Ảnh hưởng của chất chất kích thích sinh trưởng TDZ đến khả năng tạo vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 42 - 44)

tạo vật liệu khởi đầu.

Cytokinin được biết đến là nhóm chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, sự hình thành và sinh trưởng của chồi in vitro. Để tăng hệ số nhân giống, người ta tăng nồng độ Cytokinin trong môi trường nuôi cấy ở

giai đoạn tạo chồi in vitro. Các loại cytokinin thường được sử dụng trong nuôi

cấy như: BAP, Kinetin, TDZ, Zeatin...

Trong thí nghiệm này, loại Cytokinin được sử dụng là TDZ. TDZ là loại Cytokinin ít bị phân hủy bởi các enzym nội sinh, vì vậy trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, TDZ thường được sử dụng với nồng độ thấp hơn so với các loại Cytokinin khác. Ở nồng độ thấp, TDZ có thể cho hệ số nhân chồi cao hơn các loại Cytoknin khác và ở nồng độ cao TDZ có thể kích thích mẫu cấy hình thành mô sẹo, chồi bất định hoặc phôi soma.

Để tìm nồng độ phù hợp của TDZ lên sự tạo chồi ban đầu cho mẫu cấy cây Sâm cau, trong thí nghiệm này bố trí 5 nồng độ khác nhau: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l. Sau 4 tuần nuôi cấy kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.3.

Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.4 cho thấy nồng độ TDZ khác nhau thì tỷ lệ mẫu bật chồi, số lượng chồi và số lá/chồi ở các công thức là khác nhau.

sung 1,5 mg/l TDZ cho tỷ lệ nảy chồi cao hơn cả (80,9%), đồng thời chất lượng chồi cũng khá tốt, chồi mập và khỏe.

Khi nồng độ TDZ tăng làm tăng số chồi và số lá/chồi so với công thức đối chứng. Tuy nhiên, nồng độ tăng, số chồi, số lá/chồi tăng đến mức nồng độ 1,5mg/l TDZ và sau đó giảm khi nồng độ đạt 2,0mg/l TDZ. Số chồi và số lá/chồi đạt cao nhất ở nồng độ 1,5mg/l lần lượt là 3,1 chồi và 2,7 lá/chồi và thấp nhất ở nồng độ 0 mg/l TDZ lần lượt là 1,2 chồi và 1,5 lá/chồi.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng TDZ đến khả năng tạo chồi từ mẫu cấy ban đầu (sau 4 tuần nuôi cấy)

Nồng độ TDZ (mg/l) Tỷ lệ mẫu bật chồi (%) Số chồi (chồi) Số lá/chồi (lá) Chất lượng chồi

0 (Đ/C) 44,7 1,2d 1,5d Chồi sinh trưởng kém

0,5 62,9 2,0c 2,1c Chồi sinh trưởng ở mức độ trung bình 1,0 70,5 2,8b 2,5b Chồi sinh trưởng ở mức độ trung bình

1,5 80,9 3,1a 2,7a Chồi sinh trưởng ở mức độ khá

2,0 79,0 1,3d 1,6d Chồi sinh trưởng kém

CV% 5,4 4,9

LSD0.05 0,2 0,18

Ghi chú: Nền môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính pH 5,5.

Đối với chỉ tiêu số chồi: Số chồi dao động từ 1,2 đến 3,1 chồi. Ở nồng độ 1,5 mg/l có số chồi đạt cao nhất là 3,1 chồi. Trong khi đó ở công thức không bổ sung (đối chứng) có số chồi đạt thấp nhất là 1,2 chồi. Khi bổ sung nồng độ TDZ với mức 0,5; 1,0; 1,5mg/l đều có số chồi cao hơn công thức đối chứng. Công thức còn lại có số chồi tương đương công thức đối chứng. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%.

Khi tăng nồng độ TDZ lên quá 1,5 mg/l thì số chồi có hiện tượng giảm dần, có thể do nồng độ cao ức chế sự phát sinh chồi Sâm cau.

Đối với chỉ tiêu số lá/chồi cho thấy: Số lá/chồi dao động từ 1,5 - 2,7 lá. Trong đó, ở nồng độ 1,5 mg/l có số lá/chồi đạt cao nhất là 2,7 lá; công thức (Đ/C) không bổ sung TDZ có số lá/chồi thấp nhất (1,5 lá). Khi bổ sung nồng độ TDZ

với mức 0,5; 1,0; 1,5mg/l đều có số lá/chồi cao hơn công thức đối chứng. Công thức còn lại có số lá/chồi tương đương công thức đối chứng. Các kết quả thu được có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy α = 0,05.

Chồi sinh trưởng mạnh mẽ khi tăng dần nồng độ TDZ và cho chất lượng chồi tốt nhất ở nồng độ 1,5 mg/l, tuy nhiên vượt quá ngưỡng nồng độ này, chồi cây có biểu hiện sinh trưởng kém hơn.

Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ đến số chồi của mẫu cấy ban đầu

Từ phân tích trên nhận thấy nồng độ TDZ thích hợp nhất để bổ sung vào môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính, pH 5,5 với mục đích tạo chồi từ mẫu cấy ban đầu là 1,5 mg/l.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của (Nguyễn Quang Thạch và cs., 2010) khi sử dụng TDZ ở nồng độ 1,5 mg/l có ảnh hưởng rất tốt tới khả năng nhân chồi và chất lượng chồi của Khoai môn sọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 42 - 44)