1.3. Ngƣời dùng tin và yêu cầu phục vụ ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Hà Nội
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin tại Thư viện Hà Nội
Căn cứ vào các nhóm đối tượng NDT đã chia ở trên, có thể đánh giá khái quát đặc điểm NCT của từng nhóm NDT tại Thư viện Hà Nội:
Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, sự cạnh tranh và những đòi hỏi thực tế của nền kinh tế thị trường ngày càng lớn khiến những nhà quản lý phải thật năng động và tinh tế mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân và của nhà trường, tổ chức của mình. Nhu cầu tin của nhóm ngày càng phong phú, sâu sắc hơn, đòi hỏi được thỏa mãn kịp thời và đáp ứng bằng những phương tiện hiện đại. Đây là nhóm NDT có số lượng không nhiều chiếm (12,3%) nhưng lại là thành phần có ảnh hưởng lớn tới hoạt động thông tin, là nhóm đối tượng được ưu tiên phục vụ trong các cơ quan Thông tin – thư viện.
Đặc điểm nổi bật của nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý là họ có cả quyền uy và sự tín nhiệm. Họ là những người có năng lực và trí tuệ, hiểu biết rộng về môi trường xung quanh, thông minh sáng tạo, biết phân tích xử lý thông tin để nhận biết thời cơ và nắm được thời cơ ấy. Đồng thời, họ có khả năng đánh giá nhận biết chính xác con người mà họ quản lý, có năng lực tổ chức. Ngoài ra nhóm NDT này có trình độ học vấn cao, ngoại ngữ tốt. Do tính chất công việc nên NCT của họ lớn, đa dạng về nội dung và hình thức, lượng thông tin ở diện rộng, khái quát trên mọi lĩnh vực khoa học, thông tin cần có chất lượng cao, có độ tin cậy, chọn lọc phù hợp.
Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ, giảng viên
Nhóm NDT này là những người làm công tác chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu. Nhu cầu tin của họ hướng tới các thông tin chuyên ngành, tập trung vào các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau. Với số lượng chiếm (21,7%), nhưng đây là lực lượng cán bộ nòng cốt quyết định tới quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường. Nhóm NDT này có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, ngoài tài liệu tiếng việt họ thường xuyên có nhu cầu tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài, nhóm NDT này thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học. Thông tin của nhóm người này cần là những thông tin về khoa học, giáo dục
thuộc các lĩnh vực chuyên môn đào tạo, từ điển, bách khoa toàn thư, các sổ tay, các sách tra cứu v.v được họ quan tâm nhiều.
Từ những đặc điểm này, các cán bộ thông tin – thư viện có thể thu thập được những thông tin có giá trị cao làm phong phú cho nguồn lực thông tin của Thư viện, những nguồn tài liệu, nguồn thông tin về các lĩnh vực mà nhóm đối tượng này quan tâm.
Nhu cầu tin của nhóm học sinh, sinh viên, học viên cao học.
Nhóm NDT này chiếm (43,2%) là thành phần chủ yếu của thư viện. Học viên cao học là nhóm đã tốt nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể do vậy thông tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu mang tính chất chuyên sâu phù hợp với chương trình học và đề tài nghiên cứu của họ. Đây là nhóm chủ động, sáng tạo, thích tìm hiểu cái mới, nhu cầu tin của họ đa dạng phong phú xuất phát từ yêu cầu và tính chất chuyên ngành đào tạo. Hầu hết đối tượng thuộc nhóm này là cán bộ vừa đi học vừa đi làm, rất hạn chế về thời gian nên đòi hỏi thư viện phải đáp ứng nhu cầu bằng các hình thức đặc thù như photo tài liệu hoặc mượn về nhà.
Học sinh, sinh viên: nhóm NDT này cũng có sự thay đổi về nhu cầu thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đáp ứng phương thức, đào tạo mới. Nhóm NDT này cần những thông tin cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Tùy theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp và bám sát chương trình đào tạo đó. Tuy nhiên nhu cầu thông tin của họ chính là trung tâm trong công tác phục vụ, Nhu cầu tin cho nhóm NDT này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí. Ngoài ra họ còn có nhu cầu tin về các lĩnh vực vãn hóa- xã hội và giải trí. Các thông tin không nhất thiết phải chuyên sâu nhưng đầy đủ , dễ đọc và dễ nắm bắt.
Từ những đặc điểm riêng của từng nhóm đối tượng như trên, đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm chắc NCT của NDT của từng nhóm cụ thể, để từ đó
có những phương hướng, biện pháp nhằm phục vụ đáp ứng phù hợp thỏa mãn NCT của từng nhóm đối tượng NDT.
Các đối tượng người dùng tin khác
Chiếm ( 22,8%) thông tin cần cung cấp cho nhóm này không cần sâu, có tính phổ cập, dễ tiếp nhận, phương tiện thông tin thuận lợi, dễ sử dụng và ở nhiều loại hình tài liệu khác nhau.
Từ thực trạng hoạt động công tác phục vụ NDT của Thư viện Hà Nội từ năm 2010 đến nay, tác giả đã nghiên cứu nhu cầu tin dưới nhiều góc độ khác nhau: từ số lượng thẻ cấp cho NDT đến lượt người sử dụng thư viện, lượt sách báo mà NDT sử dụng, để đánh giá một cách khách quan NCT của NDT TVHN và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ NDT.
Trước sự bùng nổ thông tin, sách báo tràn lan, internet phổ cập đến từng nhà, nhiều phương tiện thông tin hiện đại xuất hiện, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến bạn đọc va nhu cầu thông tin của họ. Họ có nhiều cách để tiếp cận thông tin, không ít người cho rằng văn hóa đọc đang bị mai một và lo sợ nó bị biến mất. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế (bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn) tại TVHN, cho thấy việc đọc sách của người dân là nhu cầu thiết yếu, không có kênh thông tin nào có thể thay thế được. Họ cho rằng đọc sách, báo đặc biệt là tiếp cận nguồn thông tin của thư viện là đáng tin cậy nhất, chính xác nhất và dễ sử dụng nhất đối với NDT.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra để tìm hiểu nhu cầu đọc của NDT tại khối phục vụ NDT TVHN và thu được kết quả rất khả quan: Tổng số 300 phiếu phát ra, gửi tới NDT thuộc các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã nhận lại được 285 phiếu trả lời, đạt 95% tổng số phiếu gửi đi. Trong đó nam giới là 122 phiếu chiếm 42,8%, nữ giới thu về 163 phiếu chiếm 57,2%. Phiếu điều tra đã thu về phân theo nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ như sau:
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý 35 phiếu chiếm 12,3%
Nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu 62 phiếu chiếm 21,7% Nhóm học sinh, sinh viên 123 phiếu chiếm 43,2%
Nhóm các đối tượng người dùng tin khác chiếm 65 phiếu chiếm 22,8% Qua phân tích phiếu điều tra cho thấy thành phần NDT đến TVHN ngày càng phong phú, đa dạng. Chiếm phần lớn số NDT đến thư viện là học sinh, sinh viên. Nhu cầu thông tin chủ yếu là sách, nghiên cứu tài liệu của họ có mục đích chính là bổ sung nâng cao kiến thức cho học tập, trang bị tri thức cho bản thân làm hành trang vào đời. Thống kê phiếu điều tra việc sử dụng thời gian đọc sách, kết quả cho thấy người dân thủ đô rất ham đọc sách, báo và tìm kiếm thông tin. Cụ thể như sau:
Ngƣời dùng tin Tổng số phiếu thu đƣợc
Từ 1-2 giờ Từ 2-3 giờ Từ 3-4 giờ Từ 4-5 giờ Trên 5h
SP Tỷ lệ (%) SP Tỷ lệ (%) SP Tỷ lệ (%) SP Tỷ lệ (%) SP Tỷ lệ (%) Lãnh đạo, quản lý 35 16 45,7 10 28,6 6 17,1 2 5,7 1 2,9 Cán bộ NC, GD 62 3 4,8 7 11,3 14 22,6 28 45,2 10 16,1 HS,SV 123 8 6,5 10 8,1 14 11,4 68 55,3 23 18,7 Đại chúng 65 7 10,8 27 41,5 15 23 12 18,5 4 6,2 Tổng số 285 34 11,9 54 18,9 49 17,2 110 38,6 38 13,3
Với bảng kết quả điều tra trên ta thấy, thành phần NDT khác nhau có thời gian sử dụng thư viện khác nhau. Như đã phân tích ở trên, học sinh sinh viên do nhu cầu học tập, nghiên cứu tài liệu nên họ sử dụng 4-5 giờ có số phần % cao nhất trong một ngày (55,3%), trong khi đó, nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý do công việc bận rộn chỉ có thể dành 1 đến 2 tiếng trong một ngày để cập nhật thông tin chiếm đến (45,7%) .
Thư viện Hà Nội là thư viện công cộng phục vụ đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, do đó lượng NDT là cán bộ hưu trí và các đối tượng khác cũng chiếm (22,8%), nhu cầu đọc sách báo, tra tìm thông tin, mức độ thường xuyên sử dụng thư viện cao, trung bình một ngày phòng báo tạp chí phục vụ hơn 200 người, lượt báo phục vụ trung bình 950 lượt báo và tạp chí. Họ thường dành 2-3 giờ để tra tìm tài liệu chiếm (41,5%). TVHN có phòng thiếu nhi phục vụ đối tượng là các cháu thiếu niên, nhi đồng, từ 6-15 tuổi, do thời gian học ở trường chiếm nhiều thời gian trong ngày, nên các cháu sử dụng thư viện chủ yếu ngoài giờ hành chính và đọc sách vào ngày thứ bảy trong tuần. Học sinh trung học cơ sở học nửa ngày nên thường dành 4-5 giờ đến thư viện học và tìm đọc các sách tham khảo phục vụ học tập cũng như các sách giải trí khác chiếm (55,3%).
Nghiên cứu và nắm bắt được NCT và thời gian sử dụng thư viện của từng nhóm NDT sẽ giúp cán bộ thư viện tìm ra phương thức để phục vụ NDT một cách tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu nhu cầu tin của NDT tại TVHN cho thấy: Khuynh hướng đọc sách để nâng cao trình độ, áp dụng vào công việc học tập, nghiên cứu cũng được quan tâm, việc đọc sách để nâng cao điều kiện sống, bổ sung kiến thức về chăm sóc sức khỏe, giải trí.... được hầu hết các nhóm đối tượng tìm đọc.
Loại hình tài liệu ngƣời dùng tin sử dụng
Ngày nay, loại hình tài liệu ngày càng phong phú, đa dạng, và sử dụng thuận tiện, NCT của người dùng tin ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Những thông tin được họ khai thác theo nhiều phương thức và ở nhiều loại hình khác nhau. Mỗi nhóm NDT sử dụng tài liệu với mục đích và nhu cầu khác nhau nên việc phục vụ cho nhu cầu tin của họ cũng khác nhau. Tác giả phát 300 phiếu (thu về 285 phiếu) điều tra tình hình sử dụng các loại tài liệu của NDT: Loại hình tài liệu Tổng số Đối tƣợng LĐ, QL NC,DG HS,SV Đại chúng Phiếu tỷ lệ % Sp tỷ lệ % Sp tỷ lệ % Sp tỷ lệ % Sp tỷ lệ % 285 95 35 12,3 62 21,7 123 43,2 65 22,8 Sách 273 95,8 30 85,7 60 96,8 123 100 60 92,3 Báo- tạp chí 178 69,5 30 85,7 48 77,4 62 50,4 38 58,4
Tài liệu tra cứu 125 43,9 15 42,9 42 67,8 60 48,9 8 12,3 Tài liệu điện tử 98 38 8 22,9 15 24,2 62 50,4 13 20 TL khác 75 26,3 9 25,7 12 19,4 48 39 6 9,2
Bảng 1.2. Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng
Qua số liệu thống kê của bảng 1.2 cho thấy phần lớn NDT của TVHN tìm thông tin qua sách chiếm (95,8%) . Báo và tạp chí thông tin cập nhật, ngắn gọn cũng là loại hình tài liệu NDT lựa chọn nhiều, nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý tìm tin qua báo – tạp chí chiếm (85,7%), cao nhất trong các nhóm NDT. TVHN có phòng Báo tạp chí riêng biệt để đáp ứng cao nhất nhu
cầu này của NDT. Tài liệu tra cứu là loại hình nhóm nghiên cứu, giảng dạy lựa chọn cao chiếm(67,8%).
Tài liệu điện tử như băng, đĩa, CSDL và thông tin trên mạng internet đã được NDT tiếp cận và nhu cầu sử dụng ngày càng cao chiếm (38%).
Tại Thư viện Hà Nội nhóm NDT khiếm thị sử dụng sản phẩm thông tin như băng, đĩa tương đối nhiều (20%), bằng hình thức phục vụ luân chuyển băng đĩa xuống cơ sở. Nhóm NDT là sinh viên và những nhà nghiên cứu có trình độ về công nghệ thông tin và do yêu cầu công việc nên việc thường xuyên sử dụng loại hình tài liệu này chiếm (50,4%), cán bộ nghiên cứu giảng dạy chiếm (24,2%). TVHN đang tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công tác phục vụ NDT, triển khai dự án tin học hóa trong hoạt động thư viện.
Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Trong thời đại hiện nay, ngoại ngữ là rào cản lớn nhất trong việc giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu không giỏi ngoại ngữ thì không thể tiếp cận các nguồn thông tin mới, công nghệ mới cũng như chia sẻ nguồn lực thông tin Vì vậy, NDT thường xuyên phải học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.
Ngôn ngữ tài liệu Tổng số Đối tƣợng LĐ, QL NC,DG Hs,SV Đại chúng Số phiếu thu đƣợc tỷ lệ % Sp tỷ lệ % sp tỷ lệ % sp tỷ lệ % Sp tỷ lệ % Số phiếu phát ra: 300 285 95 35 12,3 62 21,7 123 43,2 65 22,8 Tiếng Việt 262 91,9 33 94,3 44 71 120 97,6 65 100 Tiếng Anh 102 35,8 12 34,3 28 45,2 48 39 6 9,2 Tiếng Pháp 50 17,5 6 17,1 22 35,5 20 16,3 2 3,07 Tiếng Nga 45 15,6 7 20 26 41,1 8 6,5 4 6,1 Tiếng Trung Quốc 54 18,9 8 22,9 28 45,2 14 11,4 4 6,2 Ngôn ngữ khác 10 3,5 2 5,7 4 6,4 4 3,2 0 0
Qua phiếu thăm dò NCT của NDT tại Thư viện cho thấy ngôn ngữ chính được NDT sử dụng vẫn là tiếng việt chiếm (91,9%), tiếp đó là Tiếng anh với (35,8 %), vì ngày nay với thời đại thông tin bùng nổ, Tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết cho mọi ngành nghề, cũng theo xu thế hiện nay thì tài liệu tiếng anh thường được cập nhật thông tin mới hơn các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác. Tiếp theo đó là nhu cầu sử dụng tiếng Trung Quốc (18,9%). Còn nhu cầu sử dụng Tiếng Pháp, Tiếng Nga và ngôn ngữ khác là hạn chế.
Nhóm người dùng tin sử dụng Tiếng Anh nhiều nhất là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy với (45,2%), nhóm sử dụng Tiếng việt nhiều nhất là nhóm NDT đại chúng chiếm (100%).
Có thể nói, nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của NDT, nhu cầu tin càng được thỏa mãn thì càng phát triển ở mức cao hơn, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, đối tượng NDT của TVHN rộng rãi - mọi công dân sống và làm việc tại thủ đô, do đó NCT của họ rất lớn và đa dạng. Nghiên cứu N DT và NCT của họ là việc làm hết sức cần thiết, để từ đó đề ra những định hướng, biện pháp phù hợp nhằm thỏa mãn các yêu cầu đó một cách tốt nhất, là nhiệm vụ trung tâm của TVHN trong giai đoạn hội nhập và phát triển của Thủ đô Hà Nội.