếp theo là Atonik 1.8 SL cho chiều cao cây đạt 20,7 cm và thấp nhất là ở công thức đối chứng với chiều cao cây chỉ đạt 12,8 cm.

Như vậy, phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) là thích hợp nhất cho sự phát triển về chiều cao Sâm cau con giai đoạn vườn ươm.

4.4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau đến số lá cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Kết quả về động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây Sâm cau ngoài vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.13.

Các công thức đều có xu hướng tăng số lá ngay sau khi trồng. Mỗi cơng thức đều có động thái ra lá khác nhau, số lá khác nhau nhưng đều có số lá tăng khá đồng đều nhanh hơn từ ngay sau trồng 7 ngày. Tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, mùa vụ…

Qua bảng số liệu 4.13 và hình 4.14 cho thấy phân bón lá khác nhau thì số lá của cây Sâm cau ở các công thức là khác nhau.

Giai đoạn từ khi trồng đến 14 ngày, cây Sâm cau con chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của yếu tố ngoại cảnh, thêm vào đó chưa có sự tác động về phân bón lá, vì vậy số lá của cây ở các cơng thức biến động khá chậm. Tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều ở các công thức, dao động trong khoảng 0,3 - 0,4 lá/tuần.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến số lá cây Sâm cau in

vitro ở giai đoạn vườn ươm

Đơn vị: lá

Loại phân bón Sau trồng…ngày

7 14 21 28 35 42 49 56 Nước lã (Đ/C) 2,9 3,2 3,6 4,0 4,5 5,2 5,8 6,3 B1- Thái Lan 4,0 4,3 4,8 5,6 6,6 7,8 8,9 9,8 Growmore Mỹ (30:10:10) 4,2 4,6 5,2 6,2 7,4 8,8 10,0 11,0 Atonik 1,8 SL 3,9 4,2 4,7 5,7 6,8 8,0 9,1 10,0 CV% 3,7 LSD0,05 0,65

Giai đoạn từ 21 ngày sau trồng, sử dụng phân bón lá giúp số lá cây tăng dần lên, tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng 0,4 - 0,6 lá/tuần. Tăng trưởng mạnh nhất là cây Sâm cau khi sử dụng phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) và Atonik 1.8 SL (0,6 lá/tuần), các công thức sử dụng phân bón lá đều có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với công thức đối chứng (0,4 lá/tuần).

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số lá của cây Sâm cau ở các công thức có sử dụng chế phẩm dinh dưỡng phân bón lá đã có sự tăng trưởng rõ rệt hơn, dao động 0,8 - 1,0 lá/tuần, trong khi ở công thức đối chứng tốc độ ra lá chỉ đạt 0,4 lá/tuần.

Giai đoạn từ 35 - 42 ngày cây in vitro vươn cao nhanh nhất, giai đoạn này cây đã thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, bộ rễ phát triển mạnh, cây hút được nhiều dưỡng, chiều cao cây tăng trưởng mạnh mẽ. Giai đoạn 42 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng số lá là lớn nhất so với các giai đoạn khác, trong đó phun dinh dưỡng Growmore Mỹ (30:10:10) cho tốc độ tăng trưởng về số lá là lớn nhất với 1,4 lá/tuần, cao hơn rõ rệt so với công thức không sử dụng dinh dưỡng lá (0,7 lá/tuần). Số lá đạt cao nhất ở CT3 với 8,8 lá, tiếp theo là CT4 (8,0 lá) và thấp nhất là cây Sâm cau tại công thức đối chứng, số lá cây chỉ đạt 5,2 lá.

Sau 8 tuần theo dõi, tốc độ tăng trưởng về số lá ở các cơng thức sử dụng phân bón lá cũng chỉ dao động 0,9 - 1,0 lá/tuần. Lúc này, số lá của cây Sâm cau có sự khác biệt rõ rệt, trong đó số lá của cây Sâm cau cao nhất khi sử dụng phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) với 11,0 lá, tiếp theo là Atonik 1.8 SL đạt 10,0

lá và thấp nhất là ở công thức đối chứng với số lá chỉ đạt 6,3 lá.

Như vậy, loại phân bón lá Growmore Mỹ (30:10:10) là thích hợp nhất cho phát triển bộ lá của cây con Sâm cau giai đoạn vườn ươm.

4.4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng phát triển của cây Sâm cau

in vitro được thể hiện tại ở bảng 4.14.

Qua bảng số liệu 4.14 và hình 4.15 cho thấy phân bón lá khác nhau thì các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Sâm cau ở các cơng thức là khác nhau. Ở các cơng thức có sử dụng phân bón lá cho cây Sâm cau in vitro có chiều cao cây, số lá, số rễ mới xuất hiện đều lớn hơn so với công thức đối chứng (khơng phun phân bón lá). Các kết quả thực hiện có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%.

Sau 8 tuần theo dõi, công thức đối chứng có các chỉ tiêu đều thấp hơn so với các công thức được phun dinh dưỡng, chiều cao cây chỉ đạt 12,8 cm; 6,3 lá; 6,2 rễ mới và cây nhỏ, lá màu xanh nhạt.

Tiếp đến là công thức phun dinh dưỡng B1 thể hiện ở các chỉ tiêu như: chiều cao cây 19,7 cm; số lá 9,8 lá; số rễ mới 7,6 rễ. Về chất lượng cây qua quan sát nhận thấy cây tương đối khỏe và lá có màu xanh đậm.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến đến sự sinh trưởng phát triển cây Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm

Loại phân bón Chiều cao cây (cm) Số lá (lá) Số rễ mới (rễ)

Đặc điểm hình thái cây

Nước lã (Đ/C) 12,8c 6,3c 6,2d Cây nhỏ, thấp và lá màu xanh nhạt B1- Thái Lan 19,7b 9,8b 7,6c Cây khỏe và lá xanh đậm

Growmore Mỹ (30:10:10)

22,6a 11,0a 9,7a Cây mập, khỏe và lá màu xanh bóng

Atonik 1.8 SL 20,7ab 10,0b 8,8b Cây khỏe và lá xanh đậm

CV% 5,6 3,7 4,2

Ở công thức phun dinh dưỡng Atonik 1.8 SL, cho thấy cây sinh trưởng và phát triển khá tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu như: chiều cao cây 20,7 cm; số lá 10,0 lá; số rễ mới 8,8 rễ. Về chất lượng cây qua quan sát nhận thấy cây mập, khỏe và lá xanh đậm.

Trong các công thức phun chế phẩm dinh dưỡng thì cơng thức phun dinh dưỡng Growmore Mỹ (30:10:10) cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Chiều cao cây cao nhất 22,6 cm; đạt 11,0 lá và 9,7 rễ mới, cây mập, bộ lá và rễ phát triển tốt nhất.

Như vậy, giai đoạn vườn ươm phun dinh dưỡng Growmore Mỹ (30:10:10) 1 lần/tuần cho cây sinh trưởng tốt nhất, lá xanh khỏe và bộ rễ dài, mập.

Hình 4.14. Sâm cau ở giai đoạn vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 63 - 69)