Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thá

4.3.2. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính

- Khối lượng lợn rừng Thái Lan ở các giai đoạn tuổi theo giới tính

Kết quả tính toán về sinh trưởng của lợn rừng theo giới tính được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu

Lợn đực (n=37) Lợn cái (n=37)

± SE Cv ± SE Cv

Thời gian cai sữa (ngày) 55,92 ± 0,39 4,26 56,68 ± 0,32 3,48 Khối lượng tại các thời điểm (kg/con)

Cai sữa 6,85 ± 0,10 8,48 6,81 ± 0,10 8,96

90 ngày tuổi 12,14a ± 0,26 12,98 11,14b ± 0,24 13,12 120 ngày tuổi 17,81a ± 0,21 7,14 16,51b ± 0,23 8,46 150 ngày tuổi 23,08a ± 0,19 5,09 21,97b ± 0,26 7,33 180 ngày tuổi 27,78a ± 0,29 6,28 26,74b ± 0,28 6,33

Tăng khối lượng trong các giai đoạn (g/con/ngày)

CS – 90 ngày tuổi 129,41 ± 7,91 37,17 142,54 ± 7,31 31,19 91 – 120 ngày tuổi 191,17 ± 6,95 22,12 177,21 ± 9,54 32,73 121 – 150 ngày tuổi 171,62 ± 7,16 25,37 181,53 ± 7,21 24,17 151 – 180 ngày tuổi 161,71 ± 7,88 29,64 164,41 ± 10,60 39,20 CS – 180 ngày tuổi 162,28 ± 2,30 8,61 165,61 ± 2,29 8,41

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả bảng 4.6 cho thấy ở giai đoạn đầu khối lượng của lợn đực và lợn cái không có sự khác biệt theo giới tính (P > 0,05), tới giai đoạn từ 90, 150 và 180 ngày tuổi thì khối lượng cơ thể lợn đực là lớn hơn đối với lợn cái và sự sai khác là rõ ràng (P < 0,05).

Kết quả nghiên quả nghiên cứu của Võ Văn Sự (2011), lợn rừng Việt Nam ở 5 – 6 tháng tuổi đạt khối lượng từ 6 – 8 kg. Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), thì lợn Bản Điện Biên ở 4 tháng tuổi có khối lượng lợn cái là: 7,51 kg và lợn đực là: 8,12 kg, ở 6 tháng tuổi lợn cái đạt 14,78 kg, lợn đực đạt 13,76 kg. Như vậy, các thông báo trên có phần thấp hơn so với kết quả thu được trong theo dõi này.

Hình 4.10. Khối lượng của lợn rừng Thái Lan qua các giai đoạn tuổi theo giới tính

- Tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy khối lượng ở lợn cái và lợn đực là tương đương nhau ở tất cả các giai đoạn (P > 0,05), giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn rừng, điều này có thể do hình thức chăn nuôi bán chăn thả, thức ăn được cho ăn khống chế để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Lợn đực và lợn cái đều có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn từ cai sữa đến 90 ngày tuổi, giai đoạn từ 91 – 120 và 121 – 150 ngày tuổi khả năng tăng khối lượng cao hơn và giảm xuống ở giai đoạn 151 – 180 ngày tuổi.

Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), lợn Bản nuôi tại Điện Biên tăng khối lượng qua các tháng nuôi thứ nhất (5 tháng tuổi), 2, 3,4, 5, 6, 7, 8 (12 tháng tuổi) ở lợn cái lần lượt là: 109,36; 133,22; 141,07; 148,22; 154,33; 154,07; 153,89; 152,78 g và cả giai đoạn là: 144,59 g; ở lợn đực lần lượt: 113,79; 133,68; 157,88; 163,33; 190,67; 194,67; 194,33; 193,67 và 163,54 g. Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này là tương đương so với thông báo trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 67 - 69)