3.3.1. Điều kiện nuôi dưỡng
Các đàn lợn theo dõi đảm bảo nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng…
- Các loại lợn được chăm sóc theo quy trình bán chăn thả.
+ Lợn đực giống nuôi nhốt riêng: khi cần phối thì cho giao phối theo lịch ghép phối để tránh cận huyết.
+ Lợn nái được nuôi nhốt riêng các lợn nái thí nghiệm được nuôi dưỡng cùng chế độ dinh dưỡng và cùng chế độ chăm sóc. Ngày cho ăn 2 bữa.
+ Phương pháp phối giống là cho nhẩy trực tiếp.
tuổi. Các lô lợn thí nghiệm được nuôi nhốt có vườn sân chới riêng từng lô, được chăm sóc nuôi dưỡng cùng chế độ chăm sóc, cho ăn ngày 4 bữa/ngày từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi, từ 120 – 180 ngày tuổi ngày cho ăn 2 bữa.
- Tất cả lợn nuôi chăn thả có vườn, sân chơi riêng, có chuồng cho ngủ và cho ăn riêng từng ô. Thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, diện tích đủ theo quy định.
- Thức ăn sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên theo từng đối tượng lợn, kết hợp bổ sung thêm bèo tây làm thức ăn rau xanh cho lợn.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn và khẩu phần ăn của lợn được thể hiện ở bảng 3.1; 3.2 và 3.3.
Bảng 3.1 Thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở các giai đoạn của lợn rừng, Móng Cái và lợn lai F1(RxMC)
ME (Kcal) Protein thô tối thiểu (%) Xơ thô tối đa (%) Độ ẩm tối đa (%) Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) Lysine tổng số tối thiểu (%) Canxi trong khoảng (%) Photpho trong khoảng (%) CS - 90 ngày tuổi 3350 20 5 14 0,7 1,4 0,7 - 1,2 0,5 - 1,2 91 - 120 ngày tuổi 3000 17 6 14 0,6 1,1 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 121 - 150 ngày tuổi 3000 15 8 14 0,5 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 151 - 180 ngày tuổi 3000 15 8 14 0,5 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chờ phối giống 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chửa kì I 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái chửa kì II 2950 14 9 14 0,45 0,6 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Nái nuôi con 3100 16 6 14 0,45 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0 Đực rừng 3100 16 6 14 0,45 0,9 0,8 - 1,2 0,6 - 1,0
Bảng 3.2 Khẩu phần thức ăn của lợn nái rừng, nái Móng Cái, đực rừng Loại lợn Khẩu phần thức ăn hỗn hợp (kg/ con/ ngày) Khẩu phần thức ăn thô xanh
(kg/ con/ ngày) ăn/ngày Số bữa
Nái chờ phối giống 1-1,2 1,5-2 2
Nái chửa kì I 1,3 -1,5 1,8-2,5 2
Nái chửa kì II 1,5 - 1,7 1,8 -2,5 2
Nái nuôi con 2,0 - 2,5 1,8-2,5 2
Đực rừng 1,3 -1,5 1,8 -2,5 2
Bảng 3.3 Khẩu phần thức ăn của lợn thương phẩm rừng và F1(RxMC)
Loại lợn
Lợn rừng (kg/con/ngày) Lợn F1 (RxMC) (kg/con/ngày)
Thức ăn
hỗn hợp Thức ăn xanh ăn/ngày Số bữa Thức ăn hỗn hợp Thức ăn xanh ăn/ngày Số bữa
CS - 90 ngày tuổi 0,3 - 0,5 0,4 - 0,6 4 0,3 - 0,5 0,4 - 0,6 4 91 – 120 ngày tuổi 0,6 - 0,7 0,8 - 1,0 4 0,6 - 0,8 0,8 - 1,0 4 121 - 150 ngày tuổi 0,8 - 0,9 1,0 - 1,5 2 0,9 - 1,0 1,0 - 1,5 2 151 - 180 ngày tuổi 0,9 - 1,1 1,5 - 1,8 2 1,1 - 1,2 1,8 -2,0 2 3.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản
- Thu thập số liệu ghi chép về năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái phối với đực rừng từ lứa 1 đến lứa 6, thông qua sổ sách ghi chép được lưu trữ tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2016.
- Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái phối với đực rừng và sinh trưởng của đời con trong thời gian làm luận văn từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
+ Với các chỉ tiêu số lượng: Đếm số lượng lợn con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa ở từng thời điểm cần theo dõi.
+ Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng toàn ổ lợn con ở các thời điểm sơ sinh và cai sữa. Cân lợn bằng các loại cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg.
- Số con sơ sinh/ổ (con): là tổng số con đẻ ra bao gồm cả con còn sống và con đã chết.
- Số con sơ sinh sống/ổ (con): là số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó.
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó. (lợn con sơ sinh được cân trước khi bú).
- Số con cai sữa/ổ (con): là số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuổi riêng của từng lứa đẻ.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa.
Khối lượng cai sữa/con = Khối lượng lợn cai sữa/ổ Số lợn con cai sữa/ổ
- Tuổi thành thục về tính (ngày): là tuổi tính từ lúc con vật sinh ra cho tới khi con vật đó biểu hiện động dục lần đầu tiên.
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là thời gian từ lúc con vật sinh ra cho đến khi phối giống lần đầu tiên.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): là thời gian được tính từ khi lợn mẹ tách con (cai sữa) đến khi xuất hiện biểu hiện động dục.
- Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày): là thời gian được tính từ khi lợn mẹ tách con (cai sữa) đến khi phối giống đạt thụ thai cho lứa sau.
- Thời gian mang thai (ngày): là thời gian được tính từ khi phối giống đạt thụ thai đến ngày đẻ.
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là thời gian từ lúc đẻ trước cho tới lứa đẻ tiếp theo và cấu thành gồm: Thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.
- Xác định tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa: Theo dõi tổng lượng thức ăn đã sử dụng cho lợn nái khi cai sữa lứa đẻ trước đến cai sữa (10 ổ lợn nái/công thức hợp) bao gồm: Tổng tiêu tốn thức ăn giai đoạn chờ phối, chửa kỳ 1, kỳ 2, giai đoạn nuôi con và thức ăn cho lợn con lúc tập ăn đến cai sữa. Tính tiêu tốn thức ăn theo công thức.
Lượng TĂ sử dụng (của lợn nái + TĂ lợn con đến CS) (kg) TTTĂ /kg lợn con CS =
Số kg lợn con CS (kg)
3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thương phẩm từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi) từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi)
- Để đánh giá khả năng sinh trưởng: tiến hành theo dõi 74 lợn rừng thuần và 76 lợn F1(RxMC) ở giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi).
- Bố trí thí nghiệm nuôi theo dõi theo lô (9 lô đối với lợn rừng và 8 lô đối với F1(RxMC), mỗi lô 8 – 10 con/lô) với độ đồng đều về tuổi. Phương thức chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, tẩy giun sán, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ theo quy trình.
- Cân khối lượng định kỳ ở 90, 120, 150 và 180 ngày tuổi, bằng cân đồng hồ, sử dụng một loại cân tương ứng với khối lượng lợn của từng giai đoạn theo dõi, cân lợn vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, cân có độ chính xác 0,1 kg, cân lần lượt từng con.
- Theo dõi tiêu tổng thức ăn cho từng lô nuôi từ lúc đưa vào nuôi (cai sữa) đến xuất bán (180 ngày):
Tổng khối lượng thức ăn cho ăn(kg) TTTĂ (kg TA/kg tăng KL) =
Tổng khối lượng lợn tăng
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm SAS 9.2 (2002) tại bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các tham số thống kê mô tả gồm: dung lượng mẫu (n), số trung bình (X ), sai số số trung bình (SE), hệ số biến động (Cv%) và so sánh sai khác (giá trị P).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI RỪNG THÁI LAN, LỢN NÁI MÓNG CÁI PHỐI VỚI LỢN ĐỰC RỪNG THÁI LAN MÓNG CÁI PHỐI VỚI LỢN ĐỰC RỪNG THÁI LAN
4.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục , năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan
Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất lợn bởi các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái một cách khoa học sẽ giúp ích cho việc ứng dụng vào thực tế sản xuất. Quyết định thời điểm đưa lợn nái vào khai thác là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn con sinh ra, quan trọng hơn nó quyết định đến độ bền của lợn nái. Kết quả xác định các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất sinh sản của lợn nái rừng và nái Móng Cái được trình bày ở bảng 4.1.
-Tuổi động dục lần đầu
Gia súc thành thục về tính là thời điểm mà bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát triển căn bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục), khi đó có các noãn bao chín và tế bào trứng rụng. Tuổi thành thục về tính là chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất của lợn, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy lợn rừng Thái Lan, lợn Móng Cái được nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình có tuổi động dục lần đầu tương ứng là: 196,44 và 181,85 ngày. Như vậy, tuổi động dục lần đầu của lợn cái rừng Thái Lan muộn hơn so với lợn Móng Cái, sự sai khác là rõ ràng (P<0,05). Theo Tăng Xuân Lưu và cs. (2010), lợn rừng Thái Lan nuôi tại Nam Trung Bộ, Bắc Giang, Ba Vì có tuổi động dục lần đầu là 187,53 ngày (dao động từ 156 – 301 ngày). Theo Đỗ Thị Kim Lành và cs. (2011), tuổi thành thục về tính của lợn rừng giống Thái Lan nuôi tại miền Bắc dao động trong khoảng 166 – 235 ngày, phổ biến từ: 181 – 191 ngày tuổi. Lợn rừng nhập từ Thái Lan được nuôi tại Ba Vì – Hà Nội có tuổi động dục lần đầu tập trung cao nhất ở 171 – 200 ngày (chiếm 90,51%), sau 200 ngày chiếm tỷ lệ khá thấp 2,23% (Phùng Quang Trường và cs., 2015).
Bảng 4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục , năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan
Các chỉ tiêu Đực rừng x cái rừng Đực rừng x nái MC
n ± SE Cv (%) n ± SE Cv (%)
Tuổi động dục lần đầu (ngày) 34 196,44a ± 3,51 10,41 39 181,85b ± 2,60 9,04 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 34 237,50a ± 4,06 9,97 39 218,05b ± 2,32 6,72
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 34 351,47a ± 4,13 6,85 39 332,53b ± 2,12 4,03
Thời gian mang thai (ngày) 204 115,02a ± 0,24 3,02 234 113,95b ± 0,46 6,20
Số con sơ sinh/ ổ (con) 204 8,41b ± 0,15 25,26 234 10,52a ± 0,15 21,64
Số con sơ sinh sống/ ổ (con) 204 8,07b ± 0,15 25,94 234 10,09a ± 0,14 21,13
Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 204 96,01 ± 0,58 8,57 234 96,17 ± 0,41 6,59
Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg) 204 5,71b ± 0,11 26,54 234 6,57a ± 0,11 25,64
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 204 0,71a ± 0,01 13,80 234 0,66b ± 0,01 16,22
Số con cai sữa/ ổ (con) 204 7,45b ± 0,15 28,87 234 9,26a ± 0,14 23,22
Khối lượng cai sữa/ ổ (kg) 204 49,32b ± 1,05 30,43 234 59,11a ± 1,02 26,29 Khối lượng cai sữa/con (kg) 204 6,67a ± 0,07 14,79 234 6,42b ± 0,07 15,57
Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) 204 95,39 ± 2,02 30,26 234 92,01 ± 0,76 12,69
Thời gian cai sữa (ngày) 204 54,74 ± 0,52 13,68 234 55,39 ± 0,38 10,40
TG ĐD trở lại sau CS (ngày) 200 6,55 ± 0,30 64,47 227 6,42 ± 0,22 50,50
TG phối giống có chửa sau CS (ngày) 170 12,54 ± 0,81 84,11 195 12,00 ± 0,71 75,82
KC giữa hai lứa đẻ (ngày) 170 182,13 ± 0,99 7,11 195 181,37 ± 1,20 9,26
Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
X X
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs. (2006), lợn Móng Cái có tuổi động dục lần đầu là 130 -140 ngày. Tuổi động dục lần đầu của lợn Móng Cái và lợn Bản trong nông hộ vùng cao huyện Yên Châu tỉnh Sơn La lần lượt là 139,00; 142,67 ngày tuổi (Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008). Lợn Hạ Lang có tuổi động dục lần đầu là 186,80 ngày (Phạm Hải Ninh và cs., 2012). Theo Vũ Ngọc Sơn và cs. (2012), nghiên cứu bảo tồn quỹ gen lợn Lũng Pù tại Viện Chăn nuôi cho biết tuổi động dục lần đầu là 192,00 ngày (6,4 tháng), Lợn Bản và lợn Lũng Pù có tuổi động dục lần đầu lần lượt là: 201,78 và 197,18 ngày (Đặng Hoàng Biên, 2016). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng biến động chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
* Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu sinh dục của lợn cái hậu bị, là thời gian con cái đó được sinh ra cho tời khi được phối giống lần đầu tiên. Xác định tuổi phối giống lần đầu của lợn để đạt được khối lượng cơ thể phù hợp bắt đầu cho cuộc đời sinh sản là hết sức quan trọng. Chỉ tiêu này phải đảm bảo lợn đã trải qua một đến hai lần động dục và khối lượng cơ thể phải đạt yêu cầu của giống. Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của lợn nái về sau, các giống lợn khác nhau chỉ tiêu này cũng khác nhau. Tuổi phối giống lần đầu quá sớm, khi cơ thể lợn nái chưa đạt đủ khối lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lứa đầu, nếu muộn sẽ làm giảm hiệu suất sinh sản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi phối giống lần đầu của lợn rừng Thái Lan là 237,50 ngày và lợn Móng Cái là 218,05 ngày, chỉ tiêu này ở hai giống lợn có sự sai là rõ ràng (P < 0,05). Tuổi phối giống lần đầu của lợn rừng Thái Lan là muộn hơn kết quả 229,5 và sớm hơn so với lợn rừng Việt Nam 251,5 ngày (Tăng Xuân Lưu và cs., 2010). Theo Đỗ Kim Tuyên và cs. (2007), tuổi phối giống lần đẩu ở lợn rừng là 7 – 8 tháng tuổi. Lợn rừng nhập từ Thái Lan được nuôi tại Ba Vì – Hà Nội có tuổi phối giống lần đầu tập trung vào 221 – 242 ngày tuổi (71,42%), cao nhất ở 221- 231 ngày tuổi (53,90%), sớm nhất là 210 ngày tuổi và muộn nhất là 272 ngày tuổi (Phùng Quang Trường và cs., 2015). Theo Giang Hồng Tuyến (2010), tuổi phối giống lần đầu của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại Hải Phòng là 236,34 ngày tuổi. Tuổi phối giống lần đầu của lợn Móng Cái và lợn Bản nuôi trong nông hộ vùng cao huyện Yên Châu tỉnh Sơn La được công bố là 188,20 và 180,30 ngày tuổi (Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008). Tuổi phối giống lần đầu của lợn Mẹo (280 ngày), lợn Lang Hồng (300 ngày), lợn
Sóc (330 ngày) (Nguyễn Thiện, 2006). Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), lợn Bản có tuổi phối giống lần đầu là 336,91 ngày. Vũ Ngọc Sơn và cs. (2012) cho biết lợn Ỉ có tuổi phối giống lần đầu ở 7 tháng tuổi, của lợn Lũng Pù là 270,00 ngày. Nghiên cứu của Quách Văn Thông (2009) trên lợn Bản nuôi tại Tân Lạc thì tuổi phối giống lần đầu là 280,02 ngày. Kết quả của Phạm Hải Ninh và cs. (2015) công bố trên lợn Hạ Lang có tuổi phối giống lần đầu là 235,65 ngày. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tuổi phối giống lần đầu của lợn rừng Thái Lan và lợn Móng Cái nằm trong khoảng biến động chung của loài lợn