Thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 71 - 74)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thá

4.3.4. Thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Thu nhận thức ăn và phát triển trong quá trình sinh trưởng là một chỉ tiêu qua trọng đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi. Về cơ bản, nếu lợn được cho ăn nhiều, khẩu phần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu, thì sinh trưởng sẽ cao hơn. Đối với những giống lợn có năng suất cao trong chăn nuôi công nghiệp thì người ta quan tâm đến lượng thức ăn thu nhận càng cao thì

đồng nghĩa với khả năng cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên trong chăn nuôi lợn rừng và rừng lai theo phương thức bán chăn thả thì lượng thức ăn được khống chế ở một giới hạn nhất định, thời gian nuôi kéo dài tiêu tốn thêm thức ăn vào việc duy trì cơ thể, vì vậy tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng cần quan tâm đặc biệt sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi.

Kết quả tính toán về thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC)

Các chỉ tiêu Lơn rừng (n = 9) F1(RxMC) (n = 8)

± SE Cv ± SE Cv

Số con CS trung bình/ ổ 8,00b ± 0,29 10,83 9,50a ± 0,50 14,89 Khối lượng cai sữa (kg/ con) 6,83a ± 0,07 8,67 6,48b ± 0,07 9,14 Khối lượng 180 ngày tuổi (kg/ con) 27,26b ± 0,21 6,55 32,76a ± 0,28 7,50 Tổng lượng thức ăn hỗn hợp thu

nhận từ CS – 180 ngày tuổi (kg) 704 ± 33,31 14,20 924,8 ± 51,34 15,70 Tổng lượng thưc ăn xanh thu nhận từ

CS – 180 ngày tuổi (kg) 1104,4 ± 46,46 12,62 1366,48 ± 75,40 15,61 Tăng khối lượng từ CS – 180 ngày

tuổi (kg) 168,08

b ± 9,74 17,39 249,61a ± 13,37 15,15 Thu nhận thức ăn hỗn hợp /con/ngày (kg) 0,71b ± 0,02 9,10 0,77a ± 0,00 1,37 Thu nhận thức ăn xanh/con/ngày (kg) 1,11b ± 0,01 3,45 1,14a ± 0,00 1,23 Tiêu tốn thức ăn hỗn hợp/kg tăng

khối lượng (kg) 4,21

a ± 0,08 5,96 3,71b ± 0,07 5,20 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối

lượng (kg) 6,65

a ± 0,23 10,29 5,48b ± 0,11 5,86

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, thu nhận thức ăn hỗn hợp/con/ngày trong chế độ nuôi dưỡng cho ăn hạn chế của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) là không cao, bình quân trong cả giai đoạn từ cai sữa đến 180 ngày tuổi, ở lợn rừng là 0,71 kg, ở lợn lai F1(RxMC) là 0,77 kg. Thu nhận thức ăn xanh ở lợn rừng và lợn lai F1(RxMC) là 1,11 và 1,14 kg/con/ngày. Ở cả lợn rừng Thái Lan và lợn F1(RxMC) trong khẩu phần ăn thì thức ăn thô xanh chiếm tỷ trong cao hơn. Mặc

X

dù lợn rừng có tính ăn tạp, vẫn còn mang tính hoang dã, nhưng với khẩu phần ăn hạn chế, thu nhận thức ăn của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) được cho ăn/ngày/con là còn thấp.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, cùng với chỉ tiêu về tốc độ sinh trưởng của lợn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cơ sở chăn nuôi. Kết quả bảng 4.8 cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan (4,21 kg thức ăn hỗn hợp và 6,65 kg thức ăn xanh) là cao hơn của lợn lai F1(RxMC) (tưng ứng là 3,71 thức ăn hỗn hợp và 5,48 kg thức ăn xanh). Như vậy, với lượng thức ăn thu nhận hàng ngày ở lợn rừng Thái Lan là thấp hơn so với lợn F1(RxMC) và cũng cho kết quả tăng khối lượng thấp hơn so với lợn F1(RxMC) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao hơn của lợn lai F1(RxMC).

Theo Hoàng Thanh Hải và cs. (2015), lợn Hung có mức tiêu tốn thức ăn từ cai sữa đến 8 tháng tuổi là 4,12 kg. Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai ở các mức protein 17 – 15%, 16 – 14%, 15 – 13% tương ứng là 8,76; 8,55 và 9,04 kg, tiêu tốn thức ăn xanh tương ứng là 19,87; 19,59 và 20,52 kg (Bùi Thị Thơm và cs., 2008). Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2010), lợn Móng Cái có Mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 4,20 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng trong 8 tháng nuôi của lợn Hương Cao Bằng trung bình là 4,37 kg (Hoàng Thanh Hải và cs., 2012). Như vậy, cũng giống như các giống lợn nội, lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) đều có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao, điều này có phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 71 - 74)