Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 63)

Các chỉ tiêu Rừng Thái Lan (n=10) nái MC (n=10)

± SE Cv ± SE Cv

Số con sơ sinh/ổ (con) 8,70a ± 0,30 10,90 11,10b ± 0,31 8,96 Số con cai sữa/ổ (con) 8,10a ± 0,31 12,28 10,50b ± 0,37 11,22 KL cai sữa/ổ (kg) 54,60a ± 2,10 12,19 69,60b ± 2,56 11,62 Số ngày chờ phối (ngày) 12,46 ± 2,39 53,87 12,09 ± 3,47 85,03 Số ngày nuôi con (ngày) 54,7 ± 0,82 4,72 55,8 ± 0,53 3,02

Thức ăn hỗn hợp (thức ăn tinh) (kg)

TĂ nái chờ phối/ổ 15,66 ± 3,28 66,17 14,55 ± 4,76 103,50 TĂ nái mang thai/ổ 167,92 ± 2,65 4,99 164,6 ± 2,16 4,14 TĂ nái nuôi con/ổ 121,56 ± 1,52 3,95 124,78 ± 1,11 2,82 Tổng TĂ/ổ 305,14 ± 3,88 4,02 303,93 ± 5,66 5,89 TĂ lợn con/ổ 24,92a ± 1,26 16,02 33,10b ± 1,34 12,79 Tong TĂ đến CS/ổ 330,06 ± 4,00 3,84 337,03 ± 6,03 5,65 TTTĂ/kg lợn CS 6,12b ± 0,23 11,95 4,90a ± 0,19 11,98

Thức ăn thô xanh (kg)

TĂ nái chờ phối/ổ 24,35 ± 4,71 61,18 26,4 ± 6,93 82,97 TĂ nái mang thai/ổ 220,45b ± 1,42 2,03 214,50a ± 1,26 1,86 TĂ nái nuôi con/ổ 101,05b ± 2,40 7,50 109,75a ± 1,89 5,44 Tổng TĂ/ổ 345,85 ± 4,65 4,25 350,65 ± 7,20 6,50 TTTĂ/kg lợn CS 6,42b ± 0,25 12,51 5,11a ± 0,23 14,33

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

4.3. SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG TĂNG KHỐI LƯỢNG CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN VÀ LỢN LAI F1(RxMC) CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN VÀ LỢN LAI F1(RxMC)

4.3.1. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC)

Nhìn chung các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con đều có hệ số di truyền trung bình đến cao nên chọn lọc đạt kết quả cao. Song để nâng cao năng suất vật nuôi của các chỉ tiêu đó, lai tạo và khai thác tối đa ưu thế các tổ hợp lai vẫn là con đường đạt kết quả tốt nhất trong chăn nuôi lợn. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn F1(RxMC) từ khi cai sữa đến 180 ngày tuổi được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) Các chỉ tiêu Rừng Thái Lan (n = 74) F1(RxMC) (n = 76)

± SE Cv ± SE Cv

Thời gian cai sữa (ngày) 56,30a ± 0,26 3,92 54,21b ± 0,20 3,16 Khối lượng tại các thời điểm (kg/con)

Cai sữa 6,83a ± 0,07 8,67 6,48b ± 0,07 9,14 90 ngày tuổi 11,64b ± 0,18 13,66 12,74a ± 0,18 12,40 120 ngày tuổi 17,16b ± 0,17 8,61 20,10a ± 0,24 10,45 150 ngày tuổi 22,53b ± 0,18 6,69 27,18a ± 0,24 7,58 180 ngày tuổi 27,26b ± 0,21 6,55 32,76a ± 0,28 7,50

Tăng khối lượng trong giai đoạn (g/con/ngày)

CS – 90 ngày tuổi 135,98b ± 5,40 34,18 188,04a ± 4,45 20,62 91 – 120 ngày tuổi 184,19b ± 5,92 27,63 247,33a ± 6,58 23,18 121 – 150 ngày tuổi 176,58b ± 5,08 24,75 233,68a ± 7,98 29,77 151 – 180 ngày tuổi 163,06 ± 6,56 34,60 176,10 ± 6,76 33,48 CS – 180 ngày tuổi 163,94b ± 1,62 8,51 210,16a ± 2,32 9,64

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

- Khối lượng qua các tháng tuổi

Kết quả được thể hiện trên bảng 4.5 cho thấy, ở các giai đoạn theo dõi thí nghiệm, lợn rừng Thái Lan có khối lượng thấp hơn so với lai F1(RxMC). Cụ thể khối lượng của lợn rừng ở các giai đoạn từ cai sữa đến 90, 120, 150 và 180 ngày tuổi lần lượt là: 6,83; 11,64; 17,16; 22,53; 27,26 kg; chỉ tiêu này ở lợn F1(R x MC) lần lượt là: 6,48; 12,74; 20,10; 27,18; 32,76 kg.

Như vậy, khối lượng của lợn rừng ở thời điểm cai sữa là cao hơn so với lợn F1(RxMC), tuy nhiên ở các giai đoạn tuổi tiếp theo thì khối lượng lợn lai F1(RxMC) lai cao hơn lợn rừng Thái Lan, điều này cho thấy khả năng sinh trưởng của lợn F1(RxMC) là cao hơn so với lợn rừng Thái Lan. Theo Đỗ Kim Tuyên và cs. (2007), lợn rừng Thái Lan nuôi tại Việt Nam có khối lượng ở 2, 4, 6 và 8 tháng tuổi là 5, 10 – 12, 15 – 25 và 25 – 35 kg/con.

Hình 4.8. Khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1 (RxMC) qua các giai đoạn ngày tuổi

Theo Hoàng Thanh Hải và cs. (2015), công bố về khối lượng của lợn Hung ở giai đoạn cai sữa là: 5,83 kg/con và ở 6 tháng tuổi là 31,55 kg, tương đương với khối lượng của lợn lai F1(RxMC) và cao hơn so với khối lượng của lợn rừng ở cùng lứa tuổi trong theo dõi này. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng (2008), khối lượng của lợn Móng Cái trong nông hộ vùng cao huyên Yên Châu tỉnh Sơn La ở 2, 3 và 4 tháng tuổi là: 6,90; 10,4 và 16,5 kg, đối với lợn Bản có khối lượng 2,3 và 4 tháng tuổi tương ứng là: 5,40; 8,10 và 11,69 kg. Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), khối lượng lợn Bản nuôi tại Điện Biên có khối lượng ở 4 tháng tuổi là: 7,80 kg và 6 tháng tuổi là: 15,15 kg, thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo dõi khối lượng của lợn Hạ Lang qua các tháng tuổi, Phạm Hải Ninh và cs. (2015) cho biết lợn Hạ Lang cai sữa ở 55,50 ngày tuổi có khối lượng 7,16 kg/con, khi ở 6 tháng tuổi có khối lượng 43,17 kg. Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này nằm trong phạm vi công bố của các tác giả trên.

- Tăng khối lượng

Kết quả cho thấy, tăng khối lượng của cả hai loại lợn đều có xu hướng tăng dần ở giai đoạn còn non (CS - 90 ngày tuổi) và đạt cao nhất ở giai đoạn từ 90 – 120 ngày tuổi và sau đó lại giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo, điều này phù hợp với quy luật phát triển chung của gia súc. Lợn từ cai sữa đến 5 tháng tuổi là giai đoạn nuôi sau cai sữa và nuôi lợn choai, hai thời kỳ này lợn có đặc điểm hệ cơ, xương phát triển mạnh, lợn có khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng lớn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, chính vì vậy chuyển hóa thức ăn giai đoạn này

thấp. khả năng tăng khối của lợn giai đoạn này là cao hơn. Sang tháng thứ 6 là cuối giai đoạn nuôi lợn choai, lợn lúc này có chiều hướng tích mỡ nhiều hơn, vì vậy tăng khối lượng giai đoạn này thấp hơn, chi phí thức ăn tăng lên hiệu quả kinh tế thấp hơn, xuất lợn ở giai đoạn này là phù hợp. Nếu so sánh giữa hai loại lợn thì khả năng tăng khối lượng ở 3 giai đoạn đầu là cai sữa - 90 ngày tuổi, 91 – 120 ngày tuổi va 121 – 150 ngày tuổi của lợn F1(RxMC) là cao hơn so với lợn rừng thuần, sai khác này là rõ ràng (P < 0,05). Đến giai đoạn cuối 151 – 180 ngày tuôi, tăng khối lượng của hai loại lợn là như nhau (P > 0,05). Xét chung cả chu kỳ từ cai sữa đến 180 ngày tuổi thì khả năng tăng khối lượng của lợn lai F1(RxMC) là vượt trội so với lợn rừng, sai khác rõ ràng (P < 0,05), điều này cho thấy tăng khối lượng của các cá thể gia súc là đặc trưng của từng giống và nó còn thể hiện tính ưu việt của ưu thế lai.

Theo Phạm Hải Ninh và cs. (2015), tăng khối lượng/con/ngày của lợn Hạ Lang từ cai sữa đến 3 tháng tuổi là 193,06 g; 3 – 4 tháng tuổi là: 285,63 g; 4 – 5 tháng tuổi là: 312,78 g và 5 – 6 tháng tuổi là: 396,07 g. Hoàng Thanh Hải và cs. (2015), công bố về tăng khối lượng của lợn Hung ở giai đoạn từ cai sữa đến 3 tháng tuổi là: 115,25 g; 3 – 4 tháng tuổi là: 215,33g; 4 – 5 tháng tuổi là: 240,25 g và 5 – 6 tháng tuổi là: 286,33 g.

Hình 4.9. Tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) qua các giai đoạn ngày tuổi

4.3.2. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính

- Khối lượng lợn rừng Thái Lan ở các giai đoạn tuổi theo giới tính

Kết quả tính toán về sinh trưởng của lợn rừng theo giới tính được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu

Lợn đực (n=37) Lợn cái (n=37)

± SE Cv ± SE Cv

Thời gian cai sữa (ngày) 55,92 ± 0,39 4,26 56,68 ± 0,32 3,48 Khối lượng tại các thời điểm (kg/con)

Cai sữa 6,85 ± 0,10 8,48 6,81 ± 0,10 8,96

90 ngày tuổi 12,14a ± 0,26 12,98 11,14b ± 0,24 13,12 120 ngày tuổi 17,81a ± 0,21 7,14 16,51b ± 0,23 8,46 150 ngày tuổi 23,08a ± 0,19 5,09 21,97b ± 0,26 7,33 180 ngày tuổi 27,78a ± 0,29 6,28 26,74b ± 0,28 6,33

Tăng khối lượng trong các giai đoạn (g/con/ngày)

CS – 90 ngày tuổi 129,41 ± 7,91 37,17 142,54 ± 7,31 31,19 91 – 120 ngày tuổi 191,17 ± 6,95 22,12 177,21 ± 9,54 32,73 121 – 150 ngày tuổi 171,62 ± 7,16 25,37 181,53 ± 7,21 24,17 151 – 180 ngày tuổi 161,71 ± 7,88 29,64 164,41 ± 10,60 39,20 CS – 180 ngày tuổi 162,28 ± 2,30 8,61 165,61 ± 2,29 8,41

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả bảng 4.6 cho thấy ở giai đoạn đầu khối lượng của lợn đực và lợn cái không có sự khác biệt theo giới tính (P > 0,05), tới giai đoạn từ 90, 150 và 180 ngày tuổi thì khối lượng cơ thể lợn đực là lớn hơn đối với lợn cái và sự sai khác là rõ ràng (P < 0,05).

Kết quả nghiên quả nghiên cứu của Võ Văn Sự (2011), lợn rừng Việt Nam ở 5 – 6 tháng tuổi đạt khối lượng từ 6 – 8 kg. Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), thì lợn Bản Điện Biên ở 4 tháng tuổi có khối lượng lợn cái là: 7,51 kg và lợn đực là: 8,12 kg, ở 6 tháng tuổi lợn cái đạt 14,78 kg, lợn đực đạt 13,76 kg. Như vậy, các thông báo trên có phần thấp hơn so với kết quả thu được trong theo dõi này.

Hình 4.10. Khối lượng của lợn rừng Thái Lan qua các giai đoạn tuổi theo giới tính

- Tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy khối lượng ở lợn cái và lợn đực là tương đương nhau ở tất cả các giai đoạn (P > 0,05), giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn rừng, điều này có thể do hình thức chăn nuôi bán chăn thả, thức ăn được cho ăn khống chế để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Lợn đực và lợn cái đều có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn từ cai sữa đến 90 ngày tuổi, giai đoạn từ 91 – 120 và 121 – 150 ngày tuổi khả năng tăng khối lượng cao hơn và giảm xuống ở giai đoạn 151 – 180 ngày tuổi.

Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), lợn Bản nuôi tại Điện Biên tăng khối lượng qua các tháng nuôi thứ nhất (5 tháng tuổi), 2, 3,4, 5, 6, 7, 8 (12 tháng tuổi) ở lợn cái lần lượt là: 109,36; 133,22; 141,07; 148,22; 154,33; 154,07; 153,89; 152,78 g và cả giai đoạn là: 144,59 g; ở lợn đực lần lượt: 113,79; 133,68; 157,88; 163,33; 190,67; 194,67; 194,33; 193,67 và 163,54 g. Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này là tương đương so với thông báo trên.

4.3.3. Sinh trưởng của lợn F1(RxMC) theo giới tính

Kết quả tính toán về sinh trưởng của con lai F1(RxMC) theo giới tính được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Sinh trưởng của lợn F1(RxMC) theo giới tính Các chỉ tiêu Lợn đực (n=38) Lơn cái (n=38) Các chỉ tiêu Lợn đực (n=38) Lơn cái (n=38) Các chỉ tiêu Lợn đực (n=38) Lơn cái (n=38)

± SE Cv ± SE Cv

Thời gian cai sữa (ngày) 54,37 ± 0,28 3,18 54,05 ± 0,28 3,16 Khối lượng tại các thời điểm (kg/con)

Cai sữa 6,51 ± 0,10 9,86 6,46 ± 0,09 8,45

90 ngày tuổi 13,49a ± 0,23 10,39 11,99b ± 0,23 11,63 120 ngày tuổi 20,78a ± 0,33 9,78 19,42b ± 0,32 10,13 150 ngày tuổi 27,97a ± 0,31 6,74 26,38b ± 0,31 7,34 180 ngày tuổi 33,83a ± 0,38 6,85 31,68b ± 0,34 6,70

Tăng khối lượng trong các giai đoạn (g/con/ngày)

CS – 90 ngày tuổi 183,38 ± 6,85 23,03 192,69 ± 5,66 18,12 91 – 120 ngày tuổi 249,65 ± 9,93 24,51 245 ± 8,75 22,01 121 – 150 ngày tuổi 236,84 ± 11,91 31,01 230,53 ± 10,76 28,77 151 – 180 ngày tuổi 175,88 ± 8,09 28,36 176,32 ± 10,95 38,30 CS – 180 ngày tuổi 210,02 ± 2,99 8,77 210,31 ± 3,60 10,55

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Khối lượng cơ thể lợn F1(RxMC) ở các giai đoạn tuổi theo giới tính

Kết quả bảng 4.7 cho thấy khối lượng cơ thể lợn F1(RxMC) tăng theo các tháng tuổi và ngay giai đoạn đầu đã có sự khác biệt về khối lượng của lợn cái và lợn đực. Tuy nhiên ở 90, 120, 150,180 ngày tuổi khối lượng cơ thể lợn đực là lớn hơn rõ ràng so với lợn cái (P < 0,05).

Theo Hoàng Thanh Hải và cs. (2015), khối lượng của lợn Hung qua các tháng tuổi 3,4,5 và 6 tháng tuổi, ở lợn đực thiến lần lượt là: 9,06; 16,09; 22,74; 30,14 kg và ở lợn đực lần lượt là: 9,52; 14,41; 23,17; và 32,96 kg, thấp hơn so với khối lượng của lợn F1(RxMC) ở trên. Khối lượng của lợn Hạ Lang tại thời điểm cai sữa, 3,4,5 và 6 tháng tuổi ở lợn cái lần lượt là: 6,68; 12,77; 19,53; 27,62 và 38,80 kg, chỉ tiêu này ở lợn đực thiến tương ứng là: 7,64; 13,13; 23,85; 34,53 và 47,53 kg (Phạm Hải Ninh và cs., 2015), là cao hơn kết quả trong theo dõi này.

Hình 4.12. Khối lượng của lợn F1(RxMC) qua các giai đoạn tuổi theo giới tính theo giới tính

- Tăng khối lượng của lợn F1(RxMC) theo giới tính

Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy lợn F1(RxMC) có mức tăng khối lượng ở lợn cái và lợn đực ở tất cả các giai đoạn không có sự khác biệt (P > 0,05). Lợn đực và lợn cái đếu có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn từ cai sữa đến 90 ngày tuổi, tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 91 – 120 ngày tuổi khả năng tăng khối lượng giảm xuống ở giai đoạn 121 – 150 ngày tuổi và giai đoạn từ 151 – 180 là tăng khối lượng thấp nhất, cho thấy lợn thương phẩm xuất chuồng ở giai đoạn 180 ngày tuổi là thích hợp.

Tăng khối lượng/con/ngày của lợn Hung ở các giai đoạn cai sữa – 3 tháng tuổi, 3 – 4, 4 – 5, 5 – 6, 6 – 7, 7 – 8 tháng tuổi ở lợn cái lần lượt là: 114,67; 234,17; 221,83; 246,50; 215,67 và 167,83 g; cả gia đoạn là 200,11 g; đối với lợn đực thiến tượng ứng là: 115,83; 196,50; 258,67; 326,17; 204,17 và 230,33 g; cả gia đoạn là 221,94 g (Hoàng Thanh Hải và cs., 2015). Theo Phạm Hải Ninh và

cs. (2015), lợn cái Hạ Lang có mức tăng khối lượng/con/ngày qua các giai đoạn tuổi cai sữa – 3 tháng tuổi, 3 – 4, 4 – 5, 5 – 6, 6 – 7, 7 – 8 tháng tuổi tương ứng: 203,00; 225,56; 269,44; 372,78; 266,11 và 282,78 g. Các chỉ tiêu này ở lợn đực thiến Hạ Lang là; 183,11; 345,70; 356,11; 419,35, 325,00 và 257,78 g. Như vậy, các thông báo trên là cao hơn so với kết quả trong theo dõi này.

Như vậy, nắm vững các quy luật sinh trưởng để có tác động kỹ thuật phù hợp cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có của nó, ngoài ra còn xác định được thời điểm giết mổ phù hợp, với mức chi phí thức ăn thấp nhất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của mục đích đề ra trong chăn nuôi lợn thịt, đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Sử dụng lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan đã cải thiện được khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm so với sử dụng lợn nái rừng Thái Lan phối với lợn đực rừng Thái Lan.

Hình 4.13. Tăng khối lượng của lợn F1(RxMC) theo giới tính

4.3.4. Thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Thu nhận thức ăn và phát triển trong quá trình sinh trưởng là một chỉ tiêu qua trọng đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi. Về cơ bản, nếu lợn được cho ăn nhiều, khẩu phần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu, thì sinh trưởng sẽ cao hơn. Đối với những giống lợn có năng suất cao trong chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 63)