Nhìn vào biểu đồ cho thấy, sách văn học nghệ thuật chiếm đến 40%, sách khoa học tự nhiên chiếm 15%, sách khoa học kỹ thuật - ứng dụng chiếm 20%. sách chính trị xã hội chiếm 15%, sách thuộc các môn loại khác chiếm 10%.
40%
15% 20%
10%
Tỷ lệ các môn loại sách trong phòng Mƣợn tự chọn
Sách Văn học nghệ thuật Sách khoa học tự nhiên Sách khoa học kỹ thuật - Ứng dụng Sách thuộc các môn loại khác
Các tài liệu phòng mượn tự chọn chiếm phần lớn là các tác phẩm văn học, sách khoa học thường thức, sách tham khảo, học tập. Sách phòng mượn phục vụ chủ yếu cho nhu cầu học tập và giải trí tại nhà nên đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo đối tượng NDT. Việc lựa chọn sách dựa trên nhu cầu và thị hiếu của NDT. Phòng mượn có sổ yêu cầu ghi lại những tên sách NDT quan tâm để bổ sung sách sát với yêu cầu của NDT. Qua thống kê cho thấy sách văn học nghệ thuật và tài liệu học tập thường được mượn nhiều nhất.
Bên cạnh đó , cơ sở vật chất phòng mượn rất tốt, p òng được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, điều hòa nhiệt độ, giá sách mới, camera...Nên mỗi ngày phòng mượn thu hút từ 300 đến 400 người đến mượn sách. Phòng mượn được bố trí theo phương thức kho mở nên NDT được trực tiếp tiếp cận tài liệu và lựa chọn theo ý muốn chủ quan của họ, mà không phải qua cán bộ thư viện. Cán bộ phòng mượn tự chọn rất vất vả, vì họ vừa phải quan sát NDT, vừa phải ghi sách cho NDT mượn, sau đó phải liên tục sắp xếp sách trả lên giá và sách NDT để xáo trộn khi tìm tài liệu và ngoài ra cán bộ thư viện còn phải trả lời thông tin khi NDT yêu cầu.
Vốn tài liệu trong kho được thể hiện qua CSDL máy tính và thư mục giới thiệu sách mới, nhưng thực tế NDT ít sử dụng, họ thường hỏi cán bộ thư viện và chọn sách trực tiếp trong kho. Với phương thức kho mở, phòng mượn được tổ chức sắp xếp theo môn loại tri thức đúng trật tự khung phân loại.
Hiện nay, phòng mượn đang áp dụng phần mềm Libol6.0 vào việc phục vụ NDT. Quy trình sử dụng dịch vụ đều thông qua phân hệ lưu thông của phần mềm. Mỗi cuốn sách có gắn một mã vạch quét thẻ và mã vạch trên sách, số đăng ký cá biệt của cuốn sách được lưu trên máy, màn hình sẽ thông báo những thông tin về cá nhân như: tên NDT, số thẻ, địa chỉ, tên, số sách đã mượn...sau đó, máy in phiếu sẽ tự động in ra một phiếu ghi đầy đủ thông tin đó, cán bộ thư viện đưa cho NDT ký nhận. Khi trả, NDT xuất trình thẻ, cán bộ thư viện vào mục ghi trả và đọc mã vạch trên sách và kết thúc việc trả tài
liệu. Trên máy tính sẽ báo tình trạng mượn trả tài liệu của NDT. Qua đó, cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phương thức phục vụ NDT sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, hạn chế tình trạng nhầm lẫn khi mượn trả tài liệu.
2.1.3. Tổ chức phục vụ người dùng tin theo hình thức kho bán kín, bán mở
Hiện nay, TVHN áp dụng tổ chức phục vụ NDT tại phòng Báo - Tạp chí và phòng đọc - mượn thiếu nhi theo phương thức kho bán kín, bán mở dựa vào các yếu tố sau:
- Bản chất của loại hình tài liệu mang tính cập nhật hay có tính lịch sử (phải lưu trữ lâu dài).
- Quy mô vốn tài liệu và mặt bằng lưu trữ
- Bảo quản tài liệu: hạn chế việc hư hại tài liệu do cầm nắm, mang xách và giảm bớt những phí tổn đóng lại bìa tài liệu, cũng như những khó khăn khi phải phô tô thay thế lại tài liệu.
- Đáp ứng đủ nhân sự để phục vụ NDT
Phục vụ ngƣời dùng tin tại phòng Báo - Tạp chí.
Phòng Báo - Tạp chí tại TVHN được hình thành từ ngày đầu thành lập đến nay, thường xuyên thu hút sự quan tâm tìm đọc của NDT Thủ đô. Báo, tạp chí là loại tài liệu mang tính thông tin nhanh, có tính thời sự cao và được xuất bản định kỳ. Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và đáp ứng nhu cầu tin, TVHN đã tổ chức phục vụ N DT tại phòng Báo - Tạp chí theo hình thức kho bán kín, bán mở.
Phòng Báo - tạp chí được tổ chức dưới dạng kho mở cho tất cả báo, tạp chí nhập trong năm. Hiện nay, kho báo được bổ sung bằng nhiều nguồn khác nhau: mua qua bưu điện, tặng biếu, nộp lưu chiểu và trao đổi. Ngôn ngữ chủ yếu bằng tiếng Việt, một số ít là tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc...
Báo, tạp chí nhập vào thư viện bằng nguồn kinh phí ngân sách là chủ yếu. Hàng năm, thư viện đặt mua hơn 450 tên báo và tạp chí. Gồm nhiều loại:
báo, tạp chí ra hàng ngày, tuần san, nguyệt san, tạp chí xuất bản theo quý, năm. Hiện nay, ngành phát hành báo chí rất phát triển, ngoài tên báo chính họ xuất bản rất nhiều loại báo, tạp chí phụ san, đặc san chủ yếu xoay quanh nội dung làm đẹp, thời trang, ẩm thực, mỹ thuật...đòi hỏi người cán bộ bổ sung phải thận trọng khi đặt mua báo, tạp chí hạn chế sự trùng lặp về nội dung.
Kho mở báo, tạp chí được chia theo ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Việt và ngoại văn. Trong đó lại xếp theo loại hình tài liệu: Báo và tạp chí. Để phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin nhanh hàng ngày, phòng Báo tổ chức sắp xếp báo phát hành hàng ngày một giá riêng cho NDT tiện sử dụng. NDT được tiếp cận trực tiếp với vốn tài liệu phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất tốt, phòng có máy điều hòa không khí, ánh sáng tốt nên phòng Báo - tạp chí luôn thu hút đông đảo NDT đến Thư viện. Đây là một trong những phòng có lượt NDT cao nhất Thư viện. Qua kết quả điều tra cho thấy phòng báo, tạp chí đã đáp ứng tốt nhu cầu tin của NDT tại thư viện.
Đối tượng đến đọc báo - tạp chí rất đa dạng. Ngoài cán bộ, công nhân viên chức và các cụ hưu trí còn có các em học sinh, sinh viên sau những giờ học, nghiên cứu tài liệu từ phòng đọc, phòng ngoại văn đã tìm đến phòng Báo - tạp chí để đọc báo, tạp trí để giải trí, tìm kiếm thêm những thông tin thời sự mang tính cập nhật, bổ sung kiến thức về nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, lượt báo tạp chí luân chuyển là rất lớn. Theo thống kê từ số phiếu điều tra thì thành phần NDT sử dụng báo tạp chí chiếm tỷ lệ như sau:
Cán bộ, công nhân viên: 20% Học sinh, sinh viên: 25% Hưu trí: 45%
Biểu đồ 2.2: Thành phần người dùng tin phòng đọc Báo - tạp chí.
Kho kín báo tạp chí được sắp xếp liên hoàn ngay sau các giá báo của kho mở. Vốn tài liệu kho kín báo - tạp chí là 3358 tập rất có giá trị, có những tên báo, tạp chí được lưu trữ từ năm 1954, là một trong những dạng tài liệu quý hiếm của thư viện. Kho được tổ chức sắp xếp rất khoa học: Báo và tạp chí đóng bìa theo từng quý, từng năm, được chia theo 3 khổ, tính theo chiều xếp đứng của tài liệu: khổ lớn(50cm trở lên), khổ vừa(từ 30cm đến 50cm) và khổ nhỏ (dưới 30cm). Trong từng khổ, báo và tạp chí được sắp xếp theo thời gian, trong từng năm, tên báo, tạp chí xếp theo thứ tự chữ cái. Việc chia theo khổ báo và xếp theo thời gian đã tiết kiệm được diện tích và tính thẩm mỹ cao, kho báo luôn ngăn nắp, rất thuận tiện cho cán bộ khi tra tìm tài liệu cho NDT.
Hiện nay, NDT tra tìm tài liệu qua hệ thống mục lục chữ cái là chủ yếu. Thư viện đang tiến hành xây dựng CSDL tên báo, tạp chí, lập CSDL các bài trích báo, tạp chí, làm mục lục chuyên đề để phục vụ độc giả tốt hơn.
20%
25% 45%
10%
Thành phần ngƣời dùng tin tại phòng Báo - Tạp chí
Phòng Đọc - Mƣợn thiếu nhi
Hiện nay, phòng Đọc- Mượn thiếu nhi được bố trí tại tầng 4 của tòa nhà 9 tầng tại 47 Bà triệu. Với diện tích hơn 250,2, trong đó phòng đọc có hơn 60 chỗ ngồi, phòng mượn có 20 giá sách, đầy đủ các môn loại tri thức dành cho các em. Phòng đọc - mượng liên thông, được lắp điều hòa không khí, sạch sẽ, khang trang. Các trang thiết bị chuyên dụng của thư viện như bàn, ghế, giá, tủ được đầu tư mới, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với mục đích sử dụng của Thư viện dành cho thiếu nhi.
Để tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian sử dụng thư viện, phòng mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7, phòng đọc phục vụ theo giờ hành chính, phòng mượn phục vụ từ 9h đến 18h, để các em có thời gian mượn sách sau giờ đi học về. Công tác phục vụ bạn đọc ở phòng đọc - mượn thiếu nhi được tổ chức theo hai hình thức: đọc tại chỗ và mượn về nhà.
- Phòng đọc: gồm 75.889 cuốn (sách tiếng Việt và ngoại văn) phòng đọc có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tào liệu cùng các nguồn thông tin khác nhau phục vụ cho nhu cầu tin và thỏa mãn nhu cầu tin của các em thiếu nhi ngay tại thư viện. Hiện nay, tài liệu trong kho phòng đọc được tổ chức theo hình thức bán kín, bán mở:
+ Kho kín: tổng số vốn tài liệu có 25.032 cuốn sách, được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt. Người dùng tin chọn tài liệu gián tiếp qua hệ thống mục lục truyền thống hoặc mục lục trên máy (CSDL) sau đó ghi phiếu yêu cầu và cán bộ thư viện sẽ thực hiện các thủ tục cho NDT mượn tài liệu đọc tại chỗ.
+ Kho mở: tổng số vốn tài liệu có 50.116 cuốn. NDT trực tiếp vào kho sách chọn những tài liệu mình cần và đưa ra bàn đọc tại chỗ, sau khi đã làm thủ tục với cán bộ thư viện.
- Phòng mượn: Tổng số vốn tài liệu gồm: 57.203 cuốn. Phòng mượn được tổ chức trương tự như phòng đọc nhưng với số lượng tài liệu lớn hơn và
đối tượng sử dụng bao gồm cả NDT cá nhân và NDT tập thể. Người dùng tin mỗi lần có thể mượn 2 cuốn sách trong vòng 15 ngày.
Vốn tài liệu của phòng Đọc - Mượn thiếu nhi chủ yếu là tài liệu quốc văn. Tuy nhiên để hỗ trợ cho các em học ngoại ngữ, phòng còn có thêm tài liệu tiếng nước ngoài, chủ yếu là tài liệu tiếng Anh.
Đến nay, vốn tài liệu ngoại văn dành cho thiếu nhi gồm: 5.270 cuốn, chủ yếu là các sách được tài trở bởi Quỹ Châu Á, các đại sứ quán như Sứ quán Pháp, Hội đồng Anh...do đó sách chủ yếu được xuất bản ở nước ngoài, nên chất lượng in ấn rất cao, hình thức đẹp, nhiều tranh ảnh minh họa phù hợp với lứa tuổi và sở thích, tâm lý của các em.
Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay cơ cấu vốn tài liệu của phòng Đọc - Mượn thiếu nhi đã lên tới 90.107 bản sách, 11 tên báo, tạp chí với hàng vạn bản, gần 200 băng từ, đĩa mềm, đĩa CD - ROM.
Với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, vốn tài liệu phong phú, đa dạng, cùng với sự phục vụ nhiệt tình, thân thiện của cán bộ thư viện, hàng năm phòng Đọc - Mượn thiếu nhi đã thu hút hàng ngàn thiếu nhi Thủ đô đến làm thẻ, hàng vạn lượt NDT đến đọc sách với hàng trăm nghìn lượt sách luân chuyển. Hiện nay, tính trung bình một ngày phòng phục vụ hơn 100 em đến đọc và mượn tài liệu. Lượt sách luân chuyển là 400lượt/1 ngày. Vào dịp hè, phòng Đọc - Mượn thiếu nhi là sân chơi, là trường học thứ hai của các em. Thư viện thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền giới thiệu sách thu hút hàng trăm em thiếu nhi đến tham dự. Các em được gặp gỡ giao lưu với các tác giả và nói lên những suy nghĩ của mình. Những hoạt động này làm phong phú thêm công tác phục vụ đối tượng thiếu nhi, đem lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ nói chung và hoạt động thư viện nói riêng.
2.1.4. Tổ chức phục vụ người dùng tin theo hình thức khác.
Luân chuyển sách đến cơ sở
Cùng với việc tổ chức phục vụ tại chỗ. TVHN rất quan tâm đến phát triển mạng lưới thư viện cơ sở. Công tác luân chuyển sách xuống địa bàn dân
cư địa phương đã được TVHN thực hiện từ những năm kháng chiến chống Mỹ, với phong trào “Túi sách tri thức”, “ Tủ sách trên vai” sách đã được mang xuống từng trận địa, phục vụ bộ đội và người dân địa phương, góp phần xứng đáng vào việc động viên tinh thần chiến đấu, đáp ứng nhu cầu tin, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội và người dân địa phương.
Để phục vụ nhu cầu tin ngày càng tăng của người dân ở cơ sở, từ năm 2003, Thư viện Hà Nội đã xây dựng kho sách lưu động và triển khai luân chuyển sách báo về cơ sở, nhằm khắc phục khó khăn cho các thư viện quận, huyện và các thư viện tủ sách cơ sở còn thiếu điều kiện trong công tác bổ sung sách báo phục vụ NDT của địa phương mình. Luân chuyển sách báo về cơ sở chính là đã mở rộng việc đọc sách báo xuống các cộng đồng, góp phần tạo cho người dân thói quen đọc sách, coi đó là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày. Luân chuyển sách báo còn góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực cho mọi tầng lớp nhân dân.
Thư viện Hà Nội đã tổ chức tốt việc luân chuyển sách, phục vụ lưu động tại cơ sở, triển khai thành công phong trào thiếu nhi tham gia thi tuyên truyền, giới thiệu sách hè – đổi mới hình thức liên hoan chung khảo.
Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Số thẻ 5766 5748 5226 5050 6100 Lƣợt NDT 262912 178469 192320 138628 165500 Lƣợt sách luân chuyển 870211 837145 961600 648560 662000
Dự án “Thư viện lưu động - Bánh xe tri thức” ra mắt tại Hà Nội năm 2010. Dự án do Quỹ Quốc tế Singapore xây dựng và quản lý với sự hợp tác của Thư viện Hà Nội. Với mức chi phí 100.000 USD. Theo đó, Dự án đã được triển khai tại 10 xã ngoại thành Hà Nội (gồm Phú Nghĩa, Bạch Thạch, Nồi, Thắng Tri, Lương Châu, Chu Sơn, Hoàng Xá, Đại Đồng, Phù Lưu và Nam Hồng). Đây là những xã nghèo, có nhiều hộ gia đình thu nhập hàng tháng chưa đến 900.000 đồng.
Khoảng 4.000 trẻ em sẽ được hưởng những lợi ích thiết thực từ dự án này. Mục tiêu của Dự án này là mang sách, truyện, dụng cụ học tập, trò chơi giáo dục và máy tính kết nối Internet đến với trẻ em ở các vùng ngoại thành Hà Nội.
Thư viện điện tử lưu động được trang bị hơn 1.500 đầu sách, truyện tiếng Việt và tiếng Anh, các đồ chơi và trò chơi giáo dục cũng như 6 bộ máy vi tính hiện đại có kết nối Internet sẽ luân phiên đi đến 10 xã này vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần để phục vụ nhu cầu đọc sách và kết nối Internet của thiếu nhi xă .
Hàng tuần cùng với cán bộ Thư viện Hà Nội, đội ngũ tình nguyện viên Singapore và tình nguyện viên của Keppel Land sẽ tham gia vào các hoạt động như: kể chuyện, hướng dẫn các em sử dụng máy và các phương tiện truyền thông đa phương tiện. Đặc biệt, thông qua các hoạt động của Thư viện lưu động, các em sẽ được nâng cao văn hoá đọc và khả năng tự nghiên cứu học hỏi.
Thư viện điện tử lưu động đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao tri