Năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 42)

MÓNG CÁI PHỐI VỚI LỢN ĐỰC RỪNG THÁI LAN

MÓNG CÁI PHỐI VỚI LỢN ĐỰC RỪNG THÁI LAN

Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất lợn bởi các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái một cách khoa học sẽ giúp ích cho việc ứng dụng vào thực tế sản xuất. Quyết định thời điểm đưa lợn nái vào khai thác là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn con sinh ra, quan trọng hơn nó quyết định đến độ bền của lợn nái. Kết quả xác định các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái được trình bày ở bảng 4.1.

-Tuổi động dục lần đầu

Gia súc thành thục về tính là thời điểm mà bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát triển căn bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục), khi đó có các noãn bao chín và tế bào trứng rụng. Tuổi thành thục về tính là chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất của lợn, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy lợn rừng Thái Lan, lợn Móng Cái được nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình có tuổi động dục lần đầu tương ứng là: 196,44 và 181,85 ngày. Như vậy, tuổi động dục lần đầu của lợn cái rừng Thái Lan muộn hơn so với lợn Móng Cái, sự sai khác là rõ ràng (P<0,05). Theo Tăng Xuân Lưu và cs. (2010), lợn rừng Thái Lan nuôi tại Nam Trung Bộ, Bắc Giang, Ba Vì có tuổi động dục lần đầu là 187,53 ngày (dao động từ 156 – 301 ngày). Theo Đỗ Thị Kim Lành và cs. (2011), tuổi thành thục về tính của lợn rừng giống Thái Lan nuôi tại miền Bắc dao động trong khoảng 166 – 235 ngày, phổ biến từ: 181 – 191 ngày tuổi. Lợn rừng nhập từ Thái Lan được nuôi tại Ba Vì – Hà Nội có tuổi động dục lần đầu tập trung cao nhất ở 171 – 200 ngày (chiếm 90,51%), sau 200 ngày chiếm tỷ lệ khá thấp 2,23% (Phùng Quang Trường và cs., 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 42)