Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 56 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối vớ

4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối vớ

4.1.2.Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối vớ

với lợn đực rừng Thái Lan qua các lứa đẻ

Việc nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn qua các lứa đẻ là rất quan trọng, giúp người chăn nuôi thấy được biến động ở năng suất sinh sản của lợn qua các lứa đẻ, từ đó nắm được mức độ sinh sản tốt xấu của từng nái để có biện pháp chọn lọc hay loại thải hợp lý và kịp thời. Năng suất sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ. Ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về năng suất sinh sản khác nhau.

Để thấy rõ ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái, phân tích của chúng tôi về giá trị trung bình bình phương, sai số tiêu chuẩn của các chỉ tiêu năng suất sinh sản từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ thứ 6 của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan. Kết quả được trình bày trên bảng 4.2 và bảng 4.3.

- Số con sơ sinh/ổ

Số con sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số trứng rụng và sự thành thục về khả năng sinh sản của lợn mẹ qua các lứa đẻ, chỉ tiêu này ở lứa 1 thường thấp hơn những lứa sau do lợn nái chưa thành thục về tính và thể vóc, số trứng rụng còn ít và tỷ lệ thụ thai chưa cao.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan nhân thuần qua các lứa đẻ

Các chỉ tiêu Lứa 1 (n=34) Lứa 2 (n=34) Lứa 3 (n=34) Lứa 4 (n=34) Lứa 5 (n=34) Lứa 6 (n=34)

± SE ± SE ± SE ± SE ± SE ± SE

Số con sơ sinh/ổ (con) 5,79d ± 0,43 8,18c ± 0,37 8,94b ± 0,32 9,29a ± 0,23 9,26a ± 0,16 8,97b ± 0,20 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 5,53d ± 0,44 7,88c ± 0,33 8,56b ± 0,31 8,94a ± 0,23 8,94a ± 0,22 8,56b ± 0,17 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 94,98 ± 2,21 96,87 ± 1,24 95,84 ± 1,12 96,22 ± 0,91 96,37 ± 1,59 95,80 ± 1,08 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 4,10e ± 0,35 5,68d ± 0,25 6,12b ± 0,23 6,28a ± 0,18 6,13b ± 0,17 5,98c ± 0,12 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 0,74 ± 0,02 0,72 ± 0,01 0,72 ± 0,02 0,71 ± 0,02 0,69 ± 0,01 0,70 ± 0,01 Số con cai sữa/ ổ (con) 4,94e ± 0,46 7,32d ± 0,34 7,97c ± 0,31 8,35a ± 0,20 8,15b ± 0,25 7,94c ± 0,24 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 32,21e ± 2,93 48,75d ± 2,49 52,91c ± 1,98 54,96a ± 1,76 54,45b ± 1,82 52,63c ± 2,07 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,73 ± 0,25 6,72 ± 0,18 6,71 ± 0,15 6,58 ± 0,15 6,70 ± 0,09 6,62 ± 0,16 Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) 98,00 ± 9,66 97,60 ± 4,86 95,79 ± 2,59 98,02 ± 4,12 90,03 ± 1,91 92,88 ± 2,21 Thời gian cai sữa (ngày) 54,94 ± 1,11 54,82 ± 2,24 53,18 ± 1,04 54,62 ± 0,98 54,76 ± 1,06 56,09 ± 0,78 TG ĐD trở lại sau CS (ngày) 5,41 ± 0,57 5,94 ± 0,65 6,35 ± 0,75 6,94 ± 0,58 7,29 ± 0,85

TG phối giống có chửa sau CS (ngày) 10,00 ± 1,23 10,62 ± 1,22 14,53 ± 2,44 14,56 ± 2,10 12,97 ± 1,69

KC giữa 2 lứa đẻ (ngày) 180,53 ± 1,64 181,00 ± 2,47 182,26 ± 2,32 184,35 ± 2,52 182,50 ± 2,11

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan qua các lứa đẻ

Các chỉ tiêu

Lứa 1 (n=39) Lứa 2 (n=39) Lứa 3 (n=39) Lứa 4 (n=39) Lứa 5 (n=39) Lứa 6 (n=39)

± SE ± SE ± SE ± SE ± SE ± SE

Số con sơ sinh/ổ (con) 8,41d ± 0,38 10,67c ± 0,35 11,08a ± 0,34 10,85b ± 0,28 11,18a ± 0,30 10,95b ± 0,35 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 8,21d ± 0,37 10,31c ± 0,32 10,69a ± 0,33 10,46b ± 0,27 10,62a ± 0,25 10,26c ± 0,33 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 97,51 ± 0,98 97,04 ± 0,95 96,55 ± 0,95 96,63 ± 0,96 95,35 ± 0,99 93,95 ± 1,20 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 5,61e ± 0,26 6,84b ± 0,27 7,08a ± 0,33 6,75c ± 0,27 6,68c ± 0,23 6,48d ± 0,21 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 0,69 ± 0,02 0,67 ± 0,02 0,66 ± 0,02 0,65 ± 0,02 0,63 ± 0,01 0,64 ± 0,02 Số con cai sữa/ ổ (con) 7,46e ± 0,38 9,31c ± 0,31 9,79b ± 0,34 9,74b ± 0,29 10,08a ± 0,27 9,15d ± 0,31 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 46,14e ± 2,50 61,32c ± 2,42 60,14d ± 2,58 61,81b ± 2,24 65,17a ± 1,94 60,11d ± 2,16 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,27 ± 0,19 6,64 ± 0,21 6,17 ± 0,17 6,38 ± 0,16 6,47 ± 0,09 6,58 ± 0,10 Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) 91,22 ± 2,48 91,15 ± 2,17 91,91 ± 1,90 93,36 ± 1,61 94,67 ± 1,12 89,73 ± 1,64 Thời gian cai sữa (ngày) 56,69 ± 1,04 56,05 ± 1,20 55,72 ± 1,00 54,13 ± 0,74 54,92 ± 0,73 54,82 ± 0,70 TG ĐD trở lại sau CS (ngày) 5,54 ± 0,50 6,08 ± 0,48 6,00 ± 0,38 6,44 ± 0,51 6,90 ± 0,65

TG phối giống có chửa sau CS

(ngày) 8,51 ± 0,85 9,56 ± 0,77 10,79 ± 1,49 12,51 ± 2,26 18,62 ± 3,29

KC giữa 2 lứa đẻ (ngày) 179,64 ± 1,46 180,10 ± 1,55 180,95 ± 1,78 180,85 ± 2,55 185,33 ± 4,71

Ghi chú: Trên cùng một hàng, nếu giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Bảng 4.2 và bảng 4.3, cho thấy số con sơ sinh của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái lan có cùng một xu hướng thấp nhất ở lứa 1, tăng dần ở lứa 2, đạt cao nhất ở các lứa 3, 4 và 5, đến lứa 6 có xu hướng giảm xuống. Cụ thể ở lợn rừng có số con sơ sinh/ổ thấp nhất lứa 1 là 5,79 con, cao nhất ở lứa 4 là 9,29 con, sang lứa 5 giảm nhẹ và giảm tiếp ở lứa 6.

Đối với lợn nái Móng Cái số con sơ sinh/ổ ở các lứa đều cao hơn so với lợn rừng Thái Lan, tuy nhiên nó cũng theo xu hướng thấp nhất ở lứa 1 và tăng dần qua các lứa sau đó và giảm ở lứa 6. Lứa 1 có số con sơ sinh cũng là thấp nhất 8,41 con, đạt cao nhất ở lứa 5 là 11,18 con. Theo Võ Văn Sự và cs. (2010), số con sơ sinh/ổ của lợn rừng Thái Lan trung bình cho lứa 1: 5,17 con và lứa 2 là: 6,67 con. Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) cho biết lợn rừng Thái Lan nhập nội ở lứa 1 đẻ 5,5 con; lứa 2 là 7,5 con, từ lứa 3 trở đi trung bình trên 8 con. Kết quả chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ qua các lứa biến động phù hợp với xu hướng trên đã được công bố trên lợn Hạ Lang (Phạm Hải Ninh và cs., 2015); lợn Bản Điện Biên (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010) và trên lợn Lũng Pù (Đặng Hoàng Biên, 2016).

- Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ, số lứa đẻ của lợn nái vfa công tác trợ sản của ngừi chăn nuôi. Kết qủa theo dõi số con sơ sinh sống/ổ ở lợn rừng tương ứng từ lứa 1 đến lứa 6 là: 5,53; 7,88; 8,56; 8,94; 8,94; 8,56 con. Ở lợn Móng Cái tương ứng là: 8,21; 10,31; 10,69; 10,46; 10,62; 10,26 con. Chỉ tiêu này ở lợn nái rừng thấp hơn lợn nái Móng Cái, cả hai cùng có chung một xu hướng thấp nhất ở lứa 1 tăng dần ở các lứa sau và ổ định ở các lứa từ 3 đến 5 và sau đó giảm ở lứa 6.

Kết quả này ở cả lợn nái rừng và lợn nái Móng Cái đều cao hơn so với lợn Bản Điện Biên được công bố bởi Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) cao hơn trên lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Lũng Pù từ lứa 1 đến lứa 6 tương ứng là: 6,61; 7,68; 7,95; 7,96; 7,61; 7,05 con/ổ và lơn Bản tương ứng là: 6,19; 7,64; 7,80; 8,15; 7,17; 6,79 con/ ổ) (Đặng Hoàng Biên, 2016). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trên đàn lợn Móng Cái nuôi tại Lào Cai và Hải Phòng tăng từ lứa 1 đến lứa 5 sau đó giảm dần từ lứa 6 đến lứa 8 (Giang Hồng Tuyến và cs., 2010).

* Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con

năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ chăm sóc nuôi dưỡng.

Từ kết quả thể hiện trên bảng 4.2 và 4.3 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái rừng từ lứa 1 đến lứa 6 tương ứng là 4,1; 5,68; 6,12; 6,28; 6,13; 5,98 kg, của lợn Móng Cái tương ứng là 5,61; 6,84; 7,08; 6,75; 6,68; 6,48 kg.

Khối lượng sơ sinh/con của lợn rừng Thái Lan qua các lứa đẻ từ 1 đến 6 lần lượt là: 0,74; 0,72; 0,72; 0,71; 0,69; 0,70 kg. Đối với lợn lai F1(RxMC) các chỉ tiêu này tương ứng là: 0,69; 0,67; 0,66; 0,65; 0,63; 0,64 kg. Như vậy khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn nái rừng Thái Lan thấp hơn ở lợn nái Móng Cái, nhưng khối lượng sơ sinh/con ở lợn rừng Thái Lan lại lớn hơn so với ở lợn lai F1(RxMC), điều này cho thấy khối lượng sớ sinh/con chịu ảnh hưởng của yếu tố giống ngoài ra nó còn phụ thuộc vào số con sơ sinh trong ổ.

Kết quả về khối lượng sơ sinh/con của lợn rừng và lợn lai F1(RxMC) ở theo dõi này cao hơn so với lợn Bản Điên Biên ở các lứa đẻ 1,2,3 tương ứng là; 0,51; 0,50; 0,53 kg (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010), lợn Bản từ lứa 1 đến lứa 6 tương ứng là: 0,39; 0,40; 0,44; 0,45; 0,45; 0,44 kg (Đặng Hoàng Biên, 2016).

* Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Số con cai sữa/ổ của lợn nái rừng từ lứa 1 đến lứa 6 tương ứng là: 4,94; 7,32; 7,97; 8,35; 8,15; 7,94 con, chỉ tiêu này ở lợn nái Móng Cái lần lượt từ lứa 1 đến lứa 6 là: 7,46; 9,31; 9,79; 9,74; 10,08; 9,15 con. Ỏ cả lợn nái rừng và lợn nái Móng Cái đều có xu hướng tăng dần từ lứa 2 đến lứa 5 sau đó thì giảm ở lứa 6.

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng suất sinh sản và khả năng nuôi con khéo của lợn nái. Xét chỉ tiêu này trên cả 2 loại lợn nái rừng và nái Móng Cái, lợn rừng có chỉ số này cao hơn so với lợn Móng Cái. Lợn rừng có chỉ tiêu này từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 98,00; 97,60; 95,79; 98,02; 90,03; 92,88%. Nhin chung, đây là tỷ lệ tương đối cao có sự đồng đều và có giảm thấp ở lứa 6 so với các lứa đẻ trước đó. Đối với lợn nái Móng Cái các chỉ tiêu nuôi sống đến cai sữa từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 91,22; 91,15; 91,91; 93,36; 94,67; 89,73% và chỉ tiêu này cũng giảm thấp ở lứa 6. Chỉ tiêu này ở cả lợn rừng và lợn Móng Cái đều cao hơn so với lợn Bản Hòa Bình (lứa 1: 82,78%; lứa 2: 89,29%; lứa 3: 87,29%) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009), tương đương với lợn Bản Điện Biên (lứa 1: 96,05%, lứa 2: 92,87%; lứa 3: 98,65%; lứa 4: 97,91%) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010).

Như vậy, năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với đực rừng Thái Lan thể hiện ở các chỉ tiêu số con, các chỉ tiêu về khối lượng biến động theo quy luật cùng có xu hướng tăng dần thấp nhất ở lứa 1 sau đó tăng dần ở các lứa tiếp theo và tới lứa 6 lại giảm xuống. Sự tăng giảm thành tích của đàn lợn nái là phù hợp với quy luật phát triển của lợn nái nói chung. Nắm được được quy luật này người chăn nuôi có thể có kế hoạch trong việc bổ sung và loại thải đàn nái khi năng suất sinh sản của con nái giảm xuống, điều này mang ý nghĩa quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất cho người chăn nuôi.

Hình 4.6. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của lợn nái rừng Thái Lan phối với lợn đực rừng Thái Lan theo lứa đẻ

Hình 4.7. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 56 - 62)