Ảnh hưởng của AgNO3 đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 49 - 50)

Các ion bạc dưới dạng nitrate (AgNO3) có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát sinh cơ quan, sinh phôi, ra rễ in vitro, cảm ứng ra hoa, ra hoa sớm, kiểm soát hiện tượng rụng lá thông qua việc ức chế hoạt động của ethylene và hạn chế mẫu tiết phenol (Sharma et al., 2008).

Trong nghiên cứu này, đề tài đã bổ sung AgNO3 ở các nồng độ (0,0; 0,5;

1,0; 1,5; 2,0 mg/l) vào môi trường nuôi cấy MS + 30 g/1 sucrose + 200 ml/l nước dừa + 5,5 g/1 agar + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của AgNO3 đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau (sau 6 tuần nuôi cấy)

Nồng độ AgNO3 (mg/l) Số chồi (chồi) Số lá/chồi (lá) Chất lượng chồi

0 (Đ/C) 7,8d 3,9bc Chồi bình thường, lá màu xanh 0,5 15,1b 4,6a Chồi to, lá màu xanh

1,0 17,8a 4,9a Chồi xanh đậm, khỏe mạnh

1,5 12,0c 4,1b Chồi to, lá màu xanh

2,0 7,7d 3,6c Chồi yếu và có hiện tượng mọng nước

CV% 2,1 5,0

LSD0.05 0,51 0,41

Ghi chú: Nền môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA, PH 5,5.

Qua bảng số liệu 4.6 và hình 4.7 nhận thấy, khi bổ sung AgNO3 với nồng độ

khác nhau vào môi trường nuôi cấy thì số chồi và số lá/chồi ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt.

Số chồi dao động từ 7,7 - 17,8 chồi, bổ sung AgNO3 với nồng độ 0,5; 1,0;

1,5 mg/l đều cho số chồi cao hơn công thức đối chứng (không bổ sung AgNO3).

được có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%.

Số lá dao động từ 3,6 - 4,9 lá/chồi, khi bổ sung AgNO3 với nồng độ 0,5; 1,0

mg/l đều cho số lá cao hơn công thức đối chứng (không bổ sung AgNO3). Các

công thức còn lại có số lá tương đương công thức đối chứng. Các kết quả thu được có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy α = 0,05.

Môi trường không bổ sung AgNO3 thì mẫu chỉ tái sinh 7,8 chồi/mẫu và số

lá/chồi là 3,9 lá, khi môi trường bổ sung 0,5mg/l AgNO3 thì mẫu tái sinh chồi

tăng lên đạt 15,1 chồi/mẫu và số lá/chồi đạt 4,6 lá. Khi tăng nồng độ AgNO3 lên

1 mg/l thì mẫu tái sinh chồi đạt cao nhất với 17,8 chồi/mẫu và số lá/chồi 4,9 lá.

Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng cao nồng độ AgNO3 lên 1,5 mg/l thì số chồi/mẫu và

số lá/chồi có xu hưởng giảm dần, chồi cây yếu và có hiện tượng mọng nước.

Điều này cho thấy, AgNO3 ở nồng độ cao thì ức chế sự tái sinh chồi của mẫu.

Hình 4.7. Ảnh hưởng của AgNO3 đến số chồi Sâm cau

Như vậy, ở nồng độ 1 mg/l AgNO3, thích hợp cho việc tái sinh chồi cũng

như sinh trưởng phát triển của chồi. Việc bổ sung AgNO3 đã khắc phục vấn đề

tiết phenol và tăng số lượng chồi, ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mẫu hóa nâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)