Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 58 - 63)

cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

4.4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến chiều cao cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng có liên quan trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của cây Sâm cau. Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng... Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao nhằm xác định tốc độ sinh trưởng để tác động các biện pháp kỹ thuật, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tối ưu. Kết quả về động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây Sâm cau ngoài vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.9.

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy giá thể khác nhau thì chiều cao cây ở các công thức là khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu sau trồng chiều cao cây ở các công thức biến động chậm do sự thay đổi của yếu tố ngoại cảnh, cây con cần có thời gian thích nghi. Thời gian sau trồng 14 ngày, chiều cao cây Sâm cau bắt đầu tăng nhẹ, ở các công thức đều có mức tăng chiều cao tương đương từ 0,5 - 0,6 cm/tuần.

này cây đã thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, bộ rễ phát triển mạnh, chiều cao cây tăng trưởng mạnh mẽ. Lúc này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cao nhất trên nền giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) với 1,9 cm/tuần, thấp nhất là trên nền giá thể Vụn xơ dừa với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,6 cm/tuần.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến chiều cao cây Sâm

cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm

Đơn vị: cm Giá thể Trước trồng Sau trồng…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 Vụn xơ dừa 5,1 5,3 5,8 6,6 7,3 8,6 10,1 11,0 11,8 12,4 12,9 Vụn xơ dừa + trấu hun (50:50) 5,2 5,5 6,1 6,9 8,1 9,7 11,2 12,1 12,7 13 13,1 Mùn rừng 5,2 5,5 6,0 6,8 7,7 9,2 10,7 11,7 12,7 13,4 14 Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) 5,3 5,6 6,2 7,4 9,0 11 12,9 14,1 15,1 15,9 16,4 CV% 2,9 LSD0,05 0,77

Giai đoạn sau 49 ngày trồng, chiều cao cây Sâm cau in vitro trên các nền

giá thể khác nhau đã có sự khác biệt khá rõ ràng. Chiều cao cây dao động từ 11,0 - 14,1 cm, trên nền giá thể Vụn xơ dừa + trấu hun (50:50), Mùn rừng và Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) chiều cao cây Sâm cau đều cao hơn so với cây Sâm cau trên nền giá thể Vụn xơ dừa (11,0 cm). Trong đó, chiều cao cây đạt cao nhất là trên nền giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) với 14,1 cm.

Giai đoạn từ 56 - 63 ngày sau trồng, chiều cao cây Sâm cau tăng rất chậm, chỉ đạt 0,3 - 0,8 cm/tuần. Trong đó, trên nền giá thể Vụn xơ dừa + trấu hun (50:50) chiều cao cây tăng trưởng chậm nhất (0,3 cm/tuần), tăng trưởng mạnh nhất vẫn là cây Sâm cau trồng trên giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) đạt 0,8 cm/tuần. Trên các giá thể còn lại chiều cao cây tăng trưởng tương đương.

Chiều cao cây sau 10 tuần theo dõi có sự khác biệt khá rõ rệt, trong đó cây Sâm cau trên nền giá thể Vụn xơ dừa có chiều cao cây thấp nhất (12,9 cm), cao nhất là cây Sâm cau ở nền giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) với 16,4 cm.

Nhìn chung, chiều cao của cây Sâm cau tăng trưởng ổn định trên các nền giá thể khác nhau. Riêng đối với giá thể Vụn xơ dừa + trấu hun (50:50), chiều cao cây có xu hướng tăng trưởng nhanh ngay từ giai đoạn đầu, tuy nhiên sau 49 ngày trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng giảm khá nhanh.

Như vậy, giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) đối với cây Sâm cau cho kết quả tốt hơn so với các loại giá thể thí nghiệm khác.

4.4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến số lá cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Bộ lá là một đặc điểm hình thái giúp phân biệt các giống Sâm cau khác nhau, đồng thời lá là cơ quan quang hợp đồng hóa các chất hữu cơ cho cây, nó tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình sống của cây. Lá của thời kỳ nào thường quyết định sinh trưởng của cây ở thời kỳ đó. Việc tăng hay giảm số lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp, đến năng suất cũng như chất lượng của cây Sâm cau.

Với mỗi loại giá thể khác nhau, cây Sâm cau sẽ có khả năng thích nghi khác nhau, tốc độ sinh trưởng, phát triển của bộ lá vì thế cũng trở nên khác nhau. Theo dõi sự phát triển của bộ lá cây Sâm cau giúp chúng tôi đánh giá được loại giá thể phù hợp nhất, từ đó có những tác động kỹ thuật phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng. Kết quả về động thái tăng trưởng số lá của cây Sâm cau ngoài vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.10.

Qua bảng số liệu 4.10 cho thấy trồng cây Sâm cau trên nền giá thể khác nhau thì số lượng lá ở các công thức là khác nhau.

Các công thức đều có xu hướng tăng nhẹ số lá ngay sau khi trồng. Mỗi công thức đều có động thái ra lá khác nhau, số lá khác nhau nhưng đều có tốc độ ra lá tăng khá đồng đều và nhanh hơn từ ngay sau trồng 7 ngày. Tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, mùa vụ, giống…

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, số lá giữa các công thức đã có sự thay đổi. Tốc độ ra lá đạt từ 0,1 - 0,4 lá/tuần, trong đó trên nền giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) có số lá tăng trưởng mạnh nhất (0,4 lá/tuần), tiếp đến là giá thể Mùn rừng (0,3 lá/tuần), các giá thể còn lại có sự tăng trưởng số lá tương đương nhau (0,1 lá/tuần).

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến số lá cây Sâm cau in

vitro ở giai đoạn vườn ươm

Đơn vị: lá Giá thể Trước trồng Sau trồng…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 Vụn xơ dừa 3,4 3,4 3,5 3,7 3,9 4,3 4,7 5,0 5,2 5,3 5,5 Vụn xơ dừa + trấu

hun (50:50) 3,3 3,4 3,5 3,8 4,1 4,5 4,9 5,2 5,4 5,6 5,8 Mùn rừng 3,4 3,5 3,7 4,0 4,3 4,9 5,4 5,7 5,9 6,1 6,3 Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) 3,4 3,5 3,8 4,1 4,6 5,2 5,7 6,0 6,2 6,4 6,6 CV% 3,9 LSD0,05 0,44

Số lá tiếp tục tăng trưởng và đạt tối đa ở giai đoạn sau 35 ngày sau trồng. Lúc này, tốc độ ra số lá trên nền giá thể Mùn rừng và Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) đạt 0,6 lá/tuần, trong khi đó ở giá thể Vụn xơ dừa và Vụn xơ dừa + Trấu hun (50:50) tốc độ ra lá chỉ 0,4 lá/tuần.

Giai đoạn sau trồng 49 ngày, cây in vitro đã phát triển ổn định, số lá có xu hướng tăng chậm. Tốc độ ra lá ở các công thức khá đồng đều và đạt 0,3 lá/tuần.

Tốc độ ra lá tiếp tục giảm cho đến giai đoạn 63 ngày sau trồng, tốc độ ra lá ở các công thức chỉ còn lại 0,1 - 0,2 lá/tuần.

Sau 10 tuần theo dõi nhận thấy số lá ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt.

Trong đó cây Sâm cau in vitro trên nền giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30)

đạt số lá cao nhất (6,6 lá), tiếp đến là giá thể Mùn rừng (6,3 lá), đạt số lá thấp nhấtlà cây Sâm cau được trồng trên giá thể Vụn xơ dừa (5,5 lá).

Như vậy, giá thể Mùn rừng phối trộn với Vụn xơ dừa (70:30) là thích hợp nhất cho phát triển bộ lá của cây con Sâm cau giai đoạn vườn ươm.

4.4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm

Khả năng thích nghi và sinh trưởng của cây Sâm cau nuôi cấy mô chuyển ra ngoài vườn ươm sau 10 tuần trồng trên giá thể vụn xơ dừa, vụn xơ dừa + trấu hun

(50:50), mùn rừng, mùn rừng + vụn xơ dừa (70:30)được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm (sau 10 tuần).

Giá thể Tỷ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Số lá (lá) Số rễ mới xuất hiện (rễ) Chất lượng cây

Vụn xơ dừa 83,3 12,8c 5,5b 4,3c Cây còi cọc, lá nhỏ Vụn xơ dừa + trấu hun (50:50) 90,0 13,0 c 5,8b 4,6c Cây khỏe, lá xanh Mùn rừng 93,3 14,0b 6,3a 5,6b Cây khỏe, lá to, xanh Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) 97,8 16,4a 6,6a 6,4a Cây khỏe, mập, lá to xanh đậm CV% 2,9 3,9 4,9 LSD0,05 0,77 0,44 0,48

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy, ở mỗi giá thể khác nhau thì các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, chiều cao cây, số lá, số rễ mới xuất hiện của cây Sâm cau khác nhau rõ rệt.

Trồng cây Sâm cau in vitro trên nền giá thể mùn rừng và mùn rừng phối trộn với

vụn xơ dừa (70:30) cho chiều cao cây, số lá, số rễ mới xuất hiện đều lớn hơn so với trồng cây trên giá thể vụn xơ dừa và vụn xơ dừa + trấu hun (50:50). Các kết quả thực hiện có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%.

Tỉ lệ sống của cây trồng ở các loại giá thể đều đạt giá trị rất cao từ 83,3 - 97,8%. Trên giá thể mùn rừng phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) cho tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tốt nhất, với tỷ lệ sống đạt 97,8%.

Kết quả nghiên cứu này cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Võ Châu Tuấn và cs. (2014), tỷ lệ cây sống và thích nghi với điều kiện tự nhiên chỉ đạt

86%. Có thể khả năng thích nghi của cây Sâm cau in vitro trên 2 nền giá thể khác

nhau, hoặc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng khác nhau trong quá trình nuôi dưỡng cây in vitro cũng có thể là nguyên nhân gây nên kết quả khác biệt.

Chất lượng cây Sâm cau trên nền giá thể này cũng rất tốt, cây khỏe mạnh, mập, lá màu xanh đậm. Điều này chứng tỏ mùn rừng phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) có độ thông thoáng và giữ ẩm thích hợp cho sinh trưởng của cây con trong giai đoạn đầu ở vườn ươm.

Hình 4.13. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến sự tỷ lệ sống của cây Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm

Trên giá thể mùn rừng cho cây Sâm cau chất lượng khỏe, lá to và xanh, chiều cao cây, tỷ lệ sống, chiều cao cây, số lá và số rễ mới xuất hiện khá cao, tương ứng (93,3%, 14 cm, 6,3 lá, 5,6 rễ), điều này cho thấy mùn rừng giàu chất khoáng và xốp thoáng phù hợp cho cây nuôi cấy mô sinh trưởng phát triển.

Còn giá thể vụn xơ dừa và vụn xơ dừa + trấu hun (50:50), tuy tỷ lệ sống đạt

khá cao nhưng chiều cao cây, số lá, số rễ của cây con đều thấp, có thể do vụn xơ dừa + trấu hun (50:50) có khả năng giữ nước cao, cây dễ bị thối rễ. Giá thể vụn xơ dừa lại thoát nước nhanh, nên cây dễ héo.

Như vậy, giá thể mùn rừng phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) là thích hợp nhất cho việc chuyển cây con Sâm cau ra ngoài vườn ươm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 58 - 63)