Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 37 - 41)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện nuôi dưỡng

Các đàn lợn theo dõi đảm bảo nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng…

- Các loại lợn được chăm sóc theo quy trình bán chăn thả.

+ Lợn đực giống nuôi nhốt riêng: khi cần phối thì cho giao phối theo lịch ghép phối để tránh cận huyết.

+ Lợn nái được nuôi nhốt riêng các lợn nái thí nghiệm được nuôi dưỡng cùng chế độ dinh dưỡng và cùng chế độ chăm sóc. Ngày cho ăn 2 bữa.

+ Phương pháp phối giống là cho nhẩy trực tiếp.

tuổi. Các lô lợn thí nghiệm được nuôi nhốt có vườn sân chới riêng từng lô, được chăm sóc nuôi dưỡng cùng chế độ chăm sóc, cho ăn ngày 4 bữa/ngày từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi, từ 120 – 180 ngày tuổi ngày cho ăn 2 bữa.

- Tất cả lợn nuôi chăn thả có vườn, sân chơi riêng, có chuồng cho ngủ và cho ăn riêng từng ô. Thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, diện tích đủ theo quy định.

- Thức ăn sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên theo từng đối tượng lợn, kết hợp bổ sung thêm bèo tây làm thức ăn rau xanh cho lợn.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn và khẩu phần ăn của lợn được thể hiện ở bảng 3.1; 3.2 và 3.3.

Bảng 3.1 Thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở các giai đoạn của lợn rừng, Móng Cái và lợn lai F1(RxMC)

ME (Kcal) Protein thô tối thiểu (%) Xơ thô tối đa (%) Độ ẩm tối đa (%) Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) Lysine tổng số tối thiểu (%) Canxi trong khoảng (%) Photpho trong khoảng (%) CS - 90 ngày tuổi 3350 20 5 14 0,7 1,4 0,7 - 1,2 0,5 - 1,2 91 - 120 ngày tuổi 3000 17 6 14 0,6 1,1 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 121 - 150 ngày tuổi 3000 15 8 14 0,5 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 151 - 180 ngày tuổi 3000 15 8 14 0,5 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chờ phối giống 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chửa kì I 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chửa kì II 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái nuôi con 3100 16 6 14 0,45 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Đực rừng 3100 16 6 14 0,45 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0

Bảng 3.2 Khẩu phần thức ăn của lợn nái rừng, nái Móng Cái, đực rừng Loại lợn Loại lợn Khẩu phần thức ăn hỗn hợp (kg/ con/ ngày) Khẩu phần thức ăn thô xanh

(kg/ con/ ngày) ăn/ngày Số bữa

Nái chờ phối giống 1-1,2 1,5-2 2

Nái chửa kì I 1,3 -1,5 1,8-2,5 2

Nái chửa kì II 1,5 - 1,7 1,8 -2,5 2

Nái nuôi con 2,0 - 2,5 1,8-2,5 2

Đực rừng 1,3 -1,5 1,8 -2,5 2

Bảng 3.3 Khẩu phần thức ăn của lợn thương phẩm rừng và F1(RxMC)

Loại lợn

Lợn rừng (kg/con/ngày) Lợn F1 (RxMC) (kg/con/ngày)

Thức ăn

hỗn hợp Thức ăn xanh ăn/ngày Số bữa Thức ăn hỗn hợp Thức ăn xanh ăn/ngày Số bữa

CS - 90 ngày tuổi 0,3 - 0,5 0,4 - 0,6 4 0,3 - 0,5 0,4 - 0,6 4 91 – 120 ngày tuổi 0,6 - 0,7 0,8 - 1,0 4 0,6 - 0,8 0,8 - 1,0 4 121 - 150 ngày tuổi 0,8 - 0,9 1,0 - 1,5 2 0,9 - 1,0 1,0 - 1,5 2 151 - 180 ngày tuổi 0,9 - 1,1 1,5 - 1,8 2 1,1 - 1,2 1,8 -2,0 2 3.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản

- Thu thập số liệu ghi chép về năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái phối với đực rừng từ lứa 1 đến lứa 6, thông qua sổ sách ghi chép được lưu trữ tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2016.

- Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái phối với đực rừng và sinh trưởng của đời con trong thời gian làm luận văn từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.

+ Với các chỉ tiêu số lượng: Đếm số lượng lợn con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa ở từng thời điểm cần theo dõi.

+ Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng toàn ổ lợn con ở các thời điểm sơ sinh và cai sữa. Cân lợn bằng các loại cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg.

- Số con sơ sinh/ổ (con): là tổng số con đẻ ra bao gồm cả con còn sống và con đã chết.

- Số con sơ sinh sống/ổ (con): là số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó.

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó. (lợn con sơ sinh được cân trước khi bú).

- Số con cai sữa/ổ (con): là số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuổi riêng của từng lứa đẻ.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa.

Khối lượng cai sữa/con = Khối lượng lợn cai sữa/ổ Số lợn con cai sữa/ổ

- Tuổi thành thục về tính (ngày): là tuổi tính từ lúc con vật sinh ra cho tới khi con vật đó biểu hiện động dục lần đầu tiên.

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là thời gian từ lúc con vật sinh ra cho đến khi phối giống lần đầu tiên.

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): là thời gian được tính từ khi lợn mẹ tách con (cai sữa) đến khi xuất hiện biểu hiện động dục.

- Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày): là thời gian được tính từ khi lợn mẹ tách con (cai sữa) đến khi phối giống đạt thụ thai cho lứa sau.

- Thời gian mang thai (ngày): là thời gian được tính từ khi phối giống đạt thụ thai đến ngày đẻ.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là thời gian từ lúc đẻ trước cho tới lứa đẻ tiếp theo và cấu thành gồm: Thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.

- Xác định tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa: Theo dõi tổng lượng thức ăn đã sử dụng cho lợn nái khi cai sữa lứa đẻ trước đến cai sữa (10 ổ lợn nái/công thức hợp) bao gồm: Tổng tiêu tốn thức ăn giai đoạn chờ phối, chửa kỳ 1, kỳ 2, giai đoạn nuôi con và thức ăn cho lợn con lúc tập ăn đến cai sữa. Tính tiêu tốn thức ăn theo công thức.

Lượng TĂ sử dụng (của lợn nái + TĂ lợn con đến CS) (kg) TTTĂ /kg lợn con CS =

Số kg lợn con CS (kg)

3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thương phẩm từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi) từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi)

- Để đánh giá khả năng sinh trưởng: tiến hành theo dõi 74 lợn rừng thuần và 76 lợn F1(RxMC) ở giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi).

- Bố trí thí nghiệm nuôi theo dõi theo lô (9 lô đối với lợn rừng và 8 lô đối với F1(RxMC), mỗi lô 8 – 10 con/lô) với độ đồng đều về tuổi. Phương thức chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, tẩy giun sán, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ theo quy trình.

- Cân khối lượng định kỳ ở 90, 120, 150 và 180 ngày tuổi, bằng cân đồng hồ, sử dụng một loại cân tương ứng với khối lượng lợn của từng giai đoạn theo dõi, cân lợn vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, cân có độ chính xác 0,1 kg, cân lần lượt từng con.

- Theo dõi tiêu tổng thức ăn cho từng lô nuôi từ lúc đưa vào nuôi (cai sữa) đến xuất bán (180 ngày):

Tổng khối lượng thức ăn cho ăn(kg) TTTĂ (kg TA/kg tăng KL) =

Tổng khối lượng lợn tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 37 - 41)