Tình hình chăn nuôi lợn rừng, rừng lai trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 31 - 32)

Trong những năm gần đây có sự phát triển chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai ở một số nước trên thế giới, nổi bật như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc…công tác lai tạo cũng như thuần dưỡng lợn rừng mang tính chất địa phương của mỗi nước và mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi, tuy nhiên mỗi nước phát triển theo các cách khác nhau.

Lợn rừng có tên tiếng anh là Common Wild Pig tên khoa học là Sus. Scrofa. Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác quốc tế phát triển nông nghiệp (Pháp) lợn rừng có tới 36 giống phân bố ở hầu hết khắp các lục địa trên thế giới, chủ yếu ở các vùng Bắc Phi; Châu Âu, phía nam nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Ai Cập và Sudan, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biên nam Thái Bình Dương (Đỗ Kim Tuyên, 2007).

Lợn rừng là loài động vật hoang dã, thịt thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, nhu cầu của người dân đối với thịt lợn rừng ngày càng tăng. Tuy nhiên có một điều thực tế là:

- Số lượng lợn rừng ngoài tự nhiên có hạn - Không được săn bắt

Vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng làm thực phẩm từ thịt lợn rừng, từ những năm 1990 các nhà khoa học trên thế gới đã tập trung nghiên cứu để biến lợn rừng hoang dã thành đối tượng có thể nuôi sản xuất thực phẩm cho con người. Các nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số vấn đề sau.

- Nghiên cứu nhân giống lợn rừng thuần

- Nghiên cứu lai, nhằm lai giữa lợn đực rừng với lợn cái bản địa của địa phương để tạo ra con lai gần giống lợn rừng

- Nghiên cứu nuôi thương phẩm lợn rừng và lợn lai

Nhìn chung các nghiên cứu về lợn rừng rất ít, Một số tài liệu của Thái Lan cho thấy, các nghiên cứu tập trung xác định một cách sơ bộ về đặc điểm di truyền, ngoại hình và khả năng sinh sản của chúng. Sysa et al. (1984) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản và sinh trưởng của giống lợn rừng Thái Lan Sus scrofa jubatus so với giống lợn rừng hoang dã Sus scrofa ferus và lợn nhà tại Thái Lan

Sus scrofa domestica cho kết luận lợn rừng Thái Lan Sus scrofa jubatus có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao hơn lợn rừng hoang dã. Chúng có khả năng sinh sản trung bình 2,1 lứa/nái/năm với số con sơ sinh trung bình 7,4 con/lứa. Giống lợn này cũng sinh trưởng nhanh hơn lợn rừng hoang giã. Khối lượng lúc 1 năm tuổi có thể đạt 80 – 90kg.

Theo tác giả Kuntongeg (1994), khi nghiên cứu lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương tại vùng Đông Bắc cho thấy giống lợn này được nuôi từ lâu và có sức sống mãnh liệt như lợn hoang dã. Chúng có khả năng sinh sản và cho thịt tương đương với các giống lợn địa phương của vùng này. Khối lượng ở lúc sơ sinh khoảng 0,45 – 0,5 kg/con, sau một tháng tuổi khối lượng đạt 4 – 4,5 kg/con. Lợn nái có thể động dục vào lúc 6,5 tháng tuổi, số con sơ sinh trong lứa đầu thấp khoảng 4 – 5 con, nhưng từ lứa thứ 2 trở đi có thể đạt 8 – 10 con/lứa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 31 - 32)